Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Hệ thống cảnh báo điểm mù xe ô tô hoạt động như thế nào?

Tin chuyên ngành
18/04/2024 11:15

Hệ thống cảnh báo điểm mù xe ô tô là thiết bị công nghệ hiện đại giúp tài xế nâng cao nhận thức và cảnh giác khi lái xe. Điểm mù luôn là mối nguy hiểm lớn đối với tài xế vì có những khu vực xung quanh xe mà họ không thể nhìn thấy được. Với nhiều tính năng hữu hiệu, việc trang bị thêm hệ thống này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tài xế. Vậy hệ thống này là gì và nó bao gồm những tính năng nào? Mời bạn cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Hệ thống cảnh báo điểm mù là gì?

Hệ thống cảnh báo điểm mù hay BSM (Blind Spot Monitoring) là hệ thống cảm biến hỗ trợ theo dõi không gian ngay gần khu vực phía sau ô tô. Thông qua camera, radar hoặc công nghệ cảm biến, nó có thể phát hiện các phương tiện mà người lái không thể thấy ở bên cạnh hoặc phía sau xe. Hệ thống BSM hỗ trợ giám sát và phát cảnh báo cho tài xế nếu có phương tiện giao thông khác tiếp cận đến khu vực điểm mù của xe. Điều này giúp hạn chế khả năng va chạm và giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông. 

Hình ảnh minh họa hệ thống cảnh báo điểm mù BSM

Hình ảnh minh họa hệ thống cảnh báo điểm mù BSM

Khi nhận ra có phương tiện sắp đi vào điểm mù, hệ thống BSM sẽ phát tín hiệu cảnh báo dưới dạng đèn màu vàng trên gương chiếu hậu. Ngoài ra, cảnh báo còn có thể xuất hiện trên cột A của xe (cột giữa kính chắn gió và cửa trước) hoặc màn hình hiển thị head-up. Một số hệ thống BSM khác còn đưa ra những cảnh báo bằng âm thanh.

2. Cách thức hoạt động của cảnh báo điểm mù

Hầu hết các hệ thống cảnh báo điểm mù ô tô đều hoạt động dựa trên một nguyên lý nhất định. Thêm vào đó, chúng còn hoạt động nhờ sự kết hợp giữa nhiều bộ phận bao gồm: Hệ thống cảm ứng, bộ phận điều khiển và hệ thống cảnh báo. Cách thức hoạt động cụ thể của hệ thống BSM như sau:

  • Thông qua bộ phát sóng điện tử radar với tần số 24GHz được gắn trên gương chiếu hậu hoặc quanh thân xe, BSM quét mô phỏng các chướng ngại vật. Hệ thống sẽ quét trong bán kính 25m xung quanh xe ô tô.
  • Khi BSM cảm nhận được một phương tiện khác đang tiến tới, nó sẽ gửi thông báo đến hệ thống.
  • Hệ thống cảnh báo sẽ thông báo cho người lái bằng cách phát âm thanh, tạo cơ chế rung, hiển thị hình ảnh thực tế khu vực phía sau,… Điều này giúp người lái có thể kịp thời xử lý tình huống.

Cách thức hoạt động của cảnh báo điểm mù BSM

Cách thức hoạt động của cảnh báo điểm mù BSM

3. Phân loại hệ thống cảnh báo điểm mù

Hiện nay, hệ thống BSM có 2 loại chính gồm hệ thống cảnh báo điểm mù bị động và chủ động. Cụ thể như sau:

3.1. Cảnh báo điểm mù bị động

Cảnh báo điểm mù bị động là hệ thống cảnh báo trên một chiếc gương cầu lồi nhỏ. Nó thường được lắp đặt tại một góc của kính chiếu hậu ô tô. Đây là một hệ thống có thiết kế đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá ổn định và giúp chủ xe tiết kiệm chi phí. Lắp đặt cảnh báo điểm mù bị động giúp người lái dễ dàng quan sát khu vực bị che khuất ở phía sau xe.

Hệ thống BSM bị động có thiết kế khá đơn giản

Hệ thống BSM bị động có thiết kế khá đơn giản

3.2. Hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động

Đây là hệ thống hoạt động dựa trên sự kết hợp của các thiết bị radar, camera, đèn cảnh báo và âm thanh cảnh báo. Khi radar quét và phát hiện có phương tiện khác ở vị trí điểm mù, nó sẽ cảnh báo bằng cách phát âm thanh và nháy đèn. Ngoài ra, hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động còn cảnh báo thông qua việc rung vô lăng và hiển thị hình ảnh lên màn hình trung tâm. 

Chi phí lắp đặt hệ thống BSM chủ động cao hơn so với hệ thống bị động

Chi phí lắp đặt hệ thống BSM chủ động cao hơn so với hệ thống bị động

Trong các dòng xe hiện đại, hệ thống BSM không chỉ cung cấp cảnh báo mà còn hướng dẫn tài xế cách xử lý tình huống. Radar phát sóng điện thường được đặt ở trên gương chiếu hậu và xung quanh thân xe, trong khi camera được lắp đặt ở gương chiếu hậu. Mặc dù chi phí lắp đặt hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động thường cao hơn và thiết kế phức tạp hơn, nhưng hiệu quả mà nó mang lại vượt xa so với hệ thống bị động.

4. Các tính năng của cảnh báo điểm mù

Dưới đây là 4 tính năng cơ bản của hệ thống cảnh báo điểm mù mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Tính năng phát hiện điểm mù

Phát hiện điểm mù là tính năng đầu tiên của hệ thống BSM mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Tính năng phát hiện điểm mù sẽ hoạt động khi ô tô di chuyển với vận tốc lớn hơn 30km/h. Nó có khả năng phát hiện cùng lúc 5 vật thể chuyển động trong khu vực điểm mù của xe với khoảng cách lên tới 25m. Ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu, tính năng này vẫn có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Tính năng đầu tiên của hệ thống BSM cảnh báo điểm mù

Tính năng đầu tiên của hệ thống BSM cảnh báo điểm mù

4.2. Cảnh báo phương tiện cắt ngang

Được trang bị thiết bị radar với bước sóng milimet ở cản sau, hệ thống cảnh báo điểm mù rất hữu ích trong việc cảnh báo phương tiện cắt ngang. Điều này giúp tài xế kịp thời xử lý khi xuất hiện các phương tiện ở phía sau bất ngờ băng qua. Cảm biến lùi và camera lùi của ôtô rất khó phát hiện các trường hợp bất ngờ cắt ngang. Do đó, xe phải cần đến hệ thống hỗ trợ cảnh báo điểm mù. 

Tính năng cảnh báo có phương tiện bất ngờ cắt ngang

Tính năng cảnh báo có phương tiện bất ngờ cắt ngang

4.3. Hỗ trợ chuyển làn

Hỗ trợ chuyển làn là một tính năng hữu hiệu khác của hệ thống cảnh báo điểm mù. Tính năng này giúp đảm bảo an toàn khi người điều khiển ô tô muốn chuyển làn đường. Nếu phương tiện ở làn bên cạnh vượt lên phía trước khi xe chuyển làn, hệ thống sẽ nháy đèn, phát âm thanh liên tục để đưa ra cảnh báo.

Tính năng này giúp người lái chuyển làn một cách an toàn

Tính năng này giúp người lái chuyển làn một cách an toàn

4.4. Cảnh báo mở cửa

Khi người lái dừng xe, thiết bị cảnh báo điểm mù sẽ lưu điện trong vòng 1 phút. Điều này nhằm phát hiện các phương tiện băng lên trong khu vực điểm mù và giảm thiểu nguy hiểm cho người bước ra từ trong xe. Đây cũng là tính năng cuối cùng của hệ thống BSM cảnh báo điểm mù mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

Tính năng cảnh báo mở cửa của hệ thống BSM

Tính năng cảnh báo mở cửa của hệ thống BSM

5. Có nên lắp đặt thiết bị cảnh báo điểm mù?

Vậy việc lắp thêm cảnh báo điểm mù có đáng tiền không? Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp hệ thống này như một tùy chọn thêm khi bạn mua xe. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tự quyết định xem có nên đầu tư hệ thống này cho xế yêu của mình hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên xem xét 4 yếu tố như sau:

  • Kích thước xe: Ô tô có kích thước càng lớn sẽ càng có nhiều điểm mù hơn. Vậy nên, hệ thống này sẽ là một trang bị hữu ích cho những dòng xe SUV cỡ lớn.
  • Tầm nhìn trên chiếc xe: Nếu xe của bạn có tầm quan sát rộng và được thiết kế với cửa kính có kích thước lớn, bạn có thể không cần đến hệ thống BSM.
  • Điều kiện vận hành của xe: Hệ thống cảnh báo điểm mù hoạt động rất hiệu quả khi xe lưu thông ở đường lớn có nhiều làn và đường cao tốc. Nếu bạn chỉ điều khiển xe trên những con đường 1 làn hoặc thường gặp tình trạng “xe đông, di chuyển chậm”, bạn có thể không cần đến hệ thống này. Bởi hệ thống BSM gần như trở nên vô dụng và đôi khi khá phiền phức trong những trường hợp như trên.
  • Trực tiếp trải nghiệm để cảm nhận: Khi bạn trực tiếp trải nghiệm, bạn có thể đánh giá chính xác nhất về hệ thống này. Hãy thử điều khiển một chiếc ôtô có trang bị BSM và đưa ra quyết định xem nó có đáng tiền và có nên lắp đặt hay không nhé!

Nên hay không nên lắp đặt hệ thống BSM cảnh báo điểm mù

Nên hay không nên lắp đặt hệ thống BSM cảnh báo điểm mù

Tóm lại, nếu chiếc xế yêu của bạn có kích thước lớn, tầm quan sát thấp, bạn thường xuyên lưu thông trên cao tốc, BSM sẽ cực kỳ hữu dụng. Nếu không thuộc vào các trường hợp trên, bạn không nhất thiết phải trang bị hệ thống này cho xe. Bởi việc lắp hệ thống cảnh báo điểm mù có thể làm bạn tốn một khoản chi phí không cần thiết, khiến hệ thống điện trở nên phức tạp hơn.

Bài viết trên đây bao gồm những thông tin cơ bản về hệ thống cảnh báo điểm mù mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về hệ thống BSM thông qua bài viết. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì, hãy liên hệ ngay với Wuling EV Việt Nam để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận