Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Phân loại ô tô điện có những loại nào? Ưu và nhược điểm

08/04/2024 07:30

Hiểu biết về phân loại ô tô điện sẽ giúp bạn biết được ưu, nhược điểm từng dòng xe, tìm ra chiếc xe phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Để khám phá cụ thể hơn về khái niệm, đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm của các dòng xe điện hiện nay, hãy theo dõi bài viết sau đây của Wuling EV Việt Nam. Cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin. 

Sau đây là bảng phân loại ô tô điện cùng thống kê ưu, nhược điểm của từng dòng xe:

Tên dòng xe điện

Ưu điểm

Nhược điểm

BEV - Xe điện chạy pin

- Không phát thải CO2

- Động cơ êm

- Giá thành rẻ

- Phụ thuộc vào pin sạc

- Cần sạc nhiều nếu đi xa

HEV - Xe lai điện

- Giảm phát thải CO2

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Đi xa

- Chi phí cao

- Khó bảo trì

PHEV - Xe lai điện sạc ngoài

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Giảm thải CO2

- Đi xa

- Giá thành cao

- Ít mẫu mã

- Khó bảo trì

FCEV - Xe nhiên liệu Hydro

- Không phát thải CO2

- Nạp khí Hydro nhanh chóng

- Giá thành đắt đỏ

- Trạm nạp hạn chế

- Khó bảo trì

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, ưu, nhược của từng dòng xe, hãy theo dõi thêm thông tin trong nội dung dưới đây. 

1. BEV - Xe điện chạy pin

1.1 Định nghĩa, đặc điểm

Hiện nay, việc phân loại ô tô điện thường dựa trên nguồn nguyên liệu hoạt động. Xe điện chạy pin (BEV) là loại xe hoàn toàn sử dụng động cơ điện thay vì xăng như trước đây. Xe BEV hoạt động hoàn toàn dựa vào nguồn điện lưu trữ trong các bộ pin có thể nạp lại. 

Đặc điểm nổi bật của BEV là không sử dụng động cơ xăng. Từ đó, dòng xe này không phát thải khí CO2 hay các chất gây ô nhiễm khác ra môi trường. Nguồn điện của xe điện chạy pin được nạp từ các nguồn bên ngoài và có thể từ phanh tái tạo trong xe.

Xe điện chạy pin BEV

Xe điện chạy pin BEV

BEV hoạt động hoàn toàn dựa vào động cơ điện và nguồn năng lượng từ pin sạc, không sử dụng động cơ xăng hay dầu diesel. Các xe BEV được trang bị pin có dung lượng lớn, cho phép di chuyển được quãng đường dài hơn giữa các lần sạc. Hệ thống phanh tái tạo trên xe BEV giúp chuyển đổi năng lượng khi phanh thành điện năng và nạp lại vào pin. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và kéo dài quãng đường di chuyển.

Một số dòng xe BEV nổi tiếng hiện nay có thể kể đến như Wuling EV Mini, Mahindra Verito, MG ZS, TATA Tigor, Hyundai Kona,... 

Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng xe điện chạy pin chất lượng, êm ái thì Wuling EV sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Xe điện của Wuling kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và thiết kế hiện đại. Các dòng xe BEV của Wuling được trang bị nhiều tính năng nổi bật, giúp khách hàng có trải nghiệm di chuyển êm ái. 

Xe ô tô điện chạy pin Wuling Mini EV

Xe ô tô điện chạy pin Wuling Mini EV

Khung xe thép cường độ cao được thiết kế đạt tiêu chuẩn CNAS, hệ thống giám sát áp suất lốp gián tiếp, thiết bị chống bó cứng phanh ABS,... Tất cả đều được Wuling tích hợp vào các dòng xe, giúp các sản phẩm đạt an toàn, tiện lợi và thoải mái nhất. 

Hãy đăng ký lái thử ngay để có trải nghiệm di chuyển khác biệt với Wuling. Chắc chắn dòng xe này sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất!

1.2 Ưu, nhược điểm của xe BEV

Sau đây là một số ưu, nhược điểm của dòng xe BEV mà bạn cần biết để đưa ra quyết định mua xe chính xác nhất:

Ưu điểm của xe BEV:

  • Xe BEV hoàn toàn không phát thải khí carbon dioxide, giúp giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người dùng.
  • Với động cơ điện cao cấp, xe hoạt động êm ái và không gây tiếng ồn. Nhờ đó, xe BEV mang đến trải nghiệm lái xe thoải mái hơn.
  • So với các dòng xe điện khác, BEV thường có giá thành thấp hơn. Vì vậy, dòng xe này thường dễ tiếp cận hơn với người dùng.

Xe BEV hoàn toàn không phát thải khí carbon dioxide

Xe BEV hoàn toàn không phát thải khí carbon dioxide

Nhược điểm của BEV:

  • Xe BEV hoàn toàn phụ thuộc vào pin sạc. Điều này có thể gây bất tiện cho người dùng nếu không có nguồn sạc gần hoặc hệ thống sạc chưa phát triển đầy đủ.
  • Để di chuyển khoảng cách xa, bạn có thể cần phải sạc lại nhiều lần. Đây là một trong những khó khăn khi bạn cần di chuyển đoạn đường dài mà không có đủ trạm sạc.

2. HEV - Xe lai điện

2.1 Định nghĩa, đặc điểm

Xe lai điện (HEV) là một giải pháp kết hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong. Trong điều kiện di chuyển chậm, động cơ điện hoạt động chính. Từ đó, động cơ này sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu phát thải. Khi xe cần tăng tốc, động cơ xăng sẽ hỗ trợ động cơ điện. Nhờ đó, xe đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu. Hệ thống phanh tái sinh trên xe HEV chuyển hóa năng lượng từ quá trình giảm tốc thành điện năng, nạp lại pin và góp phần tiết kiệm năng lượng.

Xe lai điện HEV kết hợp giữa động cơ điện và đốt trong

Xe lai điện HEV kết hợp giữa động cơ điện và đốt trong

Động cơ điện và động cơ xăng trên xe HEV được điều khiển bởi hệ thống máy tính thông minh. Nhờ vậy, xe có thể đảm bảo sự đồng bộ và tối ưu trong hiệu suất sử dụng nhiên liệu trong vận hành. Một số dòng xe HEV thường gặp có thể kể đến như Toyota Prius, Honda Insight, Ford Escape Hybrid,...

2.2 Ưu, nhược điểm của xe HEV 

Cũng như các loại xe ô tô điện khác, xe HEV cũng sở hữu nhiều ưu, nhược điểm, Bạn có thể tham khảo các ưu, nhược điểm sau đây để tìm được dòng xe phù hợp:

Ưu điểm của xe HEV:

  • Nhờ vào khả năng tự tái tạo của động cơ điện, xe HEV giúp giảm lượng khí CO2 phát thải ra môi trường.
  • Sự kết hợp giữa động cơ xăng và động cơ điện giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm chi phí vận hành.
  • Hệ thống điều khiển tự động giúp xe hoạt động hiệu quả, trơn tru.

Xe điện HEV sở hữu nhiều ưu, nhược điểm khác nhau

Xe điện HEV sở hữu nhiều ưu, nhược điểm khác nhau

Nhược điểm của xe HEV: 

  • Xe HEV thường có giá thành cao hơn so với các dòng xe truyền thống và một số loại xe điện khác.
  • Xe HEV có công nghệ mới và thiết kế phức tạp. Vì vậy, việc bảo trì và sửa chữa có thể gặp khó khăn và tốn nhiều chi phí.

3. PHEV - Xe lai điện sạc ngoài

3.1 Định nghĩa, đặc điểm

Xe lai điện sạc ngoài (PHEV) là sự kết hợp hoàn hảo giữa xe ô tô điện và các dòng xe truyền thống. Dòng xe này nổi bật với khả năng sạc pin từ nguồn điện bên ngoài. Xe điện PHEV không chỉ dựa vào phanh tái sinh để tái tạo năng lượng. Thay vào đó, xe điện PHEV còn cho phép sạc pin từ các trạm sạc hoặc nguồn điện gia đình. Nhờ vào nguồn năng lượng điện được cung cấp chủ động và mạnh mẽ, điện trở thành động cơ hoạt động chính của xe thay vì xăng.

Dòng xe lai điện sạc ngoài PHEV

Dòng xe lai điện sạc ngoài PHEV

PHEV nổi bật với khả năng di chuyển quãng đường xa hơn so với các dòng xe BEV hoặc HEV. Đồng thời, dòng xe này còn tiết kiệm nhiên liệu từ 30-60% so với xe sử dụng động cơ đốt trong thông thường. PHEV cũng có thể hoạt động ở hai chế độ: Chế độ chạy hoàn toàn bằng điện và chế độ hybrid. Chế độ Hybrid là nơi cả động cơ điện và xăng cùng hoạt động để tối ưu hóa hiệu suất. Một số mẫu xe lai điện sạc ngoài được sử dụng phổ biến có thể kể đến như Ford C-Max Energi, Mercedes C350e, Ford Fusion Energi, Audi A3 E-tron, Mini Cooper SE Countryman,…

3.2 Ưu, nhược điểm của xe PHEV 

Sau đây là một số ưu, nhược điểm của dòng xe ô tô điện PHEV:

Ưu điểm của xe PHEV:

  • Xe PHEV giúp giảm tiêu thụ xăng, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu.
  • Với khả năng chạy bằng điện trong quãng đường ngắn, xe PHEV giảm thiểu lượng khí thải CO2 ra môi trường.
  • PHEV cho phép sử dụng cả điện và xăng. Điều này đảm bảo xe luôn sẵn sàng cho những chuyến đi xa mà không lo lắng về việc hết pin.

Dòng xe PHEV giúp giảm tiêu thụ xăngDòng xe PHEV giúp giảm tiêu thụ xăng

Nhược điểm của xe PHEV:

  • Xe PHEV thường có giá cao hơn so với xe truyền thống và các loại xe hybrid khác. Nguyên nhân đến từ công nghệ tiên tiến và tính năng đa dạng của dòng xe này.
  • Hiện nay, lựa chọn mẫu xe PHEV còn hạn chế. Điều này khiến người tiêu dùng ít có sự đa dạng khi chọn mua.
  • Do công nghệ chưa phổ biến rộng rãi, việc bảo trì và bảo dưỡng xe PHEV có thể gặp khó khăn và tốn kém.

4. FCEV - Xe nhiên liệu Hydro

4.1 Định nghĩa, đặc điểm

Một trong các loại ô tô điện được sử dụng phổ biến nhất là xe nhiên liệu Hydro (FCEV). Đây là loại xe ô tô sử dụng công nghệ pin nhiên liệu để chuyển hóa khí Hydro thành điện năng. Từ đó, điện sẽ cung cấp năng lượng cho động cơ xe. Loại xe này được trang bị một ngăn xếp pin nhiên liệu. Đây là nơi khí Hydro được nạp vào thông qua các trạm nạp chuyên dụng. Và sau đó, khí Hydro được chuyển hóa thành điện năng để vận hành xe.

Dòng xe ô tô nhiên liệu Hydro FCEV

Dòng xe ô tô nhiên liệu Hydro FCEV

Hiện nay, một số vấn đề liên quan đến môi trường về việc tạo ra pin nhiên liệu Hydro vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, sự hữu ích của dòng xe này là không thể bàn cải và được xếp vào các loại xe ô tô điện phổ biến. Sau đây là các dòng xe FCEV mà khách hàng nền biết: Toyota Mirai, Hyundai Tucson FCEV, Hyundai Nexo, Riversimple Rasa, Honda Clarity Fuel Cell,...

4.2 Ưu, nhược điểm của xe FCEV 

Các ưu, nhược điểm của xe FCEV mà bạn cần biết để tìm được dòng xe phù hợp nhất:

Ưu điểm của xe FCEV:

  • Xe FCEV không phát thải khí CO2 trong quá trình vận hành, giúp bảo vệ môi trường.
  • So với việc sạc điện cho các loại xe điện khác, việc nạp Hydro cho xe FCEV diễn ra rất nhanh. Thời gian sạc thường chỉ mất vài phút.

Xe nhiên liệu Hydro FCEV có thời gian sạc ngắn

Xe nhiên liệu Hydro FCEV có thời gian sạc ngắn

Nhược điểm của xe ô tô điện FCEV:

  • Xe FCEV có chi phí cao do công nghệ phức tạp và nguyên liệu đắt tiền.
  • Hiện nay, số lượng trạm nạp Hydro còn rất ít. Điều này gây khó khăn cho việc sử dụng xe FCEV trên diện rộng.
  • Do công nghệ này chưa phổ biến, việc bảo trì và sửa chữa xe FCEV còn gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến phân loại ô tô điện. Trong tương lai, những dòng xe ô tô điện này dần sẽ chiếm ưu thế với thị trường rộng lớn. Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các dòng xe điện chất lượng, phù hợp với túi tiền thì hãy tham khảo thêm các sản phẩm ô tô điện tại Wuling EV Việt Nam

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận