Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Cách sử dụng chế độ lấy gió ngoài ô tô và chế độ lấy gió trong

Tin chuyên ngành
14/03/2024 11:30

Chế độ lấy gió ngoài ô tô và lấy gió trong ô tô là hai chức năng vô cùng quen thuộc với các tài xế lâu năm. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu rõ được cơ chế hoạt động của hai chế độ này. Vì thế Wuling EV Việt Nam sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về hai chế độ này nhé!

1. Nút lấy gió ngoài ô tô ở đâu? Cách lấy gió ngoài xe ô tô như thế nào?

Dành cho những ai chưa biết, nút lấy gió ngoài ô tô thông thường được đặt ngay trên taplo xe ở bảng điều khiển. Tuy nhiên, không phải hãng xe nào cũng bố trí nút điều khiển lấy gió ngoài ở vị trí giống nhau nên bạn hãy dựa vào biểu tượng để biết được vị trí ở đâu nhé! Thông thường nút lấy gió ngoài ô tô có kí hiệu là hình chiếc xe và một mũi tên chỉ từ bên ngoài phần đầu mũi tên nằm ở bên trong xe. 

Vị trí nút lấy gió ngoài trong bảng điều khiển

Vị trí nút lấy gió ngoài trong bảng điều khiển

Vậy cách sử dụng chế độ lấy gió ngoài xe ô tô như thế nào? Rất đơn giản, khi bạn đã xác định được vị trí nút lấy gió ngoài, bạn chỉ cần ấn nút sẽ có đèn báo sáng hoặc nhiều dòng xe sẽ là gạt lẫy về phía nút hay biểu tượng này. 

2. Ưu nhược điểm của chế độ lấy gió ngoài của xe ô tô

Chế độ lấy gió ngoài ô tô là chế độ sử dụng không khí bên ngoài hay không khí từ môi trường bên ngoài ô tô để làm thông thoáng khí và làm mát cho ô tô. Cách lấy gió ngoài xe ô tô vô cùng đơn giản đó chính là sử dụng một quạt gió, sau đó không khí được lọc sạch bụi bẩn bằng hệ thống lọc bên trong ô tô.

Chế độ lấy gió ngoài ô tô giúp lưu thông không khí tốt hơn

Chế độ lấy gió ngoài ô tô giúp lưu thông không khí tốt hơn

Ưu điểm của chế độ này như sau:

  • Chế độ lấy gió ngoài ô tô giúp điều hòa và lưu thông không khí trong xe
  • Lấy gió ngoài giúp tăng lượng oxy cần thiết cho người sử dụng bên trong xe
  • Lấy gió ngoài xe ô tô làm giảm cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi và tình trạng say xe cho người ngồi bên trong ô tô.

Nhược điểm của chế độ lấy gió ngoài như sau:

  • Ở những khu vực không khí bị ô nhiễm nặng nề mà bạn thường xuyên sử dụng chế độ lấy gió ngoài ô tô sẽ khiến cho không khí bên trong xe không đảm bảo. Nhất là những khu vực có mùi khó chịu như bãi rác hay khu vực có nhiều khói bụi như công trường, các khu công nghiệp nếu lấy gió ngoài thì người ngồi trong xe cũng sẽ ngửi thấy mùi khó chịu, khói bụi bẩn không hoàn toàn được lọc sạch.
  • Mùa hè vào những ngày thời tiết nắng nóng và oi bức nếu sử dụng cách lấy gió ngoài xe ô tô để làm mát sẽ không có hiệu quả cao. Không chỉ vậy nếu sử dụng chế độ này thì hệ thống điều hòa trong xe cần phải hoạt động tối đa công suất để làm mát, như vậy vừa tốn nhiên liệu lại vừa làm giảm tuổi thọ của xe.

3. Khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài ô tô?

Sử dụng chế độ lấy gió ngoài xe ô tô như thế nào cho linh hoạt và hỗ trợ bạn tốt hơn trong quá trình sử dụng và điều khiển xe. Hãy cũng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

3.1 Lấy gió ngoài khi xe vừa khởi động máy

Khi vừa khởi động xe bạn nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài ô tô. Bởi khi tắt máy, xe ô tô đóng kín lâu sẽ khiến cho nhiệt độ trong xe cao hơn so với bên ngoài. 

Nên chọn chế độ lấy gió ngoài khi vừa khởi động xe

Nên chọn chế độ lấy gió ngoài khi vừa khởi động xe

Không những thế, độ ẩm bên trong xe khi đóng kín cũng sẽ cao hơn tạo cảm giác nóng và bí hơn, không khí ẩm hơn so với bên ngoài. Vì thế khi khởi động xe bạn nên chọn chế độ lấy gió ngoài để giúp không khí bên trong xe được lưu thông, quá trình làm mát xe cũng diễn ra nhanh hơn so với việc lấy gió trong ô tô.

3.2 Khi xe di chuyển vào khu vực không khí trong lành, sạch sẽ

Khi bạn điều khiển xe ô tô đi vào những khu vực có nhiều cây xanh, không khí trong lành thì bạn nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài là tốt nhất. Điều này vừa giúp làm mới không khí trong xe vừa tạo cảm giác thoải mái khi lái xe.

Lấy gió ngoài cho xe ô tô luôn thông thoáng

Lấy gió ngoài cho xe ô tô luôn thông thoáng

3.3 Khi xe đi đường dài

Đối với những bác tài đi xe đường dài, sau khoảng 30 phút bạn nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài ô tô khoảng 5 phút giúp không khí luôn mới. Lượng oxy bên trong xe đảm bảo đủ và không tạo nên cảm giác ngột ngạt hay khó chịu cho bạn khi lái xe.

Đi xe đường dài nên sử dụng lấy gió ngoài

Đi xe đường dài nên sử dụng lấy gió ngoài

3.4 Khi kính xe bị mù trong thời tiết ẩm ướt

Lái xe trong những ngày thời tiết ẩm ướt hay mưa gió nếu kính xe bị mù thì bạn nên lấy gió ngoài cho xe ô tô. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chế độ này khoảng từ 3 đến 5 phút. Bởi nếu sử dụng chế độ này quá lâu sẽ khiến các linh kiện điện tử trong xe bị ẩm mốc. 

Sử dụng chế độ lấy gió ngoài giúp hạn chế mờ kính trong ô tô

Sử dụng chế độ lấy gió ngoài giúp hạn chế mờ kính trong ô tô

3.5 Có mùi khó chịu bên trong xe

Trong quá trình lái xe, nếu bên trong xe có mùi lạ hay xuất mùi khó chịu thì bạn nên chuyển sang sử dụng chế độ lấy gió ngoài. Điều này sẽ làm cho mùi lạ trong xe nhanh chóng biến mất, đồng thời bổ sung oxy cần thiết cho bạn và những người ngồi trong xe.

4. Nút lấy gió trong ô tô ở đâu? Cách lấy gió trong xe ô tô như thế nào?

Nút lấy gió trong xe ô tô được đặt ở vị trí gần với nút lấy gió ngoài ở bảng điều khiển trên taplo. Biểu tượng của nút lấy gió trong là hình chiếc xe và một mũi tên nằm gọn bên trong hình ô tô. Rất dễ phân biệt phải không nào? Cách sử dụng cũng giống với chế độ lấy gió ngoài ô tô, để lấy gió trong ô tô thì bạn chỉ cần nhấn nút có biểu tượng này khi mở sẽ có đèn báo hiệu. Có nhiều dòng xe lại có thêm lẫy, bạn chỉ cần gạt lẫy về phía biểu tượng lấy gió trong là được.

Kí hiệu nút lấy gió trong ô tô cực dễ phân biệt

Kí hiệu nút lấy gió trong ô tô cực dễ phân biệt

5. Ưu nhược điểm của chế độ lấy gió trong của xe ô tô

Ngoài chế độ lấy gió ngoài ô tô thì một chế độ khác mà bạn cũng không thể bỏ qua khi lái xe đó chính là chế độ lấy gió trong. Đây là chế độ sử dụng không khí bên trong xe ô tô để làm mát và lọc bụi bẩn cho không khí.

Làm mát nhanh hơn với chế độ lấy gió trong ô tô

Làm mát nhanh hơn với chế độ lấy gió trong ô tô

Ưu điểm của chế độ lấy gió trong như sau:

  • Ngăn cản hoặc hạn chế tối đa không khí ô nhiễm từ môi trường thâm nhập vào bên trong xe gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giúp làm mát xe nhanh chóng hơn giúp tiết kiệm nhiên liệu cực hiệu quả
  • Chế độ lấy gió trong giúp bạn dễ dàng điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ bên trong xe

Nhược điểm chế độ lấy gió trong như sau:

  • Sử dụng chế độ lấy gió trong cho xe trong khoảng thời gian lâu sẽ khiến không khí trong xe ngột ngạt, bí bách và tạo cảm giác khó chịu cho bạn.
  • Xe thiếu đi việc trao đổi không khí, khiến oxy bị thiếu hụt trong xe, ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của bạn.

6. Khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió trong ô tô?

Bạn có biết khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió trong hay không? Theo các chuyên gia của Wuling EV Việt Nam thì bạn nên sử dụng chế độ này trong các trường hợp như sau:

6.1 Khi xe di chuyển ở khu vực ô nhiễm, khói bụi

Bạn nên bật chế độ lấy gió trong ô tô khi xe đi qua những nơi không khí bị ô nhiễm nặng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu sử dụng chế độ lấy gió ngoài ô tô ở những khu vực này thì hệ thống lọc trong xe sẽ phải chạy hoạt động với công suất tối đa gây hao mòn xe, giảm tuổi thọ của các linh kiện hay các phụ tùng quan trọng trong xe. 

Sử dụng lấy gió trong ô tô ở nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm

Sử dụng lấy gió trong ô tô ở nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm

6.2 Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc có mưa

Nếu trong điều kiện thời tiết mưa to, bão hoặc những ngày thời tiết nồm, ẩm ướt thì chế độ lấy gió trong xe ô tô là lựa chọn an toàn và đảm bảo nhất cho chiếc xe của bạn. Bởi khi thời tiết ẩm nếu dùng chế độ lấy gió ngoài sẽ khiến các linh kiện trong xe dễ bị ẩm, dễ chập cháy hay hư hỏng. Đặc biệt là nội thất trong xe sẽ xuất hiện mùi ẩm mốc vô cùng khó chịu.

Nên sử dụng chế độ lấy gió trong khi trời mưa

Nên sử dụng chế độ lấy gió trong khi trời mưa

Trên đây là tất cả những ưu điểm và nhược điểm chính của hai chế độ lấy gió ngoài ô tô và chế độ lấy gió trong. Thông qua bài viết này bạn cũng đã phân biệt rõ hơn khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió ngoài khi nào nên sử dụng chế độ lấy gió trong. Nếu bạn vẫn còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay Wuling EV Việt Nam để được giải đáp nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận