Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Túi Khí Xe Ô Tô Là Gì? Tầm Quan Trọng Túi Khí Ít Người Biết

Tin chuyên ngành
02/04/2024 09:00

Túi khí xe ô tô là một phần của hệ thống an toàn được thiết kế để bảo vệ người lái và hành khách trong trường hợp va chạm. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ về tầm quan trọng của chúng trong việc giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam khám phá thêm về vai trò quan trọng của túi khí trên xe ô tô trong bài viết dưới đây.

1. Túi khí xe ô tô là gì?

Túi khí xe ô tô là một phần quan trọng của hệ thống an toàn được gọi là Supplemental Restraint System (SRS). Nó được thiết kế để bảo vệ người lái và hành khách trong trường hợp xảy ra va chạm. Thiết bị thụ động được tích hợp trong các phần của ô tô như tay lái, bảng điều khiển hoặc cột lái.

Túi khí trên xe ô tô có khả năng hấp thụ một phần lực va đập bằng cách phồng nhanh chóng khi xảy ra va chạm. Quá trình này tạo ra một lớp đệm hơi giữa người và các phần cứng trong xe. Điều này giảm thiểu tổn thương trực tiếp lên cơ thể. Nó đặc biệt quan trọng trong các va chạm mạnh, ngăn chặn nguy cơ chấn thương đầu và cột sống. Ngoài ra, nó cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho người lái và hành khách trong trường hợp tai nạn xảy ra.

Hình minh họa về túi khí xe ô tô

Hình minh họa về túi khí xe ô tô

Các loại túi khí trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ tổn thương khi xảy ra tai nạn giao thông. Cùng với dây an toàn, túi khí tạo thành một hệ thống an toàn toàn diện cho người sử dụng ô tô. Nó giúp cải thiện khả năng sống sót và giảm thiểu tổn thương trong các tình huống không may xảy ra trên đường.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí trên xe ô tô

Ngày nay, tai nạn giao thông là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn thế giới. Túi khí xe ô tô đã trở thành một phần không thể thiếu để giảm thiểu tổn thương cho người lái và hành khách. Để hiểu rõ hơn về vai trò của nó, chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí.

2.1. Cấu tạo túi khí ô tô

Cấu tạo túi khí ô tô được xây dựng từ ba thành phần chính: hệ thống cảm biến, bộ phận kích nổ và túi khí. Túi khí xe ô tô được kích hoạt thông qua một hệ thống cảm biến đa dạng. Các cảm biến này bao gồm cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm và cảm biến áp suất. Khi có sự va chạm xảy ra, các cảm biến này gửi tín hiệu tới bộ điều khiển túi khí. Qua quá trình này, hệ thống được kích hoạt để bảo vệ người lái và hành khách.

Bộ phận kích nổ là một phần quan trọng của túi khí trên ô tô. Nhiệm vụ của bộ phận này là tạo ra một lượng lớn khí trong thời gian ngắn nhất khi có va đập xảy ra. Khí này sẽ được dùng để phồng túi khí nhanh chóng, tạo ra một lớp đệm an toàn cho người trên xe ô tô.

Cảm biến va chạm trên xe ô tô, một phần quan trọng của hệ thống túi khí

Cảm biến va chạm trên xe ô tô, một phần quan trọng của hệ thống túi khí

Túi khí được làm từ vải có độ bền cao và có khả năng co dãn tốt. Vật liệu này thường là nylon hoặc polyester được thiết kế đặc biệt để chịu được áp lực khi túi khí phồng. Đồng thời túi khí được gấp gọn và đặt ở các vị trí chiến lược trong xe ô tô.

2.2. Nguyên lý hoạt động cảm biến túi khí ô tô

Hệ thống cảm biến túi khí ô tô tích hợp nhiều loại cảm biến như cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh. Các cảm biến này gửi tín hiệu đến bộ điều khiển túi khí (ACU), chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu và xác định mức độ va chạm. Khi mức độ va chạm vượt quá ngưỡng cho phép, ngòi nổ trong bộ thổi túi khí được kích hoạt.

Ngòi nổ bắt đầu sản sinh dòng điện cường độ từ 1A đến 3A trong thời gian ngắn để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí tạo ra lượng khí lớn. Lượng khí này nhanh chóng bơm vào túi khí tạo thành một tấm đệm an toàn giữa người ngồi và các phần cứng trong xe.

Hệ thống cảm biến túi khí ô tô giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho người lái và hành khách trong trường hợp tai nạn giao thông xảy ra

Hệ thống cảm biến túi khí ô tô giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho người lái và hành khách trong trường hợp tai nạn giao thông xảy ra

Khí được nén trong túi khí xe ô tô và phồng lên với tốc độ lên đến khoảng 300km/h. Điều này tạo ra một lớp đệm bảo vệ trong vòng chưa đầy 0.04 giây. Sau khi phồng đầy, túi khí sẽ xẹp xuống nhanh chóng. Điều này giảm thiểu tổn thương cho người ngồi trong xe.

3. Các loại túi khí trên ô tô

Túi khí xe ô tô đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống an toàn của các phương tiện giao thông. Dưới đây là các loại túi khí trên ô tô và tính năng của chúng:

3.1. Túi khí phía trước tay lái

Túi khí phía trước tay lái được thiết kế để bảo vệ người lái trong va chạm trực diện với góc khoảng 30 độ tính về cả hai bên đầu xe. Khi có va chạm, túi khí này sẽ kích hoạt để giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho phần đầu và ngực của người lái. Nó cung cấp lớp bảo vệ bổ sung và kiểm soát kích hoạt để tránh túi khí phồng lên không cần thiết trong các tình huống va chạm nhẹ.

Tính năng bảo vệ của túi khí phía trước tay lái giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương

Tính năng bảo vệ của túi khí phía trước tay lái giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương

3.2. Túi khí bên hông sườn

Túi khí sườn là một phần quan trọng của hệ thống an toàn trên ô tô, bảo vệ người ngồi khi xe bị va chạm từ bên hông. Có ba loại chính là túi khí rèm, túi khí hông và cảm biến túi khí ô tô kết hợp cả hai chức năng bảo vệ. Khi xe chịu tác động mạnh hoặc nhiệt độ vượt quá 150 độ C, túi khí sườn sẽ được kích hoạt. Điều này đảm bảo an toàn cho hành khách trong trường hợp tai nạn.

Tính năng bảo vệ của túi khí sườn cung cấp an toàn cho hành khách trong mọi điều kiện và tình huống trên đường

Tính năng bảo vệ của túi khí sườn cung cấp an toàn cho hành khách trong mọi điều kiện và tình huống trên đường

3.3. Túi khí dưới đầu gối

Túi khí đầu gối giúp bảo vệ đầu gối của người lái trong trường hợp va chạm trực diện. Đây là một phần không thể thiếu của hệ thống an toàn tổng thể của ô tô. Đồng hành cùng các tính năng khác như túi khí xe ô tô phía trước và dây an toàn để bảo vệ hành khách trên đường đi.

Túi khí đầu gối người lái bảo vệ đầu gối của người lái trong va chạm trực diện

Túi khí đầu gối người lái bảo vệ đầu gối của người lái trong va chạm trực diện

3.4. Túi khí ở dây an toàn

Túi khí xe ô tô có tác dụng gì? Túi khí trên dây an toàn sẽ giúp hạn chế thương tổn cho phần ngực trong các tình huống va chạm. Chức năng này đảm bảo mức độ bảo vệ cao nhất cho người ngồi trên xe.

Túi khí trên dây an toàn giảm thiểu thương tổn cho phần ngực trong tai nạn xe 

Túi khí trên dây an toàn giảm thiểu thương tổn cho phần ngực trong tai nạn xe 

3.5. Túi khí phía trên trần xe

Túi khí xe ô tô phía trên trần xe được thiết kế để bảo vệ đầu và cổ của hành khách khi có va chạm từ phía trên. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong các tình huống tai nạn.

Túi khí phía trên trần xe bảo vệ đầu và cổ trong trường hợp va chạm từ trên cao

Túi khí phía trên trần xe bảo vệ đầu và cổ trong trường hợp va chạm từ trên cao

4. Lưu ý đối với hệ thống túi khí xe ô tô

Để đảm bảo hiệu suất và an toàn tối đa của hệ thống túi khí, có một số điều cần lưu ý như sau:

4.1. Không để đồ vật lên bộ phận túi khí

Hệ thống túi khí xe ô tô hoạt động với tốc độ cực kỳ nhanh để tạo ra lực mạnh và giảm thiểu tác động của va chạm. Điều này có thể khiến những vật liệu xung quanh bề mặt túi khí di chuyển bất thường. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, quan trọng nhất là không được đặt hoặc gắn thêm đồ vật lên bề mặt của túi khí (thường là mặt vô-lăng).

Hãy nhớ không đặt đồ vật trên bề mặt túi khí để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe 

Hãy nhớ không đặt đồ vật trên bề mặt túi khí để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe 

4.2. Ngồi đúng tư thế và thắt dây an toàn khi đi xe ô tô

Túi khí xe ô tô không hoạt động độc lập mà kết hợp với dây an toàn. Nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn khi xảy ra va chạm, cơ thể có thể lao về phía trước. Đồng thời khi túi khí bung ra có thể đẩy phần đầu đập vào kính lái. Điều này gây ra chấn thương nặng ở vùng ngực do lực bung lên đến 322 km/h. Vì vậy ngồi đúng tư thế và thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn cho mọi người trên xe.

Ngồi đúng tư thế và thắt dây an toàn để tránh chấn thương nặng trong trường hợp túi khí hoạt động khi xảy ra va chạm

Ngồi đúng tư thế và thắt dây an toàn để tránh chấn thương nặng trong trường hợp túi khí hoạt động khi xảy ra va chạm

4.3. Không được bắt chéo tay khi đang lái xe

Để lái xe an toàn người lái được khuyến cáo không nên bắt chéo tay trên vô lăng. Trong trường hợp các loại túi khí trên ô tô bung khi xảy ra va chạm. Lực nổ của túi khí có thể gây chấn thương cho tài xế nếu tư thế cầm lái không đúng chuẩn.

Hạn chế bắt chéo tay trên vô lăng giúp tránh chấn thương trong trường hợp túi khí phát huy tác dụng khi có va chạm

Hạn chế bắt chéo tay trên vô lăng giúp tránh chấn thương trong trường hợp túi khí phát huy tác dụng khi có va chạm

4.4. Không chạm vào phần trong của túi khí

Túi khí nổ do lượng khí lớn bên trong túi được kích hoạt qua quá trình đánh lửa. Hơi nóng sẽ lưu lại quanh khu vực túi khí xe ô tô một thời gian ngắn sau khi nổ. Do đó, chúng ta không nên chạm vào bên trong túi khí để tránh bị bỏng.

Tránh chạm vào bên trong túi khí sau khi nổ để ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng do nhiệt độ cao của hơi nóng

Tránh chạm vào bên trong túi khí sau khi nổ để ngăn ngừa nguy cơ bị bỏng do nhiệt độ cao của hơi nóng

4.5. Trẻ em dưới 12 tuổi không được ngồi ghế trước

Các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo rằng trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngồi ở ghế phía trước vì nhiều lý do an toàn. Trẻ em ở độ tuổi này thường hiếu động và tò mò, có thể gây nguy hiểm khi can thiệp vào điều khiển trong xe. Ngoài ra, trong trường hợp túi khí xe ô tô phát huy tác dụng, trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ cao bị tổn thương do lực va chạm mạnh vào cảm biến túi khí ô tô.

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngồi ở ghế phía trước để đảm bảo an toàn 

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên ngồi ở ghế phía trước để đảm bảo an toàn 

5. Những quan điểm sai lầm về túi khí

Túi khí xe ô tô đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống an toàn của ô tô. Nhưng nó vẫn tồn tại nhiều quan điểm sai lầm xoay quanh. Dưới đây là những sự thật cần được hiểu rõ để đối phó với những quan điểm sai lầm về túi khí.

5.1. Túi khí chỉ bung khi xe bị va chạm

Trong tâm trí của nhiều người khi xe ô tô va chạm các loại túi khí trên ô tô sẽ tự động bung ra. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Túi khí chỉ bung khi cảm biến đo được mức gia tốc dừng của xe đạt đến một ngưỡng nhất định, thường là từ 2G trở lên. Trong những trường hợp va chạm nhỏ, mức gia tốc thường không đủ để kích hoạt túi khí và dây an toàn sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ người ngồi.

Ví dụ một chiếc xe chạy với tốc độ 70km/h đâm vào một chiếc xe phía trước di chuyển với tốc độ khoảng 50km/h, nhưng vị trí túi khí trên ô tô không bung ra. Nguyên nhân là do xe phía sau không dừng lại quá đột ngột và mức gia tốc không đạt đến ngưỡng 2G.

Trong va chạm nhỏ, túi khí không bung do mức độ gia tốc không đủ và dây an toàn vẫn đảm bảo an toàn

Trong va chạm nhỏ, túi khí không bung do mức độ gia tốc không đủ và dây an toàn vẫn đảm bảo an toàn

Từ đó, có thể thấy rằng túi khí xe ô tô chỉ hoạt động khi đạt đến các điều kiện nhất định mà nhà sản xuất đã thiết lập. Việc túi khí không bung trong một số trường hợp va chạm là điều bình thường và không phải lỗi.

5.2. Túi khí bung chỉ khi thắt dây an toàn

Quan điểm rằng túi khí xe ô tô chỉ bung ra khi thắt dây an toàn là sai lầm. Việc hoạt động của túi khí không phụ thuộc vào việc bạn có thắt dây an toàn hay không. Cảm biến ghi nhận thông tin va chạm và ECU quyết định kích hoạt túi khí. Kiểm tra đèn báo lỗi trên bảng điều khiển có thể giúp phát hiện vấn đề trên hệ thống túi khí của xe.

Túi khí không chỉ bung khi thắt dây an toàn, quyết định bung túi khí phụ thuộc vào cảm biến va chạm và thông tin về tốc độ

Túi khí không chỉ bung khi thắt dây an toàn, quyết định bung túi khí phụ thuộc vào cảm biến va chạm và thông tin về tốc độ

5.3. Túi khí được trang bị ở tất cả dòng xe

Không phải tất cả các xe ô tô đều có túi khí, mặc dù nó là một tính năng an toàn cơ bản. Trong một số quốc gia túi khí xe ô tô trở thành bắt buộc. Nhưng ở những nơi khác (bao gồm cả Việt Nam) vẫn chưa có quy định về điều này. Do đó, việc kiểm tra hệ thống túi khí khi mua xe đặc biệt là xe đã qua sử dụng là rất quan trọng.

Mặc dù túi khí là một tính năng an toàn quan trọng nhưng không phải tất cả các xe ô tô đều được trang bị 

Mặc dù túi khí là một tính năng an toàn quan trọng nhưng không phải tất cả các xe ô tô đều được trang bị 

5.4. Túi khí trước sẽ an toàn cho trẻ

Túi khí xe ô tô phía trước không phải lúc nào cũng luôn an toàn cho trẻ nhỏ. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có thể bị tổn thương do lực bung lớn của túi khí. Nếu trẻ nhỏ ngồi ở ghế trước, hãy luôn kéo ghế ngồi lùi ra phía sau một chút. Tuy nhiên, tốt nhất là để trẻ nhỏ ngồi ở hàng ghế sau trừ những tình huống khẩn cấp.

Trẻ em ngồi ở ghế trước có nguy cơ bị tổn thương do túi khí phía trước

Trẻ em ngồi ở ghế trước có nguy cơ bị tổn thương do túi khí phía trước

Ngoài ra, khi chở trẻ nhỏ trong xe luôn cần sử dụng ghế an toàn phù hợp với tuổi và cân nặng của trẻ. Ghế an toàn cho trẻ em được thiết kế để cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ tối đa trong trường hợp va chạm. Việc đặt trẻ em ở hàng ghế sau và sử dụng đúng loại ghế an toàn sẽ giảm thiểu nguy cơ tổn thương đối với trẻ nhỏ trong mọi tình huống giao thông.

5.5. Túi khí bung có bụi rất độc

Bụi thải phát ra khi túi khí xe ô tô bung không độc hại. Khói bụi này chủ yếu là hỗn hợp khí Nitơ và bụi mịn được sử dụng để kích hoạt túi khí. Điều này không gây nguy hại cho sức khỏe.

Bụi thải phát ra khi túi khí bung không độc hại và không gây nguy hại cho sức khỏe

Bụi thải phát ra khi túi khí bung không độc hại và không gây nguy hại cho sức khỏe

Để đảm bảo an toàn, sau khi túi khí đã được kích hoạt bạn nên mở cửa hoặc cửa sổ để cho khí thoát ra và làm sạch không gian trong xe. Hành động này giúp loại bỏ bụi và khói một cách nhanh chóng. Đồng thời đảm bảo môi trường trong xe luôn sạch sẽ và an toàn cho mọi người.

6. Hướng dẫn tự thay túi khí xe ô tô

Tự thay túi khí trên xe ô tô là một kỹ năng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và duy trì xe của mình trong tình trạng tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách thay các loại túi khí trên ô tô một cách an toàn và hiệu quả.

  • Tắt động cơ xe và ngắt kết nối dây cáp âm.
  • Đợi khoảng 15 – 20 phút để bộ phận tụ điện mô đun của túi khí đã được ngắt hoàn toàn.
  • Ngắt cầu chì túi khí để đảm bảo an toàn, tránh bị giật hoặc túi khí đột ngột hoạt động. Có thể tham khảo về phần cầu chì trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.
  • Tháo các ốc vít tại cột vô lăng, tháo túi khí cũ ra. Tiếp tục nối túi khí mới vào dây điện rồi đặt về vị trí cũ vặn lại ốc vít.
  • Nối lại dây cáp âm vào vị trí ban đầu, kích hoạt cầu chì hoạt động trở lại.

Bạn nên đưa xe đi thay túi khí tại các garage chính hãng hoặc các xưởng sửa chữa xe lớn bên ngoài

Bạn nên đưa xe đi thay túi khí tại các garage chính hãng hoặc các xưởng sửa chữa xe lớn bên ngoài

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đến bài viết này. Hy vọng rằng thông tin về túi khí xe ô tô đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu hơn về tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ người lái và hành khách. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Wuling EV Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận