Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Quy trình bảo dưỡng phanh xe ô tô và những thời điểm cần bảo dưỡng

Tin chuyên ngành
26/04/2024 12:00

Trong quá trình sử dụng, hệ thống phanh trên xe ô tô bị hao mòn và hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, việc trang bị kiến thức về bảo dưỡng phanh xe ô tô đúng cách là tối quan trọng đối với chủ xe. Trong nội dung bài viết này, Wuling EV Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn quy trình bảo dưỡng phanh cho xe ô tô chi tiết nhất.

1. Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng phanh ô tô

Hệ thống phanh trên xe ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe. Bộ phận này có tác dụng làm giảm tốc độ và dừng xe trong các trường hợp cần thiết. 

Hệ thống phanh là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe ô tô

Hệ thống phanh là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe ô tô

Sau một thời gian sử dụng, phanh xe ô tô bị xuống cấp, bào mòn là điều khó tránh khỏi. Do vậy, việc bảo dưỡng phanh xe ô tô định kỳ, thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

  • Đảm bảo vận hành ổn định: Việc bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ sẽ cải thiện khả năng xử lý, vận hành của xe. Đồng thời giúp xe di chuyển tại những khúc cua gấp dễ dàng hơn.
  • Đảm bảo an toàn cho người lái: Phanh xe an toàn, không bị trục trặc lỗi kỹ thuật sẽ giúp người lái dừng xe kịp thời. Đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp. Từ đó, đảm bảo an toàn cho cả người lái cũng như các hành khách khác trên xe.
  • Tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh: Luôn tuân thủ việc bảo dưỡng phanh ô tô định kỳ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp phát hiện ra những hư hỏng liên quan đến hệ thống phanh như mòn đĩa, mòn má phanh. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và sửa chữa kịp thời.

Có thể nói, việc hiểu cách thức và quy trình bảo dưỡng phanh ô tô đóng vai trò rất quan trọng. Đây còn là điều tất yếu mà bất kỳ ai đang sử dụng phương tiện này đều phải nắm rõ. Phanh xe chính là một “tấm áo giáp” vô hình giúp chúng ta yên tâm hơn trên một chặng hành trình.

2. Khi nào cần bảo dưỡng phanh xe ô tô?

“Của bền tại người”. Do vậy, trong quá trình sử dụng và điều khiển phương tiện, nếu phanh xe ô tô gặp phải một số trục trặc thì đó cũng chính là lúc chúng đang “kêu cứu”. Ngay lập tức, nếu thấy có các dấu hiệu sau đây, bạn hãy nhanh chóng đem xe ô tô đi bảo dưỡng phanh càng sớm càng tốt:

2.1. Quan sát khi dừng xe

Dưới đây là một số hiệu phanh xe ô tô đang gặp vấn đề nghiêm trọng mà bạn có thể quan sát ngay trong lúc dừng xe:

Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Đạp phanh không thấy cứng bàn đạp phanh khi chưa nổ máy

Có thể là do phanh xe bị e

Kiểm tra ngay để có phương án xử lý kịp thời.

Má phanh mòn không đều

Kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh hoặc đĩa phanh mòn không đều

Sửa chữa hoặc cần thay mới

Đường ống dầu phanh bị nứt, rạn

Má phanh ở bánh xe có thể bị kẹt với tang trống

Mang xe ra trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng để khắc phục kịp thời.

Kiểm tra dầu phanh

Dầu phanh có lẫn các tạp chất, cặn bẩn

Thay mới hoàn toàn

Phanh ô tô chạm sàn

Má phanh hoặc đĩa phanh quá mòn

Thay mới hoàn toàn

Kiểm tra phanh xe định kỳ giúp sớm phát hiện những hư hỏng để kịp thời sửa chữa

Kiểm tra phanh xe định kỳ giúp sớm phát hiện những hư hỏng để kịp thời sửa chữa

2.2. Quan sát khi lái xe

Trong quá trình vận hành và lái xe sẽ là lúc mà bạn có thể cảm nhận rõ nhất vấn đề liên quan tới phanh xe. Nếu gặp phải những tình trạng sau, hãy nhanh chóng sửa chữa, bảo dưỡng phanh xe kịp thời:

Hiện tượng hư hỏng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Phanh không ăn, kém hiệu quả

Có thể do e trong đường ống, má phanh mòn không đều, má phanh quá cứng hoặc quá mềm,...

Điều chỉnh hoặc thay mới

Phanh bị bó

Khi phanh phải làm việc trong một thời gian dài liên tục sẽ dẫn đến piston phanh bị kẹt, phanh lâu ngày không được bảo dưỡng, thay thế định kỳ hoặc cũng có thể là sử dụng loại mỡ bôi trơn trong một thời gian dài.

Sửa chữa hoặc thay mới

Tiếng ồn phát ra khi phanh

Má phanh bị mòn sẽ dẫn đến các tiếng kêu bất thường khi nhấn phanh hoặc khi thay má phanh mới không láng đĩa

Kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới

Bàn đạp nhấp nhô khi phanh

Nếu đĩa phanh bị mòn không đều, đĩa bị đảo dẫn đến tình trạng khi đạp phanh, má phanh sẽ ép chặt vào đĩa phanh và làm cho bàn đạp có hiện tượng nhấp nhô, rung giật.

Sửa chữa hoặc thay mới

Đèn phanh lúc nào cũng sáng

Có thể do cảm biến ABS lâu ngày bị bẩn, bộ điều khiển ABS không hoạt động hoặc cảm biến ở bánh xe bị hỏng.

Kiểm tra sửa chữa

Cần bảo dưỡng phanh xe ô tô định kỳ theo khuyến cáo từ nhà sản xuấtCần bảo dưỡng phanh xe ô tô định kỳ theo khuyến cáo từ nhà sản xuất

3. Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô

Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô có thể phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, đây là việc làm cần thiết không chỉ để tăng tuổi thọ cho xe mà còn đảm bảo an toàn cho chính bạn. Dưới đây là những bước cơ bản khi bảo dưỡng hệ thống phanh trên xe ô tô:

  • Bước 1 - Tháo ốc phía sau bộ giá phanh: Để tháo ốc phía sau bộ giá phanh, bạn cần dùng một chiếc cờ lê chuyên dụng để thực hiện. Sau đó, nhấc lên bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh và tiến hành tháo lần lượt má phanh. Lưu ý, nếu xe ô tô có hệ thống cảm biến độ mòn, trước khi tháo hãy nhớ rút chốt cắm ra.
  • Bước 2 - Rút suốt trượt bên ngoài đĩa phanh: Sau khi đã tháo rời các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh, hãy giữ chúng cẩn thận trong một chiếc hộp hoặc để vào một vị trí sạch sẽ tránh rơi mất.
  • Bước 3 - Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh ô tô: Bạn chỉ nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho phanh xe ô tô. Thực hiện vệ sinh cùm đỡ má phanh, giá đỡ phanh. Đồng thời, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ các chi tiết bằng nhựa, cao su hay gỉ sắt bám trong các khe rãnh, ngóc ngách của bộ giá đỡ.
  • Bước 4 - Bôi mỡ lên phanh ô tô: Tiến hành bôi mỡ vào suốt trượt. Bạn hãy sử dụng mỡ bò chuyên dụng để bôi lên má phanh giúp bảo vệ má phanh, loại bỏ tiếng kêu, tăng tuổi thọ cho má phanh được lâu hơn. Sau đó, đưa phần chốt vào lỗ để kiểm tra độ trơn trượt có tốt không.
  • Bước 5 - Hoàn thành công việc bảo dưỡng: Lắp lại theo thứ tự các chi tiết đã tháo vào vị trí ban đầu. Lần lượt là bộ cùm phanh, má phanh, bộ giá phanh. Sau đó, dùng cờ lê để siết chặt các con ốc và cắm đường dây hệ thống cảm biến.
  • Bước 6 - Lắp bánh xe lại: Kết thúc quá trình bảo dưỡng phanh cho xe ô tô là bước lắp bánh xe, vặn đủ và chặt các các con ốc. Đồng thời, hạ kính để cho bánh xe được chạm xuống đất và tiếp tục siết chặt các ốc bánh xe.

Nếu không thể tự bảo dưỡng phanh xe tại nhà, hãy đến trung tâm sửa chữa, gara ô tô để kỹ thuật viên thực hiện

Nếu không thể tự bảo dưỡng phanh xe tại nhà, hãy đến trung tâm sửa chữa, gara ô tô để kỹ thuật viên thực hiện

Có thể thấy, bảo dưỡng phanh xe ô tô thường xuyên, định kỳ là việc làm cần thiết để xe luôn trong trạng thái ổn định, đảm bảo an toàn. Hy vọng, những thông tin chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm. Wuling EV Việt Nam chúc bạn lái xe an toàn!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận