Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Bộ Vi Sai Ô Tô Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Tin chuyên ngành
19/04/2024 11:15

Bộ vi sai ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng bám đường. Do đó hỗ trợ, tăng cường an toàn khi ô tô đi vào cửa hoặc di chuyển trên những con đường trơn trượt. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam trang bị ngay những kiến thức dưới đây để tăng cường sự an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác.

1. Tìm hiểu về bộ vi sai ô tô

Bộ vi sai ô tô là thiết bị quan trọng giúp phân phối mô-men xoắn từ động cơ đến hai bánh xe, cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau. Điều này không chỉ giúp xe di chuyển mượt mà hơn mà còn cải thiện khả năng bám đường và ổn định khi vào cua. Dưới đây là những thông tin bạn cần nắm khi tìm hiểu về bộ vi sai xe ô tô:

1.1. Vị trí

Thường thì bộ vi sai được đặt ở giữa hai bánh xe dẫn động trên xe. Đối với xe dẫn động cầu sau, bộ vi sai sẽ được lắp trực tiếp ở vị trí giữa hai bánh xe. Trong khi đó xe dẫn động cầu trước, bộ vi sai thường được tích hợp với hộp số.

Bộ vi sai ô tô nằm giữa hai bánh xe dẫn động

Bộ vi sai ô tô nằm giữa hai bánh xe dẫn động

1.2. Nhiệm vụ

Bộ vi sai ô tô có 3 nhiệm vụ chính, đó là:

  • Thực hiện nhiệm vụ truyền mô-men động cơ tới các bánh xe.
  • Trước khi các momen xoắn truyền đến các bánh xe bộ vi sai sẽ giảm tốc độ.
  • Bộ vi sai có vai trò truyền momen tới bánh xe khi cho phép chúng quay với tốc độ khác nhau. 

Khi xe di chuyển trên đường thẳng, các bánh xe sẽ chạy cùng một tốc độ. Nhưng khi vào cua, sự linh hoạt của bộ vi sai cho phép các bánh xe quay với tốc độ khác nhau. Điều này theo kịp với các yêu cầu vận hành trên địa hình phức tạp và đảm bảo hoạt động ổn định của xe. Mỗi cầu chủ động cần được trang bị một bộ vi sai phù hợp để đảm bảo tính linh hoạt và an toàn trong quá trình di chuyển.

Bộ vi sai ô tô có 3 chức năng chính

Bộ vi sai ô tô có 3 chức năng chính

2. Cấu tạo bộ vi sai ô tô

Bộ vi sai trên xe ô tô bao gồm hai phần chính quan trọng: phần truyền lực cuối cùng và phần truyền lực vi sai. Phần truyền lực cuối cùng giữa một bánh răng bị động và một bánh răng động, giúp kiểm soát số vòng quay để tăng mô-men xoắn cần thiết. Trong khi đó, phần truyền lực vi sai đảm bảo sự chênh lệch về tốc độ quay giữa hai bánh xe khi xe đi qua các đoạn đường cong. Cụ thể, cấu trúc này bao gồm:

  • Một vỏ bọc bảo vệ bánh răng động.
  • Bánh răng vi sai được gắn lên trên vỏ bọc để tạo sự chênh lệch trong tốc độ quay.
  • Bánh răng trục cuối cùng kết nối với bánh trục của vi sai để truyền mô-men đến từng bánh xe một cách hiệu quả và linh hoạt.

Cấu trúc bị vi sai

Cấu trúc bộ vi sai

3. Nguyên lý làm việc của bộ vi sai ô tô

Mỗi khi di chuyển, bộ vi sai ô tô sẽ hoạt động theo nguyên lý khác nhau. Cụ thể là lúc xe đi vào cua và lúc xe chạy thẳng. 

Lúc xe chạy thẳng:

  • Khi xe di chuyển thẳng mà không quẹo, cả hai bánh xe trên cùng một trục cần phải di chuyển với cùng một tốc độ để duy trì sự ổn định. 
  • Trong tình huống này bộ vi sai ô tô hoạt động ở chế độ “đồng bộ”, nghĩa là bánh răng trục bên trong bộ vi sai không chuyển động.
  • Bánh răng trục mắc kín ổn định và không quay, chúng kết nối với trục bánh xe và chỉ quay theo tốc độ của bánh xe.

Nguyên lý làm việc của xe sẽ thay đổi khi vào cua hoặc đi thẳng

Nguyên lý làm việc của xe sẽ thay đổi khi vào cua hoặc đi thẳng

Lúc xe vào cua:

  • Khi xe vào cua hoặc quẹo, bánh xe trên một bên cần di chuyển với tốc độ khác so với bánh xe trên của bên còn lại để duy trì hướng quẹo.
  • Bộ vi sai xe ô tô hoạt động để cân bằng sự chênh lệch này trong tốc độ quay giữa hai bánh xe trên cùng một trục.
  • Bánh răng trục bắt đầu quay và di chuyển để cho phép bánh xe trên quẹo di chuyển nhanh hơn. Trong khi đó bánh xe trên của bên còn lại di chuyển chậm hơn.

Sự cân bằng này giúp xe quẹo mà không gây căng thẳng không cần thiết trên bánh xe và giữ cho xe ổn định khi thực hiện quá trình quẹo.

Bộ vi sai xe ô tô hoạt động để cân bằng sự chênh lệch 

Bộ vi sai xe ô tô hoạt động để cân bằng sự chênh lệch 

4. So sánh các bộ vi sai xe ô tô hiện nay Phân loại các bộ vi sai xe ô tô

Dựa vào nguyên lý hoạt động, bộ vi sai ô tô được chia làm 4 loại khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh các loại vi sai này:

Loại Bộ Vi Sai

Đặc Điểm

Ưu Điểm

Nhược Điểm

Vi Sai Mở

Chia đều mô-men xoắn giữa hai bánh xe mà không có sự điều chỉnh.

Đơn giản, chi phí thấp, dễ bảo trì.

Có thể gây trượt bánh khi vào cua.

Vi Sai Khóa

Có khả năng khóa hai bánh lại khi cần thiết.

Cải thiện khả năng bám đường trong điều kiện khó khăn.

Nặng và phức tạp hơn trong sử dụng.

Vi Sai Hạn Chế Trượt (LSD)

Giúp giảm trượt bánh trong các tình huống nhất định.

Cải thiện độ bám đường và khả năng xử lý.

Chi phí cao và có thể gây mài mòn nhanh hơn.

Vi Sai Tosen

Sử dụng hệ thống lò xo và bi để điều chỉnh mô-men xoắn.

Cung cấp hiệu suất tốt trong nhiều điều kiện khác nhau.

Có thể phức tạp trong bảo trì.

Vi Sai Điều Khiển Điện Tử

Điều chỉnh mô-men xoắn thông qua hệ thống điện tử.

Hiệu suất cao và linh hoạt trong việc điều chỉnh.

Chi phí cao và yêu cầu bảo trì phức tạp.

5. Các vấn đề thường gặp ở bộ vi sai và cách khắc phục

Bộ vi sai ô tô, dù đơn giản hay phức tạp, có thể gặp phải một số vấn đề trong quá trình sử dụng. Nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng và cách khắc phục sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo an toàn khi lái xe.

5.1 Tiếng ồn bất thường

Nếu bạn nghe thấy tiếng ồn lạ từ khu vực cầu sau khi xe hoạt động, đặc biệt khi vào cua hoặc tăng tốc, có thể là do:

  • Thiếu hoặc sử dụng sai loại dầu nhớt vi sai.
  • Bánh răng vi sai bị mòn hoặc hư hỏng.
  • Ổ bi bị hỏng.
  • Các bộ phận khác trong bộ vi sai bị lỏng hoặc hư hỏng.

Tiếng ồn bất thường có thể do bộ vi sai bị mòn

Tiếng ồn bất thường có thể do bộ vi sai bị mòn

Các cách khắc phục: 

  • Kiểm tra và thay dầu nhớt vi sai định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Nếu tiếng ồn vẫn còn, hãy đưa xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa.

5.2 Rò rỉ dầu

Khi bộ vi sai gặp vấn đề, dầu nhớt có thể rò rỉ ra ngoài, thường thấy dưới gầm xe hoặc trên vỏ vi sai. Nguyên nhân có thể do:

  • Phớt làm kín bị hỏng hoặc mòn.
  • Ốc vít bị lỏng.
  • Vỏ vi sai bị nứt hoặc vỡ.

Khi bộ vi sai gặp vấn đề, dầu nhớt có thể rò rỉ ra ngoài

Khi bộ vi sai gặp vấn đề, dầu nhớt có thể rò rỉ ra ngoài

Khắc phục bằng cách:

  • Kiểm tra và thay thế phớt làm kín.
  • Siết chặt ốc vít.
  • Nếu vỏ vi sai bị nứt hoặc vỡ, cần thay thế vỏ mới.

5.3 Hư hỏng bánh răng

Bánh răng vi sai có thể bị mòn hoặc gãy do quá tải hoặc va đập mạnh, dẫn đến:

  • Tiếng ồn lớn.
  • Rung lắc mạnh khi xe vận hành.
  • Xe khó di chuyển hoặc không thể di chuyển.

Bánh răng vi sai có thể bị mòn hoặc gãy do quá tải

Bánh răng vi sai có thể bị mòn hoặc gãy do quá tải

Biện pháp khắc phục:

  • Thay thế bánh răng vi sai bị hỏng.
  • Kiểm tra và thay dầu nhớt vi sai định kỳ.

5.4 Các vấn đề khác

Ngoài những vấn đề trên, bộ vi sai còn có thể gặp phải:

  • Xe rung lắc khi tăng tốc hoặc giảm tốc: Có thể do khớp nối các đăng bị mòn hoặc lỏng.
  • Xe trượt bánh khi vào cua: Có thể do vi sai không hoạt động đúng cách hoặc lốp xe bị mòn không đều.
  • Đèn báo lỗi hệ thống cân bằng điện tử (ESP) bật sáng: Có thể do cảm biến tốc độ bánh xe bị hỏng hoặc dây dẫn bị đứt.

Việc theo dõi và khắc phục kịp thời các vấn đề với bộ vi sai sẽ giúp bạn duy trì hiệu suất và an toàn cho chiếc xe của mình.

Cần theo dõi và khắc phục kịp thời các vấn đề với bộ vi sai

Cần theo dõi và khắc phục kịp thời các vấn đề với bộ vi sai

Bộ vi sai ô tô không chỉ là một bộ phận cơ khí đơn thuần, mà còn là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên trải nghiệm lái xe hàng ngày của bạn. Nếu quý khách gặp bất cứ vấn đề nào thì hãy liên hệ ngày Wuling EV Việt Nam nhé. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận