Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Chuỗi cung ứng xe điện: Cơ hội cho những ai nắm bắt và thích ứng nhanh!

Tin tức mới
26/04/2025 20:15
Mục lục

Xe điện (EV) không còn là xu hướng mà đã trở thành “cuộc đua” toàn cầu với sự tham gia của các cường quốc công nghiệp.

Chuỗi cung ứng xe điện EV đang thay đổi nhanh chóng, với sự “trỗi dậy” của Nam Phi, Indonesia và sự mở rộng của Trung Quốc. Phương Tây cũng như các nước khác cần thích nghi nhanh với mô hình mới, từ công nghệ pin đến phần mềm AI. Cuộc đua vẫn tiếp diễn, và chỉ những quốc gia, doanh nghiệp có chiến lược linh hoạt mới có thể chiếm ưu thế trong thời đại xe điện.

 asset_image

Trung Quốc hiện kiểm soát 70% doanh số pin EV toàn cầu và có hệ sinh thái sản xuất hoàn chỉnh

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025, các chuyên gia đã đưa ra góc nhìn sâu sắc về chuỗi cung ứng xe EV, với Nam Phi và Indonesia nổi lên như những “nhân tố mới”, trong khi Trung Quốc vẫn duy trì vị thế thống trị.

Nam Phi Và Indonesia – Những “Tay Chơi Mới” Trong Cuộc Đua EV

Nam Phi coi ngành ô tô là trụ cột kinh tế, chiếm 15% GDP và tạo ra khoảng 400.000 việc làm. Với lịch sử lắp ráp các dòng xe từ Nhật, Mỹ và Đức, quốc gia này đang đặt cược lớn vào EV. Năm 2024, Nam Phi sản xuất 1.000 xe điện, tăng 22% so với năm trước, với dự báo thị trường đạt 101 triệu USD trong năm 2025.

Tuy nhiên, một trở ngại lớn là vấn đề điện năng. Trước đây, Nam Phi gặp khó khăn với tình trạng cắt điện, nhưng hơn 300 ngày qua không có sự cố mất điện nào, tạo điều kiện cho ngành EV phát triển. Dù vậy, sự chuyển đổi vẫn có thể mất thời gian, và xe lai (hybrid) có thể là giai đoạn trung gian cần thiết. Chính phủ Nam Phi cũng đầu tư vào công nghệ pin và công nghệ than sạch, tận dụng trữ lượng than dồi dào để giảm phát thải.

Theo Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Nam Phi: “Chúng tôi đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu và sản xuất pin thế hệ mới, không chỉ để phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, biến Nam Phi thành trung tâm sản xuất EV của châu Phi.”

Indonesia không chỉ có quyết tâm mà còn sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào cần thiết cho ngành pin EV, với 22% trữ lượng nickel toàn cầu, cùng thiếc, đồng và bauxite. Ngoài ra, quốc gia này có tiềm năng năng lượng tái tạo, dự kiến phát triển 100 GW năng lượng xanh trong vòng 15 năm tới.

Chính phủ Indonesia không chỉ muốn xuất khẩu tài nguyên thô mà còn hướng đến phát triển chuỗi cung ứng toàn diện, cung cấp vật liệu pin cho cả Trung Quốc, châu Âu và Mỹ.

Theo Anin Bakre, CEO của Bakri and Brothers: “Indonesia là nhà cung cấp công bằng cho tất cả các thị trường. Chúng tôi không chỉ xuất khẩu khoáng sản mà còn đặt mục tiêu trở thành tiêu chuẩn vàng trong chế biến vật liệu pin.”

Trung Quốc: Thống Trị Và Đang Mở Rộng 

Trung Quốc hiện kiểm soát 70% doanh số pin EV toàn cầu và có hệ sinh thái sản xuất hoàn chỉnh. Các công ty như CATL không chỉ sản xuất pin trong nước mà còn mở rộng tại Đức, Hungary, Tây Ban Nha và Indonesia.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định sự thống trị này không thể kéo dài mãi mãi. Với sự mở rộng của thị trường EV trên toàn cầu, chuỗi cung ứng pin sẽ ngày càng phân tán hơn.

Jean Pan, Phó chủ tịch CATL, nhấn mạnh: “Việc sản xuất EV không thể bị độc quyền bởi một quốc gia. Khi thị trường mở rộng, chuỗi cung ứng sẽ lan tỏa ra nhiều khu vực hơn, từ Đông Nam Á đến châu Âu và Mỹ.” 

Việt Nam không “chậm chân”

Cụ thể Việt Nam đang nổi lên như là một trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng EV của khu vực ASEAN. Nhà nước ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện cho xe điện, khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc với chiến lược chuyển đổi năng lượng sạch, giao thông xanh đến năm 2050. Mục tiêu là thúc đẩy sản xuất trong nước và thu hút FDI công nghệ cao. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam mới chỉ có Vinfats của Vingroup tham gia sản xuất từ pin đến sản xuất và lắp ráp xe điện; TMT Motors liên doanh với SGMW để tham gia sản xuất và lắp ráp, phân phối xe điện thương hiệu xe điện hàng đầu thế giới Wuling. Omoda & Jaecoo (Chery) liên doanh với Geleximco vào tháng 4 năm 2024 để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe mang thương hiệu Omoda & Jaecoo. Trong khi, các thương hiệu khác mới chỉ phân phối xe qua các công ty thương mai, các đại lý, showroom,…

Ngành sản xuất xe điện tại Việt Nam ngoài pin Việt Nam đang thu hút nhiều tập đoàn lớn trong chuỗi cung ứng xe điện như LG, Samsung SDI, Panasonic, CATL (Trung Quốc) đầu tư vào sản xuất pin và linh kiện, Foxconn, GoerTek, Pegatron mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử trongg ô tô. Bosch, ZF (Đức) có nhà máy và trung tâm nghiên cứu R & D tại Việt Nam.

Tại Mỹ và châu Âu, sự chậm trễ trong phát triển công nghệ phần mềm cho xe điện đã khiến các hãng truyền thống gặp khó khăn. Tesla vẫn là hãng duy nhất có lợi nhuận, trong khi nhiều công ty khác chứng kiến sự sụt giảm về giá cổ phiếu hoặc phá sản.

Jacob Staz Holm, CEO Rio Tinto, nhận định: “Ngành ô tô phương Tây đang trải qua một thay đổi mang tính cấu trúc. Nếu không thích ứng nhanh, họ có thể bị bỏ lại phía sau.”. Từ năm ngoái, nền kinh tế lớn nhất châu Á đang có những ảnh hưởng sâu sắc trong lĩnh vực sản xuất pin, khiến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu lúc này hay lúc khác phụ thuộc vào các đối tác Trung Quốc. Các nhà sản xuất pin của đất nước tỷ dân cung cấp khoảng 80% pin trên toàn thế giới, được hỗ trợ bởi chuỗi khai thác và xử lý ngày càng nắm giữ vị trí không thể tách rời.

Tương Lai Của Công Nghệ Pin Và Chuỗi Cung Ứng

Pin EV đang bước vào kỷ nguyên mới với sự chuyển dịch từ pin Nickel-Cobalt-Manganese (NCM) sang pin Lithium Iron Phosphate (LFP). Loại pin này không phụ thuộc vào nickel và cobalt, giúp giảm sự độc quyền tài nguyên.

Jean Pan của CATL dự đoán: “Trong vòng 3 năm tới, 70% thị trường pin EV sẽ là pin LFP, thay thế phần lớn NCM. Công nghệ này giúp giảm giá thành và tăng tính bền vững.” Các công ty khai khoáng như Rio Tinto đang đầu tư mạnh vào lithium, với dự báo nhu cầu sẽ tăng gấp 5 lần trong 15 năm tới.

Norbert Wiest, Tổng giám đốc của SW China, công ty con của nhà sản xuất thiết bị máy móc SW Đức, nhận định: "Ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc vươn ra toàn cầu là hợp lý. Lịch sử đã chứng minh mọi nền kinh tế có tầm ảnh hưởng và phát triển nhanh chóng đều nhờ mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn.” 

Cũng theo Wiest, mức giá cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc xuất phát từ công nghệ tiến bộ và quy mô sản xuất lớn. Hiện nay, nhiều khách hàng của SW tại Trung Quốc là nhà cung ứng cấp một (tier-1) cho các công ty sản xuất phụ tùng gốc. Trong hai năm qua, chi nhánh của SW tại Hungary đã ghi nhận sự bùng nổ về kinh doanh, phần lớn nhờ các đơn hàng từ công ty sản xuất phụ tùng ôtô Trung Quốc có cơ sở sản xuất ở nước sở tại. Trong khi đó, khoảng 40% thu nhập toàn cầu của SW trong năm 2023 đến từ các đơn hàng Trung Quốc.

Ngoài SW, EMAG Group – tập đoàn sản xuất máy công cụ của Đức - cũng cho biết sẽ khai thác các cơ hội từ thị trường NEV. Markus Clement, Giám đốc điều hành toàn cầu của EMAG Group đánh giá Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc toàn cầu của EMAG và hãng sẵn sàng ủng hộ đối tác Trung Quốc ở thị trường nội địa và quốc tế.

Chen Shihua, Phó tổng thư ký của Hiệp hội các nhà sản xuất xe Trung Quốc CAAM lý giải, với tình trạng phi toàn cầu hóa và tình hình địa chính trị phức tạp như hiện nay, khách hàng nước ngoài dù là đại lý hay nhà sản xuất, sẽ lưu tâm hơn đến vấn đề an toàn của chuỗi cung ứng thay vì chi phí. Họ sẽ ưu tiên các nhà cung cấp NEV hoặc phụ tùng ôtô có khả năng sản xuất ở những nơi có vị trí thuận lợi.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận