Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Cách đi qua vòng xuyến đúng luật và mức xử phạt khi vi phạm

Tin chuyên ngành
01/03/2024 11:15

Cách đi qua vòng xuyến đúng luật không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe mà còn đảm bảo giao thông không bị ùn tắc giờ cao điểm. Cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu các quy định khi đi qua vòng xuyến để không mắc phải các lỗi vi phạm giao thông và mất tiền oan bạn nhé!

1. Vòng xuyến là gì?

Vòng xuyến hay còn gọi là vòng xoay hoặc bùng binh là một cấu trúc tròn được đặt giữa các ngã đường giao nhau để hỗ trợ việc điều chỉnh luồng xe. Khi lái xe vào vòng xuyến người lái xe cần đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Bạn cần điều khiển phương tiện tuân theo hướng mũi tên chỉ dẫn cho đến khi rẽ ra khỏi vòng tròn để đi vào một đường nhánh khác.

Vòng xuyến giúp giảm thiểu khả năng xảy ra va chạm giữa các xe

Vòng xuyến giúp giảm thiểu khả năng xảy ra va chạm giữa các xe

Theo quy định của Quy chuẩn báo hiệu đường bộ, biển số R.303 "Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến" sẽ được đặt tại các bùng binh. Điều này bắt buộc mọi loại xe, từ xe đạp đến ô tô, khi muốn rẽ hướng, phải đi theo vòng xuyến theo hướng được chỉ ra bởi biển báo, nhằm đảm bảo an toàn cho giao thông.

Vòng xuyến mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc điều chỉnh và cải thiện luồng giao thông tại các điểm giao nhau. Giúp giảm thiểu sự chậm trễ và tắc nghẽn giao thông bằng cách tạo ra một luồng liên tục và trơn tru cho xe cộ. Bằng cách điều chỉnh hướng di chuyển của các phương tiện theo một cách hợp lý và trơn tru, vòng xuyến giảm thiểu khả năng xảy ra va chạm giữa các xe và giữ an toàn cho mọi người tham gia giao thông.

2. Cách đi qua vòng xuyến đúng luật

Việc đi qua vòng xuyến đúng luật không chỉ giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả của giao thông mà còn đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia. Sau đây là cách đi qua vòng xuyến đúng luật để tạo ra một môi trường giao thông thân thiện và tiện lợi hơn cho tất cả mọi người.

2.1. Quy tắc đi vòng xuyến theo đúng quy định

Theo quy định của QCVN 41:2019/BGTVT ban hành, khi có đảo an toàn ở giữa điểm giao nhau các phương tiện phải đi vòng xuyến quanh đảo theo hướng mũi tên chỉ dẫn. Để báo trước điều này, BGTVT sẽ sử dụng biển báo số W.206 "Giao nhau chạy theo vòng xuyến" để báo hiệu trước cho người lái xe được biết. Tuy nhiên, trong các khu vực nội thành có thể không cần đặt biển này. 

Các phương tiện đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi vào vòng xuyến

Các phương tiện đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi vào vòng xuyến

Ngoài ra, tại các đường giao nhau có vòng xuyến sẽ có biển hiệu lệnh R.303 hoặc biển báo nguy hiểm và cảnh báo W.206. Cả hai biển báo đều hướng dẫn các phương tiện khi tham gia giao thông tại đó phải đi theo hướng mũi tên của biển báo. Trên thực tế, điều này có nghĩa là các phương tiện sẽ đi ngược chiều kim đồng hồ khi đi vào vòng xuyến.

Như vậy, để tuân thủ quy định về việc đi vòng xuyến, người điều khiển phương tiện giao thông cần chú ý theo hướng chỉ dẫn của các biển báo “nguy hiểm và cảnh báo” tại điểm giao nhau của vòng xuyến.

2.2. Thứ tự xe đi qua vòng xuyến

Khi người lái xe điều khiển phương tiện đi qua vòng xuyến cũng cần phải chú ý đến thứ tự xe đi qua. Theo Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008, có quy định về việc nhường đường tại các điểm giao nhau và quyền ưu tiên của một số loại phương tiện như:

  • Nhường đường tại nơi giao nhau tức ở nơi không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phương tiện phải nhường đường cho xe từ bên phải. 
  • Trong trường hợp nơi đó có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phương tiện phải nhường đường cho xe từ bên trái.
  • Trong trường hợp đường không ưu tiên giao với đường ưu tiên hoặc đường nhánh giao với đường chính, phương tiện từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho phương tiện trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ mọi hướng.

Thứ tự xe đi qua vòng xuyến theo Luật Giao thông đường bộ

Thứ tự xe đi qua vòng xuyến theo Luật Giao thông đường bộ

Người tham gia giao thông khi lưu thông tại vòng xuyến cũng cần để ý đến Điều 22 của bộ Luật Giao thông đường bộ 2008. Điều luật quy định rằng một số loại xe được ưu tiên khi đi qua các điểm giao nhau, bao gồm:

  • Xe chữa cháy khi làm nhiệm vụ.
  • Xe quân sự, xe công an khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
  • Xe cứu thương khi đang chở người bệnh.
  • Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục các thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh hoặc xe được triển khai đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của luật pháp.
  • Xe đưa tang

Những loại xe này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Chúng không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều và các đường khác kể cả khi có đèn đỏ. Tuy nhiên, các phương tiện này vẫn phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. 

2.3. Cách xi nhan qua vòng xuyến

Cách xi nhan qua vòng xuyến dựa theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các trường hợp điều khiển giao thông phải bật xi nhan hoặc tín hiệu báo trước bao gồm các trường hợp sau:

  • Khi muốn chuyển làn đường (theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008).
  • Khi muốn vượt xe (theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008).
  • Khi muốn chuyển hướng xe (theo Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008).
  • Khi muốn dừng xe, đỗ xe bên đường (theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Cách xi nhan qua vòng xuyến theo quy định của Luật Giao thông đường bộ

Cách xi nhan qua vòng xuyến theo quy định của Luật Giao thông đường bộ

Không có quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan khi đi vào hoặc ra khỏi vòng xuyến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe nên bật tín hiệu trước khi chuyển hướng vào và ra khỏi vòng xuyến. Đồng thời cũng nên bật xi nhan khi chuyển làn và vượt xe trong vòng xuyến.

3. Mức xử phạt khi vi phạm đi sai luật vòng xuyến

Bằng cách hiểu rõ về mức xử phạt khi vi phạm quy định tại vòng xuyến. Chúng ta sẽ nhận thức được sự nghiêm trọng của việc không tuân thủ quy tắc giao thông và cần phải tôn trọng các quy định này để đảm bảo an toàn cho mọi người trên đường. 

3.1. Mức xử phạt lỗi cắt vòng xuyến

Theo Luật Giao thông đường bộ, người lái xe xe ô tô và các loại xe tương tự phải tuân thủ các quy định về nhường đường tại các điểm giao nhau trên đường bộ. Vi phạm các quy định này sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. 

Các hành vi không giảm tốc độ và không nhường đường khi di chuyển từ ngõ, đường nhánh ra đường chính hoặc không nhường đường cho các phương tiện trên đường ưu tiên, đường chính từ mọi hướng tại các điểm giao nhau không bị phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu người lái xe gây ra tai nạn giao thông, họ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng theo điểm d khoản 2 và điểm m, n khoản 3 Điều 5.

Đi sai vòng xuyến có thể sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng

Đi sai vòng xuyến có thể sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng

Đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, vi phạm các quy định về nhường đường tại các điểm giao nhau cũng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. 

Tương tự như trường hợp của xe ô tô, các hành vi không giảm tốc độ và không nhường đường trong các tình huống như trên không bị phạt. Nếu vi phạm gây tai nạn giao thông, người lái xe sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng theo điểm h khoản 1, điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6 và điểm c khoản 10 Điều 6.

3.2. Mức xử phạt khi không xi nhan vòng xuyến

Việc không sử dụng xi nhan là một lỗi vi phạm phổ biến khi tham gia giao thông đường bộ. Trong trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm lỗi này, mức phạt được quy định như sau:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, căn cứ vào điểm i khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 6, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Nếu chuyển hướng mà không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ, mức phạt sẽ từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Không xi nhan vòng xuyến có thể chịu mức phạt lên tới 1 triệu đồng

Không xi nhan vòng xuyến có thể chịu mức phạt lên tới 1 triệu đồng

Ngoài ra, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định mức phạt đối với lỗi không sử dụng xi nhan của người điều khiển ô tô như sau:

  • Ô tô chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 5).
  • Ô tô chuyển hướng mà không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng (theo điểm c khoản 3 Điều 5).

Cách đi qua vòng xuyến đúng luật là điều cực kỳ quan trọng mà người điều khiển phương tiện phải biết để duy trì an toàn giao thông. Tạo ra một môi trường lưu thông đường bộ hiệu quả. Việc tuân thủ quy tắc khi đi qua vòng xuyến mà Wuling EV Việt Nam chia sẻ không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn mà còn tăng tính linh hoạt và hiệu suất của luồng giao thông.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận