Xe ô tô bị giật khi đạp ga là một hiện tượng khá phổ biến mà các chủ xe thường gặp, báo hiệu động cơ xe đang bị trục trặc. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những xe đã sử dụng lâu năm, gây khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông khi lưu thông trên đường. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô tô bị giật khi lên ga là gì và cách khắc phục ra sao? Mời bạn cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xe ô tô bị giật khi đạp ga là do đâu?
Ô tô bị giật khi người lái đạp ga là một tình trạng khá phổ biến, báo hiệu động cơ xe đang gặp vấn đề. Nguyên nhân ban đầu dẫn đến hiện tượng này là do hệ thống cung cấp khí hoặc hệ thống đánh lửa hoạt động không tốt. Bên cạnh đó, tình trạng xe oto đạp ga bị giật còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân dưới đây:
1.1. Lọc nhiên liệu bị nghẹt
Hệ thống lọc dầu hoặc lọc xăng trên ô tô có nhiệm vụ làm sạch nhiên liệu trước khi vào buồng đốt. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống lọc nhiên liệu thường bị bám nhiều cặn bẩn, tạp chất và gây tắc nghẽn. Nếu nó không được vệ sinh định kỳ, bụi bẩn và tạp chất sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhiên liệu được cung cấp cho hệ thống phun. Điều này sẽ gây ra hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga hoặc bị chết máy khi đang chạy giữa đường,...
Hệ thống lọc nhiên liệu của xe ô tô bị nghẹt
1.2. Kim phun nhiên liệu bị tắc
Kim phun nhiên liệu trên ô tô có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu vào buồng đốt liên tục với lưu lượng và thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu kim phun lâu ngày không được vệ sinh, nó sẽ bị bám cặn bẩn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phun nhiên liệu và khiến động cơ ô tô hoạt động không ổn định. Cụ thể, lưu lượng nhiên liệu và kích thước hạt phun không chính xác hoặc thời gian phun bị sai lệch. Đây chính là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga.
Kim phun nguyên liệu bị tắc khiến ô tô bị giật khi lên ga
1.3. Cảm biến oxy bị bẩn
Cảm biến oxy sẽ bị bám bụi than và bụi bẩn sau một thời gian dài sử dụng. Điều này gây bít các lỗ trên thân cảm biến, khiến tín hiệu truyền đến ECU bị sai lệch. Ngoài ra, nó còn làm động cơ mất lửa, tiêu hao nhiều nhiên liệu và gây ảnh hưởng xấu đến kim phun. Đây chính là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xe oto đạp ga bị giật.
Bộ phận cảm biến oxy trên ô tô bị bám bụi bẩn
1.4. Hệ thống đánh lửa gặp trục trặc
Hệ thống đánh lửa gặp vấn đề là nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô bị giật khi đạp ga. Than bụi bám xung quanh bugi hoặc phần đầu bugi bị mòn sẽ khiến điện cực của bộ phận này không đủ nhạy để đánh lửa và đốt cháy nhiên liệu. Ngoài ra, các dây cao áp hoặc hệ thống chia điện gặp trục trặc cũng khiến bugi hoạt động kém. Do đó, đạp ga tăng tốc, nếu cảm thấy ô tô bị giật hoặc rung lắc, bạn nên kiểm tra lại hệ thống đánh lửa hay bugi.
Xe bị giật khi đạp ga vì hệ thống đánh lửa có vấn đề
1.5. Cảm biến lưu lượng không khí có vấn đề
Cảm biến lưu lượng không khí có nhiệm vụ giám sát lượng khí di chuyển từ ngoài đi vào buồng đốt thông qua họng hút. Khi cảm biến hoạt động với tần suất lớn sau một thời gian dài, nó sẽ bị bám nhiều bụi bẩn. Điều này sẽ gây nhiễu loạn thông tin, khiến việc kiểm soát lượng không khí vào bên trong buồng đốt không được chính xác. Từ đó, quá trình đốt cháy bên trong động cơ không còn hiệu quả và đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng xe ô tô bị giật khi đạp ga.
Cảm biến lưu lượng không khí bị bám bụi gây ảnh hưởng đến động cơ xe
1.6. Hệ thống lọc gió có nhiều bụi
Bộ phận lọc gió trong ô tô có nhiệm vụ lọc không khí vào khoang máy và giúp xe duy trì việc hoạt động ổn định. Sau một thời gian sử dụng, bộ phận này sẽ bị bám nhiều bụi bẩn, gây tắc nghẽn. Điều này làm cảm biến lưu lượng khí hoạt động sai lệch và lượng không khí vào khoang máy không đều. Lúc này, động cơ xe sẽ xuất hiện các biểu hiện như giảm công suất, xe oto đạp ga bị giật, chết máy khi tăng tốc,…
Người dùng nên thường xuyên vệ sinh hệ thống lọc gió trong ô tô
1.7. Cảm biến vị trí bướm ga bị trục trặc
Cảm biến vị trí bướm ga (TPS) có nhiệm vụ đo độ mở của cánh bướm ga và truyền tín hiệu điện áp đến ECU. Sau đó, ECU sẽ tính toán mức độ tải của động cơ xe và điều chỉnh việc phun nhiên liệu, bù ga cầm chừng, góc đánh lửa,… sao cho phù hợp. Nếu cảm biến này bị trục trặc, việc tính toán của ECU sẽ sai lệch, dẫn đến hiện tượng nhiên liệu bị đốt cháy không đều. Điều này là lý do gây nên các vấn đề như xe ô tô bị giật khi đạp ga, động cơ yếu, xe bị đề khó nổ,…
Cảm biến TPS hỏng gây nên hiện tượng nhiên liệu đốt cháy không đều
1.8. Van tuần hoàn khí thải bị kẹt
Van tuần hoàn khí thải EGR có nhiệm vụ đưa khí xả từ động cơ vào buồng đốt để làm giảm nhiệt độ quá trình cháy. Cùng với đó, nó còn giúp hạn chế lượng chất độc NOx thải ra. Trong trường hợp van tuần hoàn khí thải bị kẹt hoặc rò rỉ, điều này sẽ gây nên hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga và chết máy giữa chừng. Bởi vì hỗn hợp nhiên liệu và không khí không đúng theo tỉ lệ chuẩn.
Van tuần hoàn khí thải EGR bị rò rỉ gây nên tình trạng xe bị giật khi đạp ga
1.9. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi
Hệ thống cảm biến nhiệt độ nước làm mát ECT có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền cho ECU. Sau đó, ECU sẽ tính toán định lượng phun nhiên liệu và góc đánh lửa sao cho tối ưu nhất. Trong trường hợp cảm biến nhiệt động nước làm mát động cơ xe bị lỗi, thông tin truyền đến ECU bị sai lệch. Điều này khiến quá trình đốt nhiên liệu không còn đạt hiệu quả tốt. Do đó, ô tô sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn bình thường và xảy ra hiện tượng xe oto đạp ga bị giật khi cảm biến ECT bị lỗi.
Hệ thống cảm biến nhiệt độ nước làm mát ECT trên ô tô bị lỗi
2. Cách khắc phục khi xe ô tô bị giật khi đạp ga
Việc ô tô bị giật khi lên ga dễ khiến người lái bị mất tập trung, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn. Ở trường hợp này, người lái cần nhanh chóng đưa ra cách xử lý phù hợp giúp ô tô vận hành êm ái và ổn định hơn. Dưới đây là các bước khắc phục tạm thời tình trạng xe bị giật khi lên ga mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1 - Lựa chọn thời điểm lên số phù hợp: Khi lên số ở thời điểm vòng tua động cơ lớn khiến ô tô bị gằn và ống xả sẽ phát ra tiếng kêu to. Vì vậy, khi muốn tăng tốc, bạn cần xác định thời điểm chuyển số sao cho muộn hơn vòng tua.
- Bước 2 - Giải phóng chân ga: Sau khi xác định được thời điểm lên số phù hợp, bạn tiến hành giải phóng chân ga rồi đạp hết chân côn. Lưu ý, bạn phải đạp hết chân côn để không làm hộp số bị hư hại khi chuyển số.
- Bước 3 - Chuyển cần số lên cao hơn: Cuối cùng, bạn chuyển cần số lên cao, bỏ chân côn và đạp chân ga. Hãy thực hiện đồng thời khi bạn mới khởi động ô tô để hạn chế hiện tượng xe bị giật nhé!
Trên thực tế, các bước khắc phục này chỉ có tác dụng tạm thời. Vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn và độ bền của xe trong quá trình sử dụng, bạn nên đưa ôtô đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra. Cùng với đó, bạn nên đưa xế yêu đi bảo dưỡng định kỳ vì đây chính là phương án tối ưu giúp bạn phát hiện kịp thời những vấn đề hư hỏng.
Hướng dẫn khắc phục nhanh chóng tình trạng ô tô bị giật khi lên ga
Bài viết trên đây bao gồm một số nguyên nhân gây nên hiện tượng xe ô tô bị giật khi đạp ga mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích để hỗ trợ bạn khắc phục tình trạng này nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Wuling EV Việt Nam để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhé!