Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Độ ô tô có bị phạt không? Hướng dẫn cách độ xe không bị phạt

Tin chuyên ngành
19/03/2024 11:15

Độ ô tô có bị phạt không?” là câu hỏi được nhiều chủ xe đặt ra khi muốn cho “xế yêu” của bản thân một diện mạo mới. Để trả lời cho câu hỏi này, trong bài viết sau đây, Wuling EV Việt Nam sẽ tổng hợp đến bạn các thông tin liên quan đến độ xe và gợi ý các cách để thay đổi diện mạo xe mà không bị phạt. Cùng theo dõi để biết thêm thông tin nhé!

1. Độ ô tô có bị phạt không? 

Tại Việt Nam, việc độ xe sẽ bị phạt nếu không tuân thủ các quy định. Hành động độ xe chỉ được chấp nhận khi thay thế các phụ kiện bên ngoài và không ảnh hưởng đến tổng thể cấu trúc xe. Nếu không, người vi phạm sẽ phải đối mặt với mức phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Độ ô tô sẽ bị phạt nếu không tuân thủ quy định pháp luật

Độ ô tô sẽ bị phạt nếu không tuân thủ quy định pháp luật

Dưới đây là các mức phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm:

  • Thay đổi khung, máy, kích thước, hình dáng, đặc tính của xe: Phạt từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ theo khoản 3, điều 16, mục 3, chương II.
  • Thay đổi tổng thể khung xe, động cơ, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động: Phạt từ 6 - 8.000.000 VNĐ (cá nhân) và 12 - 16.000.000 VNĐ (tổ chức) theo khoản 9, điều 30, mục 6, chương II.
  • Cắt, hàn, đục khung hay số xe: Phạt từ 2 - 4.000.000 VNĐ (cá nhân) và 4 - 8.000.000 VNĐ (tổ chức) nếu tự ý thực hiện, theo khoản 7, điều 30, mục 6, chương II.
  • Thay đổi màu sơn không đúng với giấy đăng ký: Phạt từ 300.000 - 400.000 VNĐ (cá nhân) và 400.000 - 800.000 VNĐ (tổ chức) theo khoản 2, điều 30, mục 6, chương II.

2. Các lưu ý khi độ xe ô tô để tránh bị phạt

2.1 Không thay đổi kích thước xe

Một số tài xế thường lắp thêm các phụ kiện như cản trước, cản sau,... để tạo sự khác biệt, cá tính cho chiếc xe. Tuy nhiên, việc này có thể làm thay đổi kích thước tổng thể của xe so với tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã đưa ra. Điều này không chỉ khiến việc đăng kiểm xe trở nên khó khăn. 

Không làm thay đổi kích thước tổng thể của xe

Không làm thay đổi kích thước tổng thể của xe

Không những thế, nếu kích thước xe bị thay đổi, chủ xe còn có thể bị cảnh sát giao thông phạt. Chính vì thế, bạn không nên thay đổi các bộ phận ảnh hưởng đến kích thước xe để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.

2.2 Không thay đổi thiết kế xe

Việc thay đổi thiết kế ngoại thất của xe, chẳng hạn như biến một chiếc xe phổ thông thành kiểu dáng của các dòng xe sang như Rolls-Royce, Audi, Bentley,... có thể gây ra những rủi ro lớn. Các nhà sản xuất đã tính toán kỹ lưỡng về thiết kế ngoại thất để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng xe. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào có thể làm ảnh hưởng đến tính năng an toàn của xe. 

Không được làm thay đổi kích thước xe khi độ

Không được làm thay đổi kích thước xe khi độ

Khi tự ý thay đổi thiết kế, bạn có thể gặp phải khó khăn trong việc đăng kiểm. Đồng thời, việc thay đổi thiết kế xe khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị phạt tiền do vi phạm quy định về an toàn phương tiện.

2.3 Không dán decal phủ kín xe, đổi màu xe

Nhiều người thường chọn cách sơn lại màu xe hoặc dán decal phủ kín để thay đổi diện mạo theo sở thích hoặc phong thủy. Trường hợp này xuất hiện nhiều khi các hãng xe chỉ cung cấp một số màu cơ bản. 

Dán decal phủ kín xe ô tô

Dán decal phủ kín xe ô tô

Tuy nhiên, việc thay đổi màu sắc của xe vi phạm quy định đăng kiểm và quy định của chính phủ trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này có thể dẫn đến việc xe không được chấp nhận đăng kiểm, người lái có thể bị xử phạt hành chính khi tham gia giao thông. Vì vậy, để tránh các rắc rối này, chủ xe nên tuân thủ màu sắc đăng ký ban đầu. Trong trường hợp thay đổi, chủ xe cần làm thủ tục thay đổi màu xe hợp pháp theo quy định.

2.4 Không độ ống xả quá to và phát ra tiếng quá ồn

Việc lắp ống xả quá to và phát ra tiếng ồn lớn là một cách độ xe ô tô phổ biến. Cách độ xe này thường được những người muốn xe của mình trở nên "hầm hố" hơn lựa chọn. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến sự an toàn và tâm lý của những người tham gia giao thông xung quanh. 

Không độ ống xả quá to

Không độ ống xả quá to

2.5 Không độ biển số xe

Biển số xe được xem là mã số "định danh" được cơ quan chức năng cấp để quản lý phương tiện. Biển số phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và không bị che khuất. Thông thường, biển số xe được lắp trên cản trước và sau của xe. 

Việc độ xe không được ảnh hưởng đến biển số xe

Việc độ xe không được ảnh hưởng đến biển số xe

Việc tự ý thay đổi vị trí hoặc che khuất biển số có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và gặp rắc rối về mặt pháp lý. Vì vậy, người dùng cần đảm bảo biển số vẫn hiển thị rõ ràng dù có bất cứ thay đổi nào.

2.6 Không thay đổi các bộ phận ảnh hưởng đến khả năng vận hành

Một số bộ phận như lốp xe, hệ thống treo,... đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho phương tiện và người lái. Những bộ phận này đã được nhà sản xuất thử nghiệm và kiểm tra kỹ lưỡng để hạn chế tối đa rủi ro. 

Độ xe không làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe

Độ xe không làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe

Việc tự ý sửa đổi hoặc thay thế các bộ phận này, đặc biệt là những bộ phận không được khuyến cáo bởi nhà sản xuất, có thể làm giảm hiệu suất và an toàn của xe. Vì vậy, khách hàng cần tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất khi thay thế hoặc nâng cấp những bộ phận này. 

3. Hướng dẫn độ các bộ phận của xe ô tô không bị phạt

3.1 Dán decal xe ô tô

Dán decal là một phương pháp phổ biến để trang trí và làm nổi bật chiếc xe của bạn. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện theo quy định pháp luật. Khi dán decal quá nhiều, chằng chịt và với nhiều màu sắc, bạn có thể vô tình thay đổi màu sơn hoặc làm ảnh hưởng đến kết cấu nguyên bản của xe. Điều này có thể dẫn đến việc bị từ chối đăng kiểm và thậm chí bị phạt hành chính.

Dán decal xe ô tô

Dán decal xe ô tô

Đối với những xe dán biển quảng cáo, theo Luật Quảng cáo 2012, diện tích quảng cáo trên phương tiện không được vượt quá 50% diện tích bề mặt xe. Nếu bạn vẫn muốn sở hữu một chiếc xe dán decal theo sở thích mà không bị từ chối đăng kiểm hoặc chịu phạt, hãy làm thủ tục thay đổi màu xe đúng quy định và dán decal một cách hợp lý. Điều này đảm bảo bạn có thể độ xe đúng luật và tránh được những rủi ro pháp lý. .

3.2 Độ pô ô tô

Độ pô ô tô không làm thay đổi kết cấu và độ an toàn của xe. Do đó, việc độ pô thường vẫn được chấp nhận trong quá trình đăng kiểm. Việc độ pô sẽ tạo ra âm thanh nổ lớn, giòn và vang, giúp chiếc xe trở nên "ngầu" và "sport" hơn. Điều này giúp chủ xe thể hiện cá tính mạnh mẽ của bản thân.

Độ pô ô tô khiến xe trở nên “ngầu hơn”Độ pô ô tô khiến xe trở nên “ngầu hơn”

Mặc dù độ pô on/off không làm thay đổi kết cấu và độ an toàn của xe nhưng bạn phải tuân thủ các quy định về mức độ tiếng ồn. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo rằng việc độ pô không gây phiền toái cho người khác hoặc vi phạm luật giao thông hiện hành.

3.3 Độ bodykit ô tô

Độ bodykit ô tô là việc trang trí hoặc gắn thêm các phụ kiện nhằm thay đổi phần ngoại thất. Cách độ xe này giúp chiếc xe trở nên phong cách và cá tính hơn. Tuy nhiên, việc độ bodykit chỉ được chấp nhận khi nó không làm thay đổi kết cấu, kích thước tổng thể và độ an toàn của xe. Nếu việc độ bodykit làm thay đổi kích thước xe vượt quá 4x3x4 cm so với tỷ lệ ban đầu, xe có thể bị trung tâm đăng kiểm từ chối.

Độ bodykit ô tô

Độ bodykit ô tô

3.4 Độ lippo ô tô

Độ lippo ô tô là một phương pháp độ xe phổ biến. Theo quy định, việc lắp thêm lippo không nằm trong danh sách các phụ kiện bị cấm. Tuy nhiên, để đảm bảo xe vẫn được đăng kiểm an toàn, lippo không nên làm thay đổi kích thước xe. Lippo sau khi độ không nên vượt quá giới hạn tiêu chuẩn là 4x3x4 cm.

Lippo không nằm trong danh sách cấm độ xe

Lippo không nằm trong danh sách cấm độ xe

3.5 Độ đèn ô tô

Đèn xe là một trong các bộ phận có vai trò quan trọng trong xe ô tô. Vậy “độ đèn xe có bị phạt không?”. Theo văn bản số 6688/ĐKVN-VAR của Cục Đăng kiểm Việt Nam, các phương tiện gắn thêm thiết bị điện, đặc biệt là đèn chiếu sáng phía trước hoặc phía sau không đúng với thiết kế của nhà sản xuất, sẽ bị từ chối đăng kiểm. 

Độ đèn xe ô tô

Độ đèn xe ô tô

Để tránh bị phạt, bạn có thể gắn thêm các đèn theo mẫu của nhà sản xuất. Khi thay đổi đèn, bạn cần đảm bảo hệ thống đèn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về gom sáng và cắt sáng, không gây chói mắt cho người đi đường. Cùng với đó, cường độ sáng cũng cần đảm bảo nằm trong khoảng 3000 – 4000 Lumens/bóng đèn để tránh các rủi ro không mong muốn.

3.6 Sơn và thay mâm ô tô

Việc thay và sơn mâm ô tô cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn và tránh bị từ chối đăng kiểm. Khi thay mâm xe, chủ xe phải đảm bảo mâm mới có kích thước và các thông số kỹ thuật phù hợp với hồ sơ kỹ thuật ban đầu do nhà sản xuất cung cấp. Nếu mâm xe mới không có thông số kỹ thuật khớp với hồ sơ ban đầu, xe có thể bị từ chối đăng kiểm.

Mâm xe ô tô

Mâm xe ô tô

Việc thay đổi màu mâm xe chỉ là hình thức bên ngoài, không ảnh hưởng đến tính năng an toàn của xe. Vì vậy, nếu chỉ thay đổi màu sắc của mâm xe, phương tiện vẫn được chấp nhận đăng kiểm. 

4. Lưu ý về các trường hợp bị từ chối đăng kiểm khi độ xe ô tô

Việc đăng kiểm ô tô là bước quan trọng để xác nhận rằng xe đủ điều kiện lưu hành theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu xe đã được độ lại, việc đăng kiểm có thể bị từ chối trong một số trường hợp cụ thể. Dưới đây là những tình huống mà xe độ có thể không được chấp nhận đăng kiểm:

  • Ô tô độ đèn chiếu sáng: Nếu chủ xe tự ý lắp thêm đèn chiếu sáng hoặc tăng công suất đèn, xe sẽ bị từ chối đăng kiểm. Nguyên nhân là vì việc này có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Gắn thêm cản trước, cản sau hoặc giá nóc: Việc lắp thêm các bộ phận này sẽ bị từ chối nếu chúng làm vượt quá kích thước tiêu chuẩn của xe (4x3x4 cm). Những thay đổi này có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc xe và an toàn khi lưu thông.
  • Dán decal đổi màu hoặc thay đổi màu sơn: Nếu chủ xe thay đổi màu sơn hoặc dán decal trang trí quá 50% diện tích bề mặt xe mà không làm thủ tục thay đổi màu xe, đăng kiểm sẽ bị từ chối. 
  • Thay đổi kết cấu xe: Việc thay đổi kết cấu có thể dẫn đến sự sai lệch về các thông số kỹ thuật so với hồ sơ đăng ký của nhà sản xuất. Những thay đổi này có thể bao gồm việc thay đổi hệ thống treo, hệ thống lái, hoặc thậm chí là thay đổi kích thước mâm xe,... Tất cả điều này khiến xe không còn an toàn theo tiêu chuẩn ban đầu.
  • Lắp thêm ghế ngồi trên xe Van: Nếu chủ xe tự ý lắp thêm ghế ngồi trên xe Van, đăng kiểm cũng sẽ bị từ chối. Nguyên nhân là vì điều này làm thay đổi thiết kế nội thất gốc của xe. Dù có thể ghế thêm không được sử dụng thường xuyên, nhưng điều này là không được phép.
  • Thiếu thiết bị giám sát hành trình: Theo Nghị định 91/2009, có 5 loại ô tô bắt buộc phải lắp hộp đen (thiết bị giám sát hành trình). Các loại ô tô này bao gồm: xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe du lịch và xe container vận chuyển hàng hóa. Nếu các loại xe này không lắp hộp đen, việc đăng kiểm sẽ không được chấp nhận.

Lưu ý độ xe theo quy định để được chấp nhận đăng kiểm

Lưu ý độ xe theo quy định để được chấp nhận đăng kiểm

Như vậy, xe độ vẫn có thể được đăng kiểm nếu không vi phạm vào một trong các trường hợp nêu trên. Chủ xe nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định độ xe để đảm bảo các thay đổi không vi phạm quy định và vẫn được chấp nhận khi đăng kiểm.

Bài viết trên của Wuling EV Việt Nam đã chia sẻ các thông tin để giúp bạn trả lời câu hỏi “độ ô tô có bị phạt không?”. Bạn cần phải nắm được các quy định về độ xe để thay đổi “xế yêu” của mình đẹp mắt nhưng vẫn không vi phạm pháp luật. Và hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Wuling EV Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xe ô tô nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận