Thực hiện cách thắt dây an toàn ghế sau ô tô đúng cách giúp đảm bảo sự an toàn của bạn trong trường hợp xảy ra tai nạn. Ngoài ra, thắt dây an toàn ghế sau đúng chuẩn còn giúp bạn tránh bị xử phạt một cách đáng tiếc. Dưới đây là chi tiết về quy định thắt dây an toàn, hãy cùng Wuling EV Việt Nam khám phá bài viết nhé!
1. Cách thắt dây an toàn ghế sau ô tô chi tiết
Cách thắt dây an toàn xe ghế sau ô tô rất dễ thực hiện đúng. Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn đã có thể sử dụng dây an toàn một cách hiệu quả để bảo vệ mình.
1.1. Điều chỉnh tư thế ngồi
Trước khi thắt dây an toàn, điều quan trọng là điều chỉnh tư thế ngồi sao cho phần hông và lưng được cố định vững chắc trên ghế. Việc duy trì một tư thế ngồi đúng cần đảm bảo rằng lưng phải thẳng, không cong. Trong trường hợp xảy ra va chạm, tư thế ngồi đúng sẽ giúp bạn hạn chế lực tác động lên cơ thể.
Nên điều chỉnh tư thế ngồi đúng
1.2. Kéo dây an toàn qua người
Trước khi thắt dây an toàn trên xe ô tô, quan trọng nhất là đảm bảo bạn đã ngồi ổn định trong tư thế ngồi đúng. Sau đó, bạn cần thắt dây đai an toàn qua người và cài chốt cố định một cách chắc chắn. Điều chỉnh dây đai sao cho vừa vặn và đảm bảo sự thoải mái. Nhưng cũng đừng để quá lỏng vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ khi ô tô xảy ra va chạm.
Thắt dây an toàn qua người
1.3. Điều chỉnh đai dưới dây an toàn
Khi cài dây đai an toàn, cần đảm bảo rằng phần dây đai dưới đi qua vùng xương chậu và bụng dưới. Dây đai không nên để dây ở vị trí cao hơn dạ dày. Đối với phụ nữ mang thai, việc kéo dây đai dưới xuống vị trí thấp hơn bụng là cực kỳ quan trọng. Không nên thắt ngang hay trên bụng bầu để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Điều chỉnh dây an toàn phía sau chắc chắn
1.4. Điều chỉnh dây đai phía trên
Để cách thắt dây an toàn ghế sau ô tô đúng cách, việc điều chỉnh dây qua vai và thân người rất quan trọng. Tốt nhất là để dây đi qua vị trí ngực và xương đòn, tránh ép dây lên mặt, cổ, dưới cánh tay hay sau lưng. Điều này sẽ đảm bảo cố định cơ thể bạn một cách hiệu quả nhất. Đồng thời tăng tính hiệu quả của dây đai an toàn trong trường hợp xe xảy ra va chạm.
Điều chỉnh dây đai an toàn phù hợp với cơ thể
1.5. Kiểm tra lần cuối trước khi lái xe
Trước khi khởi hành, kiểm tra lại một lần cuối xem các dây đai đã được thắt đúng cách hay chưa là rất quan trọng. Bạn nên kiểm tra cả dây đai trên và dưới. Chỉ khi chắc chắn rằng dây đai đã được cài đúng vị trí, bạn mới nên điều khiển xe tham gia giao thông. Sự cẩn thận này không chỉ bảo vệ bạn mà còn đảm bảo an toàn tối đa khi xe di chuyển trên mọi cung đường.
Nên kiểm tra kỹ càng trước khi khởi động ô tô
2. Tầm quan trọng của việc thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô
Cách thắt dây an toàn ghế sau ô tô rất quan đối đối với người lái, hay thậm chí là khách ngồi trên xe. Dưới đây là điểm danh 5 lợi ích mà dây đai bảo vệ đem lại.
2.1. Bảo vệ an toàn cho vùng đầu
Khi xe ô tô di chuyển với tốc độ cao và phải dừng lại đột ngột, cơ thể sẽ có xu hướng lao về phía trước theo quán tính. Tuy nhiên, nếu bạn đã thắt dây an toàn, cơ thể sẽ được giữ lại. Giúp tránh việc phần đầu bị đập mạnh vào vị trí kính chắn gió (đối với người lái) hoặc vào ghế phía trước (đối với hành khách trên xe). Việc này giúp giảm đáng kể nguy cơ các tổn thương nguy hiểm cho phần đầu. Đồng thời hạn chế tối đa rủi ro đối với tính mạng và sức khỏe của người ngồi trong xe.
Phần đầu của bạn sẽ được bảo vệ khi thắt dây an toàn trong trường hợp va chạm
2.2. Hỗ trợ túi khí bung ra một cách nhanh chóng
Nhận định của các chuyên gia cho thấy rằng việc thắt dây an toàn trên xe ô tô giúp túi khí có thể bung ra thuận lợi. Mặc dù dây an toàn và túi khí là hai thành phần có cơ chế hoạt động khác nhau. Nhưng chúng cùng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người ngồi trên xe trong trường hợp va chạm.
Túi khí sẽ được bung ra nhanh hơn bảo vệ bạn khỏi va chạm
Các thử nghiệm trên xe ô tô đã chứng minh rằng túi khí sẽ không hoạt động hiệu quả nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn. Nếu không cài dây an toàn, ngay cả khi túi khí được kích hoạt trong vụ va chạm, người ngồi vẫn có nguy cơ bị hất ra khỏi xe. Điều này làm giảm sự hiệu quả bảo vệ của túi khí và không thể đáp ứng tối đa mục đích an toàn như thiết kế ban đầu. Việc kết hợp giữa việc thắt dây an toàn và sử dụng túi khí đúng cách sẽ tăng cường an toàn.
2.3. Hạn chế tình trạng bị văng ra khỏi xe khi tai nạn xảy ra
Khi bạn cài dây an toàn trên xe, trong trường hợp xảy ra va chạm mạnh, bạn sẽ không bị hất ra ngoài theo đà của lực quán tính. Điều này rất quan trọng vì trong nhiều tình huống va chạm, xe có thể bị lật hoặc cánh cửa có thể bung ra. Trong tình huống này, dây an toàn sẽ giữ chặt người ngồi vào vị trí ghế ngồi, ngăn không cho họ bị hất ra khỏi xe. Đồng thời, việc cài dây an toàn cũng giúp hạn chế va đập với kính cửa, vô lăng hay các bộ phận khác trên xe.
Dây an toàn giúp bạn không bị văng khỏi xe
2.4. Không vi phạm luật an toàn giao thông
Việc thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô còn giúp bạn tránh việc bị xử phạt bởi cơ quan chức năng do vi phạm quy định không sử dụng dây an toàn. Theo quy định hiện hành, việc không sử dụng dây an toàn khi ngồi trên ô tô có thể bị xử phạt từ 300.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ. Vì vậy, việc thực hiện thói quen này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp tránh mất tiền vi phạm luật giao thông.
Thắt dây an toàn giúp bạn tránh khỏi việc phạt do vi phạm giao thông
2.5. Tránh va đập và bảo vệ hành khách khi xảy ra va chạm
Trong nhiều trường hợp, thương tích cho hành khách thường xảy ra do họ va chạm với nhau khi không sử dụng dây an toàn. Bằng việc cài dây an toàn, vị trí của mỗi người trong xe sẽ được cố định. Điều này có nghĩa rằng trong trường hợp xe bị lật, xoay ngang hoặc phanh đột ngột. Dây an toàn góp phần hạn chế va chạm đến mức tối đa, giúp giảm nguy cơ thương tích cho họ.
Khi va chạm, dây an toàn sẽ ngăn cản bạn bị va đập quá mạnh
3. Quy định xử phạt cho hành vi không cài dây an toàn
Quy định của Chính phủ về xử phạt khi không thắt dây an toàn trên xe cơ giới được ban hành vào ngày 30/12/2019. Theo Nghị định 100/2019/ND-CP, cả người lái xe và hành khách trên xe sẽ phải đối mặt với các mức phạt không thắt dây an toàn sau:
- Phạt tiền từ 800.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ: Áp dụng đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không thắt dây an toàn. Hoặc chở hành khách không thắt dây an toàn. Đặc biệt khi các vị trí ngồi được trang bị cụm dây an toàn đầy đủ.
- Phạt tiền từ 300.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ: Áp dụng đối với hành khách được chở trên các phương tiện ngồi ở các vị trí ngồi có trang bị dây an toàn nhưng không thắt theo yêu cầu.
Mức phạt không thắt dây an toàn từ 300.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ
4. Cách tháo và thay thế dây an toàn trên xe ô tô
Việc thay thế hoặc sửa chữa dây an toàn ô tô là cần thiết khi dây an toàn bị hỏng hoặc đã qua sử dụng lâu ngày. Dưới đây là các bước cơ bản để tháo và thay thế dây an toàn trên ô tô.
Chuẩn bị dụng cụ: Cờ lê, tua vít.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định vị trí các bu lông giữa hai đầu của dây an toàn. Bạn có thể phải tháo nắp nhựa ra để xem. Một số xe ô tô không có nắp đậy trên dây rút dây an toàn thì bạn sẽ có thể nhìn thấy các bu lông dễ dàng. Tùy thuộc vào từng chiếc xe, các bu lông có thể được gắn vào nhiều vị trí khác nhau.
- Bước 2: Dùng cờ lê để tháo tất cả các đầu của dây an toàn cũ.
- Bước 3: Đặt dây rút mới lên các lỗ bạn dự định sẽ chèn bu lông vào.
- Bước 4: Bắt vít rút lại mới vào vị trí, siết chặt nó bằng cờ lê.
- Bước 5: Đặt khóa mới lên lỗ bạn sẽ chèn bu lông vào.
- Bước 6: Đặt bu lông khóa mới vào vị trí và thắt chặt bằng cờ lê.
- Bước 7: Kiểm tra dây an toàn bằng cách kéo dây và đảm bảo rằng mọi thành phần đã được lắp đặt đúng cách.
Bạn nên đến các trạm sửa chữa để tháo, lắp dây an toàn nếu có điều kiện
Lưu ý rằng việc tháo và thay thế dây an toàn ô tô có thể đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kiến thức về cơ khí ô tô. Do đó, nếu cảm thấy không an toàn, bạn nên tìm sự trợ giúp từ các thợ chuyên nghiệp.
5. Lưu ý về dây an toàn trong xe
Khi thực hiện cách thắt dây an toàn ghế sau ô tô, bạn phải lưu ý những thông tin sau để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tốt nhất:
- Nếu phát hiện dây an toàn bị lỏng, đứt hoặc có dấu hiệu mục nát thì thay mới ngay lập tức.
- Kiểm tra kỹ dây đai, đặc biệt phần khóa, để xác định khả năng chịu lực và tránh tình trạng khóa bung ra. Nếu cần, hãy thay mới để đảm bảo sự an toàn tối đa khi sử dụng.
- Mặc dù đa số các dòng xe sử dụng thiết kế dây đai an toàn tương tự nhau. Tuy nhiên, việc tìm hiểu kỹ về cấu tạo của dây đai là rất quan trọng để sử dụng đúng cách.
Bỏ túi những lưu ý khi sử dụng dây an toàn
Bài hướng dẫn cách thắt dây an toàn ghế sau ô tô được Wuling EV Việt Nam cung cấp một cách chi tiết. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sử dụng trang bị này để đảm bảo an toàn. Nếu bạn cần thêm thông tin về thì hãy liên hệ ngay nhé!