Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Hệ Thống Âm Thanh Trên Ô Tô

Tin chuyên ngành
07/04/2024 09:00

Hệ thống âm thanh trên ô tô đã trải qua một hành trình phát triển ấn tượng từ những ngày đầu sơ khai cho đến ngày nay. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm lái xe hiện đại. Hệ thống âm thanh cho phép người lái và hành khách nghe nhạc và tin tức trên đường đi. Vậy nó đã trải qua các giai đoạn như thế nào? Bao gồm các thiết bị nào? Tất cả sẽ được Wuling EV Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Lịch sử của hệ thống âm thanh trên ô tô

Hệ thống âm thanh trên ô tô được lắp đặt nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của chủ phương tiện nhằm mang đến những giây phút thoải mái thư giãn. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống âm thanh trên ô tô qua những giai đoạn sau: 

  • Năm 1930: Phát minh chiếc radio đầu tiên cho ô tô có tên gọi là Motorola. Đây được coi là tiêu chuẩn cao cấp tại Mỹ cho đến những năm 1950.
  • Năm 1950 - 1960: Chrysler giới thiệu máy quay đĩa đầu tiên trên xe hơi, Highway Hi-Fi. Đến năm 1960, thiết bị Autostereo được thiết bị bởi Earl "Madman" Muntz, mở ra quyền tự do lựa chọn âm thanh trên xe hơi.
  • Năm 1964: Phillips phát minh chiếc cassette đầu tiên. Tuy nhiên không được sử dụng phổ biến do ưu điểm của bộ phát 8track đơn giản và có chi phí thấp.
  • Năm 1970 - 1980: Sony giới thiệu máy nghe nhạc chạy băng Walkman, làm cho băng cassette trở nên phổ biến.
  • Năm 1980 - 1990: Pioneer phát triển đầu đĩa CD dành cho ô tô, tạo ra chất lượng âm thanh vượt trội. Sau đó bộ đổi đĩa CD cho phép người nghe chuyển đổi giữa 10 đĩa CD cùng một lúc.
  • Từ năm 2000 đến nay: Máy nghe nhạc MP3 ra đời, có khả năng kết nối với hệ thống âm thanh ô tô từ nhiều nguồn phát khác nhau như USB, Bluetooth và cổng phụ AUX.

Lịch sử hình thành của hệ thống âm thanh trên ô tô

Lịch sử hình thành của hệ thống âm thanh trên ô tô

2. Cấu tạo của hệ thống âm thanh trên ô tô

Các thành phần chính của hệ thống âm thanh xe ô tô bao gồm:

  • Đầu phát:
    • Đầu phát là bộ đầu CD hay bộ thu sóng radio như trong các thiết bị gia đình. Tuy nhiên thiết bị này trên ô tô được thiết kế nhỏ gọn hơn để phản ánh tính thẩm mỹ và phù hợp với không gian nội thất của xe. Đầu phát xe Wuling được trang bị màn hình LCD đơn sắc kích thước 7 inch, hỗ trợ kết nối AM/FM, Bluetooth, USB và thẻ nhớ.
    • Đầu phát vừa là thiết bị kiểm soát chất lượng âm thanh, vừa có khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa các nguồn phát khác nhau. Người dùng có thể điều khiển các trình phát đa phương tiện như iPod hoặc sử dụng thiết bị không dây thông qua kết nối Bluetooth.
  • Bộ khuếch đại (Amplifier): Bộ khuếch đại trong hệ thống âm thanh trên ô tô có tác dụng thay đổi biên độ của tín hiệu âm thanh. Bên cạnh đó, nó còn nhận tín hiệu đầu vào và xử lý để tạo ra tín hiệu âm thanh có cường độ lớn hơn, phù hợp với các chế độ khác nhau.
  • Loa: Loa trên ô tô có chức năng chuyển đổi tín hiệu điện từ bộ khuếch đại thành sóng âm, tạo ra âm thanh đến tai người một cách dễ dàng. Với tần số âm thanh dao động trong khoảng 20 - 20.000 Hz, loa trên ô tô đáp ứng được khả năng nghe của người lái và hành khách. Chẳng hạn như xe Wuling Được trang bị 4 loa, bao gồm 2 loa trước và 2 loa sau. Điều này tạo ra trải nghiệm âm nhạc sống động và truyền cảm trên mọi hành trình.
  • Ăng-ten: Sử dụng ăng-ten radio AM/FM.
  • Dây dẫn: Hệ thống âm thanh được kết nối với nhau bằng hệ thống dây dẫn chuyên dụng.

Cấu tạo của bộ loa trên xe ô tô

Cấu tạo của bộ loa trên xe ô tô

3. Nguồn phát âm thanh được hệ thống hỗ trợ

Đầu phát trung tâm của hệ thống âm thanh trên ô tô thường hỗ trợ nhiều nguồn phát khác nhau như ổ USB, WAV, FLAC, ổ CD, DVD, hộc băng cassette. Hay thậm chí còn có cả ổ cứng gắn với bên trong có dung lượng tùy ý nâng cấp. Sự tích hợp các nguồn phát đa dạng này giúp người dùng thoải mái lựa chọn và trải nghiệm âm nhạc theo đúng sở thích của mình.

Hệ thống âm thanh trên ô tô có thể kết nối với nhiều thiết bị

Hệ thống âm thanh trên ô tô có thể kết nối với nhiều thiết bị

Một số hệ thống âm thanh trên ô tô hiện đại cung cấp kết nối máy nghe nhạc vào dàn âm thanh thông qua jack cắm và điều khiển thông qua đầu phát trung tâm. Việc này thường được thực hiện bằng cách sử dụng dây cắm AUX từ jack tai nghe của máy nghe nhạc. Điều này mang lại sự thuận tiện trong việc thao tác chuyển bài và chọn bài mà không làm hao thêm pin của máy nghe nhạc.

Một vài dòng đầu phát trung tâm còn có thể hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ SD. Đồng thời người dùng cũng có thể kết nối không dây qua Bluetooth để vừa nghe nhạc vừa thực hiện cuộc trò chuyện trên điện thoại di động. Tuy nhiên, hình thức này chỉ hỗ trợ cho các thao tác điều khiển đơn giản và đầu phát không hiển thị thông tin bài hát.

4. Các loại loa thường được lắp trên ô tô

Hiện nay có khá nhiều loại loa ô tô được bán trên thị trường. Dưới đây là 3 loại loa nổi bật và được sử dụng phổ biến nhất. Đó là:

4.1. Loa trung Mid

Loa trung Mid, hay còn được gọi là loa trung tâm (Center), là một phần không thể thiếu trong hệ thống âm thanh trên ô tô. Loa này tập trung vào việc phát ra âm thanh dải trung, đó chính là những âm thanh có tần số phổ biến nhất trong hệ thống âm thanh. Các loại loa đi kèm với những thiết kế điện tử như màn hình giải trí ô tô, TV, … đều là loa Mid.

Loa trung mid thường có kích cỡ từ 3-5 inch

Loa trung mid thường có kích cỡ từ 3-5 inch

Trên xe ô tô, loa Mid thường có kích thước từ 3 đến 5 inch và thường được lắp đặt ở cửa xe. Điều đặc biệt là do không cần thiết phải có thùng loa riêng biệt, nhà sản xuất thường tận dụng ốp cửa xe để làm thùng loa cho loa trung. Từ đó tối ưu hóa không gian và giảm thiểu sự cồng kềnh.

4.2. Loa trầm và loa siêu trầm

Loa trầm và loa siêu trầm trên xe ô tô đều được thiết kế để tái tạo âm thanh dải Bass trầm. Loa trầm tập trung vào âm thanh dải tần thấp, và loa siêu trầm tập trung vào âm thanh dải tần siêu thấp. Điều đặc biệt của cả hai loại loa này là kích thước lớn và thùng loa to cung cấp âm bass đầy và mạnh mẽ. Thông thường, chúng được lắp đặt dưới gầm ghế hoặc phía sau cốp xe để tối ưu hóa không gian.

Loa trầm và siêu trầm mang đến âm thanh vô cùng sống động

Loa trầm và siêu trầm mang đến âm thanh vô cùng sống động

Loa sub trên ô tô được phân thành hai loại chính là sub hơi và sub điện. Loa sub hơi không đi kèm với bộ khuếch đại âm thanh riêng. Thay vào đó nó sử dụng tín hiệu từ bộ khuếch đại tương tự như các loại loa thông thường khác. Trong khi đó, loa sub điện tích hợp sẵn bộ khuếch đại âm thanh, có khả năng loại bỏ âm thanh có tần số cao và giữ lại âm trầm thuộc dải Bass. Do đó tạo ra hiệu ứng trầm mạnh mẽ và sâu lắng hơn.

4.3. Loa Treble ô tô

Loa Treble, hay còn được gọi là loa tép, tập trung vào việc thể hiện âm thanh cao, bổng trong hệ thống âm thanh trên ô tô. Với kích thước thường chỉ từ 1 đến 2 inch, loa Treble thường được lắp ở các vị trí như góc taplo sát kính lái, cột chữ A, góc kính, ốp cánh cửa, … Điều này nhằm tối ưu hóa trải nghiệm âm nhạc và tạo ra âm thanh sắc nét, nhẹ nhàng ở tần số cao.

Loa Treble có kích thước nhỏ, không chiếm quá nhiều không gian 

Loa Treble có kích thước nhỏ, không chiếm quá nhiều không gian 

Loa Treble được thiết kế để tái tạo dải âm thanh cao, bổng, mang đến sự chi tiết và sắc nét cho âm nhạc trên ô tô. Với kích thước nhỏ và vị trí lắp đặt tinh tế, loa Treble đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp âm thanh chất lượng cao.

5. Có nên độ loa cho xe ô tô không?

Trong phân khúc giá rẻ và tầm trung, hệ thống âm thanh trên ô tô nguyên bản thường không đem lại trải nghiệm âm thanh ấn tượng và vượt trội. Để tăng cường chất lượng âm thanh và đem đến trải nghiệm sống động hơn, nhiều tài xế quyết định nâng cấp hệ thống âm thanh bằng cách độ loa. Đây thực sự là một lựa chọn đúng đắn với những ai có khả năng tài chính phù hợp. Dưới đây là những lợi ích khi độ loa ô tô:

  • Việc độ loa ô tô giúp nâng cao chất lượng âm thanh, khi xem phim hoặc nghe nhạc, âm thanh trở nên rõ ràng và sống động hơn đáng kể.
  • Việc độ loa ô tô được thực hiện một cách cẩn thận và chuyên nghiệp không gây ảnh hưởng đến hệ thống âm thanh ban đầu hoặc các bộ phận khác trên xe. 
  • Hệ thống âm thanh không chỉ mang lại trải nghiệm nghe nhạc tuyệt vời mà còn giúp che chắn tiếng ồn xung quanh.

Độ loa ô tô đem đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời

Độ loa ô tô đem đến trải nghiệm âm thanh tuyệt vời

6. Các thương hiệu loa trên ô tô phổ biến

Trên thị trường ô tô ở Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu loa ô tô khác nhau, nhưng ba thương hiệu sau đây được đánh giá cao và phổ biến:

  • Loa Bose: Nổi tiếng là một thương hiệu thiết bị âm thanh hàng đầu đến từ Mỹ. Bose đã xây dựng lịch sử phát triển lâu dài và cung cấp các sản phẩm âm thanh chất lượng bao gồm loa ô tô. Loa Bose được đánh giá cao về chất lượng cũng như khả năng truyền tải âm thanh và độ bền. Loa Bose thường được sử dụng cho các dòng xe ô tô cao cấp như Mercedes, BMW, Audi. Một trong những ưu điểm nổi bật của loa này là có âm thanh dải trầm Bass một cách cực kỳ êm dịu và chân thực.
  • Loa Pioneer: Là một thương hiệu loa ô tô nổi tiếng đến từ Nhật Bản, thường được trang bị cho các dòng xe nổi tiếng như Honda, Toyota. Ưu điểm của loa Pioneer là loa Sub và có giá thành hợp lý.
  • Loa Focal: Đến từ Pháp, thương hiệu loa Focal nổi tiếng đã tồn tại lâu năm. Ưu điểm nổi bật của loa Focal là chất lượng âm thanh cực kỳ chuẩn và độ bền cao. Tuy nhiên, giá thành của loa này khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 10 đến 20 triệu đồng một loa.

Hiện nay có nhiều loại loa được sử dụng phổ biến

Hiện nay có nhiều loại loa được sử dụng phổ biến

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn từ A đến Z những thông tin về hệ thống âm thanh trên ô tô. Việc lựa chọn thương hiệu loa ô tô phù hợp là một quyết định quan trọng, tùy thuộc vào ngân sách cũng như nhu cầu sử dụng cụ thể. Mong rằng những thông tin mà Wuling EV Việt Nam đã cung cấp sẽ bổ ích cho bạn.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận