Tiêu chuẩn EPA xe điện là một trong những chỉ số bạn cần quan tâm hàng đầu khi chọn mua một chiếc ô tô điện. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ chỉ số này có ý nghĩa gì, nó được đo lường dựa trên tiêu chí gì? Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu về tiêu chuẩn EPA qua bài viết này nhé!
>>>> XEM NGAY: Bảng giá xe ô tô điện và các dòng xe mới nhất
1. Tiêu chuẩn EPA xe điện là gì?
EPA là tiêu chuẩn kiểm tra của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (Environmental Protection Agency). Quy trình đánh giá ô tô điện của EPA có tên là Multi-Cycle City/Highway Test Procedure (quy trình kiểm tra thành phố/đường cao tốc nhiều chu kỳ).
Quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn EPA xe điện bắt đầu bằng việc sạc đầy pin và đỗ xe nghỉ qua đêm. Sáng hôm sau, EPA sẽ tiến hành lái xe trong điều kiện mô phỏng đô thị (kéo dài 31 phút) và đường cao tốc (13 phút) với tốc độ tối đa 100 km/h. Quy trình này sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến khi xe cạn pin. Điều này cho phép EPA đo lường chính xác phạm vi di chuyển, hiệu suất tiêu thụ năng lượng và các thông số khác của ô tô điện.
Tìm hiểu khái niệm tiêu chuẩn EPA xe điện là gì
Ngoài ra, phạm vi di chuyển của xe điện cũng phụ thuộc khá lớn vào nhiệt độ môi trường. Điều kiện môi trường quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm giảm phạm vi hoạt động của xe. Do đó, EPA tiến hành quy trình thử nghiệm trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau nhằm đưa ra đánh giá chính xác và đầy đủ.
>>>> XEM NGAY: Bán xe ô tô điện mini bán chạy nhất trên thế giới
2. Tiêu chuẩn EPA được đo lường như thế nào?
EPA sẽ thực hiện 2 đo lường chính: đo lường trong điều kiện đô thị (UDDS - Urban Dynamometer Driving Schedule) và đo lường đường cao tốc (HWFET - Highway Fuel Economy Test). Trước khi bắt đầu thử nghiệm, xe sẽ được sạc đầy pin và để qua đêm.
Khi thử nghiệm bắt đầu, các chu kỳ UDDS và HWFET liên tục được thực hiện cho đến khi pin xe cạn hoàn toàn với tỷ lệ 55% HWFET và 45% UDDS. Sau đó, xe được sạc đầy pin bằng một bộ đo công suất chính xác, nhằm tính toán hiệu suất của bộ sạc trên xe.
Quy trình đo lường tiêu chuẩn EPA xe điện
Vì đây là thử nghiệm phòng thí nghiệm nên một hệ số hiệu chỉnh sẽ được áp dụng để mô phỏng chính xác hơn với điều kiện thực tế. Hệ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và phụ thuộc vào số lượng chu kỳ lái xe đã được thử nghiệm.
Ví dụ, nếu một chiếc xe đạt được phạm vi 100 dặm trong chu kỳ HWFET và hệ số hiệu chỉnh là 0,8 thì phạm vi chính thức sẽ là 80 dặm. Nhìn chung, chu kỳ thử nghiệm tiêu chuẩn EPA xe điện được xem là chu trình nghiêm ngặt nhất trong số các chu trình hiện đang được sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiêu chuẩn EPA có thể không nhất quán trên tất cả các loại ô tô điện.
3. Tiêu chuẩn EPA, NEDC, WLTP: Tiêu chuẩn nào chính xác nhất?
Để so sánh mức độ chính xác của các tiêu chuẩn EPA, NEDC và WLTP, trước tiên chúng ta cần hiểu được định nghĩa của từng tiêu chuẩn:
- NEDC – New European Driving Cycle: Đây là tiêu chuẩn đánh giá xe do Ủy ban Kinh tế Liên hiệp quốc về châu Âu (UNECE) phát triển từ năm 1970 và được cập nhật lần cuối vào năm 1997. Ban đầu, NEDC được tạo ra chỉ nhằm mục đích đánh giá xe tại thị trường châu Âu. Nhưng về sau, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, NEDC dần được áp dụng rộng rãi tại châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Australia.
- WLTP – Worldwide Harmonized Light Vehicle Test Procedure: Về sau, tiêu chuẩn NEDC dần trở nên lạc hậu và không còn phù hợp. Vì vậy kể từ tháng 9/2017, UNECE chính thức áp dụng WLTP để thay thế cho NEDC.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn EPA, NEDC và WLTP
Các bài đánh giá theo quy chuẩn EPA có mức độ phức tạp hơn đáng kể so với NEDC và WLTP. Điều này giúp EPA cho ra kết quả đạt được sát với thực tế sử dụng xe hơn, vì vậy mức độ chính xác là cao nhất. Bên cạnh đó, WLTP là tiêu chuẩn đáng tin cậy xếp thứ hai giúp bạn xác định phạm vi thực tế của một chiếc ô tô điện.
Dưới đây là bảng so sánh mức độ chính xác của các tiêu chuẩn được thử nghiệm trên nhiều dòng xe khác nhau:
Mẫu xe | NEDC | WLTP | EPA |
Volkswagen E-Golf 2017 | 300 km | 231 km | 190 km |
BMW i3 2019 | 223 dặm (359 km) | 177-193 dặm (285-310 km) | 153 dặm (246 km) |
Bảng so sánh mức độ chính xác của các tiêu chuẩn EPA, NEDC và WLTP
Khi tạp chí Car and Driver chạy thử chiếc BMW i3 2019, họ đã nhận được kết quả quãng đường di chuyển được tương đương với kết quả của bài đánh giá tiêu chuẩn EPA xe điện. Ngoài ra, một đơn vị khác là Inside EVs cũng tự tiến hành kiểm nghiệm và ghi nhận được kết quả là 141 dặm (227 km). Kết quả này sát với số liệu EPA hơn so với các tiêu chuẩn còn lại như NEDC hay WLTP.
Bài viết trên đây của Wuling EV Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn EPA xe điện. Có thể thấy tiêu chuẩn EPA đang dần trở thành chuẩn mực đáng tin cậy nhất khi cho ra kết quả đo lường phạm vi hoạt động của xe điện chuẩn xác nhất. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ chỉ số EPA trên chiếc xe để đưa ra lựa chọn mua đúng đắn nhất nhé!
>>>> XEM NGAY: Nguyên lý hoạt động ô tô điện: Tìm hiểu cách hoạt động từ A-Z