Lỗi không xi nhan là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông không mong muốn. Việc hiểu rõ và sử dụng đúng cách xi nhan là rất quan trọng. Điều này nhằm giúp người lái xe hạn chế vi phạm lỗi này và đảm bảo an toàn giao thông. Cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu ngay mức phạt cụ thể của lỗi không xi nhan là bao nhiêu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Mức phạt cho lỗi không xi nhan là bao nhiêu?
Mức phạt lỗi không xi nhan được quy định rõ Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Tuỳ thuộc vào loại phương tiện tham gia giao thông, mức phạt sẽ khác nhau. Cụ thể mức phạt như sau:
1.1. Đối với xe ô tô
Theo Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt vi phạm lỗi không xi nhan tùy theo từng trường hợp như sau:
- Dừng đỗ xe mà không bật xi nhan báo trước: Phạt 200.000 đến 400.000 đồng.
- Chuyển làn đường không có tín hiệu xi nhan báo trước: Phạt 400.000 đến 600.000 đồng.
- Xe chuyển hướng nhưng không bật xi nhan báo rẽ: Phạt 800.000 - 1.000.000 đồng.
- Lùi xe không có xi nhan báo hiệu: Phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
- Xe ô tô không bật xi nhan báo hiệu khi chuyển làn trên đường cao tốc: Phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Xe không bật xi nhan báo hiệu khi vượt: Phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.
Xe ô tô vi phạm lỗi không xi nhan có thể bị phạt từ 200.000 - 6.000.000 đồng
1.2. Đối với xe máy
Theo Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, vi phạm lỗi không xi nhan trên xe máy sẽ bị xử phạt như sau:
- Trường hợp xe chuyển làn nhưng không bật xi nhan báo trước: Phạt tiền 100.000 - 200.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không có xi nhan báo rẽ: Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng (trừ trường hợp xe đi vào đoạn đường cong không giao nhau).
- Những người điều khiển không bật xi nhan có thể không bị tước giấy phép lái xe. Nhưng có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe nhằm đảm bảo tuân thủ quy định đèn xi nhan và đảm bảo an toàn giao thông.
Xe máy vi phạm lỗi không xi nhan có thể bị phạt từ 100.000 - 600.000 đồng
2. Theo quy định cần bật xi nhan lúc nào?
Theo Khoản 1, 2 Điều 15 và Khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc sử dụng làn đường và điều khiển phương tiện như sau:
- Trên đường có nhiều làn đường dành cho xe đi cùng chiều và được phân biệt bằng vạch phân làn, người lái phải cho giữ cho xe đi trong một làn đường và chỉ được phép chuyển làn đường tại những nơi được cho phép; khi chuyển làn đường phải sử dụng tín hiệu báo trước (thường gọi là đèn xi nhan) và bảo đảm an toàn.
- Người lái xe muốn chuyển hướng phải giảm tốc độ và bật tín hiệu báo rẽ hướng cho các xe phía sau.
- Trong quá trình điều khiển, người lái xe (kể cả ô tô điện) phải nhường đường cho người đi bộ, người đi xe đạp trên làn đường dành riêng cho mình. Đồng thời nhường các phương tiện đang đi ngược chiều và chỉ được rẽ nếu quan sát thấy không cản trở hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
Người điều khiển muốn chuyển hướng phải bật tín hiệu báo cho các xe phía sau
Do đó, đèn xi nhan đóng vai trò là tín hiệu báo hiệu hướng rẽ khi tham gia giao thông. Khi điều khiển xe, việc tuân thủ quy định về làn đường và báo hiệu (sử dụng đèn xi nhan) là điều cần thiết. Nếu không tuân thủ để mắc lỗi không xi nhan thì sẽ bị phạt, kể cả xe ô tô điện cũng bị phạt như xe ô tô chạy bằng nhiên liệu.
3. Những trường hợp thường gặp
Trên thực tế, không ít vụ mắc lỗi không xi nhan đã xảy ra nhiều vụ va chạm tai nạn không mong muốn. Dưới đây là những trường hợp mà người lái xe thường mắc phải:
3.1. Không qua đường nhưng vẫn bật xi nhan
Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định mức xử phạt cụ thể cho hành vi bật xi nhan nhưng không rẽ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển nên sử dụng xi nhan một cách cần thiết.
Rẽ hướng nhưng không xi nhan là trường hợp lỗi phổ biến hiện nay
3.2. Bật xi nhan chậm
Theo Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, vi phạm bật đèn xi nhan chậm sau khi đã chuyển hướng, chuyển làn được xác định như sau:
- Đối với người điều khiển xe mô tô, gắn máy và các loại xe tương tự (bao gồm cả xe máy điện): Phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng.
- Đối với người lái xe ô tô (bao gồm cả ô tô điện): Phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Xi nhan chậm sẽ bị phạt theo quy định
3.3. Lỗi chuyển làn trên cao tốc nhưng không bật xi nhan
Trên đường cao tốc, lỗi chuyển làn không xi nhan ô tô được coi là một vi phạm giao thông nghiêm trọng. Ngoài việc bị xử phạt hành chính, người điều khiển còn có thể bị tước bằng lái xe. Mức phạt cụ thể được quy định theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Đối với ô tô: Phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng, tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng và từ 2 - 4 tháng nếu xe gây tai nạn.
- Đối với xe máy chuyên dùng, xe đầu kéo: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông từ 2 - 4 tháng.
Lỗi chuyển làn nhưng không bật xi nhan sẽ bị phạt tiền và bị tước giấy phép lái xe
3.4. Lỗi xi nhan có bị giữ giấy tờ không?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, vi phạm lỗi không xi nhan có thể dẫn đến việc bị tước giấy phép lái xe tùy theo từng trường hợp. Cụ thể như sau:
- Đối với xe máy: Người lái xe không bị tước bằng lái xe nhưng sẽ bị tạm giữ giấy tờ. Sau khi nộp phạt, giấy tờ sẽ được trả lại cho người lái.
- Đối với xe ô tô: Người lái sẽ bị tước quyền sử dụng bằng lái xe trong các trường hợp như sau:
- Xe không sử dụng đèn xi nhan khi vượt hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Khi dừng/ đỗ hoặc chuyển làn trên đường cao tốc, xe không có tín hiệu báo trước và gây tai nạn: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng.
Người mắc lỗi không xi nhan sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng
4. Lưu ý khi sử dụng đèn xi nhan
Khi sử dụng đèn xi nhan, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Đảm bảo đèn xi nhan hoạt động bình thường và không bị hỏng bằng cách kiểm tra đèn xi nhan và đèn chiếu sáng trước khi lưu thông.
- Luôn bật đèn xi nhan khi thực hiện chuyển hướng, rẽ trái/phải, quay đầu hoặc vượt xe.
- Sử dụng đèn xi nhan khoảng 30-50m trước thời điểm thực hiện chuyển hướng. Điều này nhằm đảm bảo các phương tiện xung quanh có thời gian nhận biết và phản ứng kịp thời.
- Tắt đèn xi nhan ngay sau khi hoàn thành việc chuyển hướng để tránh hiểu lầm cho người điều khiển phương tiện phía sau.
- Luôn quan sát và xử lý nhường đường một cách an toàn khi bật đèn xi nhan để chuyển hướng. Việc này giúp tăng cường an toàn giao thông và giảm nguy cơ tai nạn.
Lưu ý những điều sau để không mắc lỗi xi nhan
Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết và mức phạt khi vi phạm lỗi không xi nhan. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào thì liên hệ ngay để được Wuling EV Việt Nam giải đáp nhé!