Hệ thống túi khí trên ô tô là một trong những công nghệ an toàn, bảo vệ chúng ta trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu hệ thống này gặp lỗi thì sẽ thể không phát huy tác dụng khi cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Wuling EV Việt Nam chỉ ra các dấu hiệu nhận biết khi túi khí xe ô tô gặp vấn đề để biết cách khắc phục kịp thời!
1. Túi khí xe ô tô là gì? Tác dụng túi khí ô tô
Túi khí ô tô là một hệ thống an toàn thụ động, được thiết kế để bảo vệ người lái và hành khách khỏi chấn thương trong trường hợp va chạm mạnh. Túi khí được làm từ chất liệu chịu áp lực cao như nilon, thường được lắp đặt trên vô lăng, bảng điều khiển, cạnh ghế hoặc trần xe.
Theo thống kê tại Mỹ, hệ thống túi khí giúp giảm đến 30% nguy cơ tử vong. Khi xảy ra va chạm, túi khí sẽ bung ra nhanh chóng để tạo đệm hơi, giảm chấn thương cho người ngồi trong xe, sau đó nhanh chóng xẹp lại. Ở một số quốc gia, ngoài dây đai an toàn, túi khí cũng là trang bị bắt buộc trên ô tô.
Túi khí ô tô là một công nghệ an toàn tự động
2. Vị trí túi khí trên xe Wuling Mini EV
Dù sở hữu ngoại hình nhỏ gọn và giá thành hấp dẫn, Wuling Mini EV LV2 vẫn được trang bị hệ thống túi khí an toàn, chất lượng. Túi khí được lắp đặt phía trước người lái và có dòng chữ AIRBAG hiển thị rõ ràng ngay giữa vô lăng. Túi khí phía trước người lái được thiết kế để bung ra trong trường hợp va chạm trực diện từ trung bình đến nghiêm trọng hoặc va chạm gần như trực diện. Mục đích là để giảm nguy cơ chấn thương nghiêm trọng ở đầu và ngực của người lái.
Wuling Mini EV LV2 được trang bị hệ thống túi khí nhằm đảm bảo an toàn cho người trên xe
3. Dấu hiệu nhận biết túi khí trong xe hơi gặp lỗi cần sửa chữa lập tức
3.1 Cảm biến điện tử trên xe dừng hoạt động
Bộ cảm biến này nhận tín hiệu xác định gia tốc giảm dần của xe và kích hoạt túi khí khi cần. Nếu cảm biến giảm độ nhạy bén, túi khí sẽ kích hoạt chậm hơn, dẫn đến những sự cố không đáng có.
Cảm biến điện tử dừng hoạt động là dấu hiệu nhận biết túi khí trong xe hơi gặp lỗi
3.2 Hệ thống túi khí trên ô tô tự bung khi xe hoạt động bình thường
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của túi khí bị lỗi là khi túi khí tự bung ra dù xe đang hoạt động bình thường. Nguyên nhân thường gặp là do module túi khí bị hư hỏng bởi tiếp xúc thường xuyên với hơi ẩm hoặc nước, dẫn đến sự nhiễu loạn trong mạng điện. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái mà còn gây cản trở quá trình điều khiển xe.
Hệ thống túi khí trên ô tô tự bung khi xe hoạt động
3.3 Đèn báo túi khí nhấp nháy
Lỗi này thường do túi khí hết pin hoặc hết hạn sử dụng. Khi đó, hệ thống điều khiển túi khí sẽ tắt toàn bộ chức năng
Đèn báo túi khí nhấp nháy
3.4 Khi xe đang nổ máy, đèn túi khí vẫn sáng liên tục
Đèn túi khí sẽ sáng khi xe khởi động và tắt sau vài giây. Nếu đèn vẫn sáng khi xe đang chạy, đó là dấu hiệu túi khí bị lỗi. Nguyên nhân có thể do giắc điện bị đứt, ô-xy hóa, cảm biến có vấn đề hoặc cuộn dây nối túi khí với vô lăng bị lỗi.
Đèn túi khí vẫn sáng liên tục khi xe chạy
4. Cách sửa chữa túi khí xe ô tô
4.1 Bước 1: Đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng ô tô
Trước tiên, người lái xe cần đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng để nắm rõ các bước và phương pháp thay túi khí. Tài liệu này cung cấp đầy đủ thông tin từ nhà sản xuất về việc thay thế và chăm sóc túi khí. Nếu sổ tay bị mất, bạn hãy liên hệ với đại lý bán hoặc nơi sản xuất để xin cấp lại.
Đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng ô tô
4.2 Bước 2: Thực hiện một số thao tác an toàn
Để đảm bảo an toàn khi thay túi khí, người lái xe cần tuân thủ các bước sau:
- Tắt động cơ xe và ngắt kết nối với các dây cáp âm.
- Chờ khoảng 15-20 phút để bộ phận tụ điện trong module kiểm soát túi khí ngắt hoàn toàn.
- Ngắt cầu chì để tránh điện giật hoặc hệ thống túi khí hoạt động đột ngột.
- Tránh xa vùng kim loại của bộ phận kết nối túi khí để giảm nguy cơ điện giật.
Tuân thủ các thao tác an toàn
4.3 Bước 3: Kiểm tra cuộn dây túi khí xe ô tô lắp trên vô lăng và trục tay lái xe
Trước khi thay túi khí mới, bạn cần kiểm tra cuộn dây túi khí trên vô lăng và trục tay lái. Nếu trục tay lái bị hỏng, bạn phải thay mới trước khi thay túi khí. Kiểm tra kỹ lưỡng cuộn dây túi khí, nếu thấy chảy hoặc hỏng hóc, bạn hãy liên hệ với đại lý hoặc nhà cung cấp để sửa.
Kiểm tra cuộn dây túi khí
4.4 Bước 4: Lắp túi khí ô tô mới
Quá trình thay túi khí gồm các bước:
- Tháo ốc vít trên hệ thống túi khí.
- Kéo túi khí cũ ra ngoài.
- Tháo đầu dây điện
- Lắp túi khí mới vào vị trí cũ.
- Vặn lại các ốc vít ở vị trí ban đầu.
Lưu ý không kéo mạnh tay túi khí và các đoạn dây điện. Sau khi tháo túi và dây điện, cột và gắn vào vô lăng như ban đầu.
Lắp túi khí ô tô mới
4.5 Bước 5: Kiểm tra và lắp lại các bộ phận khác
Sau khi đã lắp túi khí mới, bạn hãy tiến hành kiểm tra và lắp lại tất cả các bộ phận liên quan. Bắt đầu với việc kiểm tra vô lăng để đảm bảo được đặt đúng vị trí và không bị lệch. Tiếp theo, bạn lắp lại bảng điều khiển, đảm bảo rằng mọi kết nối điện và cáp đều được gắn chặt. Cuối cùng, bạn kiểm tra tay lái và các bộ phận liên quan khác để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru và không có dấu hiệu hư hỏng
Kiểm tra lại vô lăng, bảng điều khiển, tay lái và các bộ phận khác trên xe.
4.6 Bước 6: Kiểm tra lại hệ thống túi khí trên ô tô
Cuối cùng, bạn hãy khởi động động cơ và kiểm tra hệ thống túi khí, quan sát các tín hiệu cảnh báo trên bảng điều khiển. Đèn cảnh báo túi khí cần phải tắt sau một vài giây, điều này cho thấy hệ thống đang hoạt động bình thường. Nếu đèn cảnh báo vẫn sáng, có thể có vấn đề với túi khí mới hoặc hệ thống túi khí cần được kiểm tra lại. Bạn hãy đảm bảo rằng túi khí mới hoạt động đúng cách để đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe.
Khởi động động cơ và kiểm tra lại hệ thống túi khí
5. 7 lưu ý để hệ thống túi khí trên ô tô hoạt động hiệu quả
5.1 Tuyệt đối không đặt đồ vật hoặc vật chắn ở vị trí túi khí ô tô
Túi khí được thiết kế để hoạt động nhanh và mạnh, giúp bảo vệ hành khách trong trường hợp va chạm. Để đảm bảo hệ thống túi khí hoạt động đúng cách và an toàn, bạn không nên đặt bất kỳ đồ vật nào lên bề mặt túi khí, đặc biệt là trên vô lăng. Đồ vật trên túi khí có thể gây cản trở, làm giảm hiệu quả bảo vệ hoặc thậm chí gây thêm chấn thương khi túi khí nổ.
Không đặt đồ vật hoặc vật chắn ở vị trí túi khí ô tô
5.2 Không ngồi gác chân trên táp lô
Thói quen gác chân lên táp-lô của nhiều người ngồi ghế phụ rất nguy hiểm nếu xe có túi khí ở ghế phụ. Khi túi khí bung, lực nổ mạnh có thể làm gãy chân. Thậm chí, đã có trường hợp mất chân do lực túi khí quá mạnh. Ngay cả khi xe không có túi khí ở ghế phụ, việc gác chân lên táp-lô vẫn nguy hiểm vì có thể gây chấn thương nặng khi tai nạn xảy ra.
Thói quen gác chân lên táp-lô rất nguy hiểm
5.3 Không cho phép trẻ dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế phía trước
Các hãng ô tô luôn khuyến cáo không để trẻ dưới 12 tuổi ngồi ở hàng ghế phía trước. Trẻ em thường hiếu động và tò mò, dễ bị túi khí va chạm khi nổ, gây chấn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, chiều cao và trọng lượng của trẻ không phù hợp với lực tác động của túi khí, có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất nên để trẻ ngồi ở hàng ghế sau và thắt dây an toàn đúng cách.
Không cho trẻ dưới 12 tuổi ngồi ghế trước
5.4 Tránh chéo tay trên vô lăng khi lái xe
Khi lái xe, việc bắt chéo tay trên vô lăng là thói quen cần tránh. Khi túi khí nổ, lực tác động rất mạnh có thể gây chấn thương nghiêm trọng nếu tư thế cầm lái không đúng chuẩn. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy luôn giữ tay trên vô lăng ở vị trí 9 giờ và 3 giờ hoặc 10 giờ và 2 giờ.
Hành động bắt chéo tay trên vô lăng rất nguy hiểm
5.5 Ngồi đúng tư thế khi lên xe và thắt dây an toàn
Ngồi đúng tư thế khi lái xe mang lại cảm giác thoải mái, giảm thiểu rủi ro khi túi khí nổ. Bạn nên điều chỉnh ghế sao cho lưng dựa hoàn toàn vào ghế, khoảng cách từ ngực đến vô lăng khoảng 25-30 cm và đầu gối hơi cong để dễ dàng sử dụng bàn đạp. Đồng thời, bạn hãy luôn thắt dây an toàn và tuân thủ các quy định giao thông để bảo vệ bản thân và hành khách.
Ngồi đúng tư thế khi lên xe và thắt dây an toàn trên xe
5.6 Tuyệt đối không chạm tay vào bên trong túi khí sau khi nổ
Sau khi túi khí nổ, khu vực xung quanh sẽ trở nên rất nóng do phản ứng hóa học tạo ra. Do đó, bạn không nên chạm vào bên trong túi khí để tránh bị bỏng. Nếu cần thiết, hãy đợi cho túi khí nguội hẳn trước khi kiểm tra tình trạng bên trong xe.
Không chạm tay vào bên trong túi khí sau khi nổ
5.7 Không ngồi quá gần vô lăng
Việc ngồi sát vô lăng có thể gây chấn thương vùng mặt và ngực khi túi khí bung ra. Hãy giữ khoảng cách an toàn với vô lăng để túi khí có đủ thời gian nổ hoàn toàn, tạo lớp đệm bảo vệ. Ngoài ra, bạn hãy để vật dụng trong túi quần ra khu vực để đồ để không ảnh hưởng tư thế lái.
Ngồi sát vô lăng có thể gây chấn thương vùng mặt và ngực khi túi khí bung ra
5.8 Không sửa chữa, điều chỉnh, lắp đặt các bộ phận của hệ thống túi khí
Các cảm biến phát hiện va chạm nằm ở phía trước xe. Việc lắp thêm khung cản trước có thể làm sai lệch tín hiệu, khiến túi khí không bung kịp thời hoặc không bung. Vì vậy, bạn không nên sửa chữa hay lắp đặt các bộ phận ảnh hưởng đến hệ thống túi khí.
Không nên sửa chữa hay lắp đặt các bộ phận ảnh hưởng đến hệ thống túi khí
Việc nhận biết sớm dấu hiệu lỗi của hệ thống túi khí trên ô tô và tuân thủ các lưu ý an toàn là rất quan trọng. Wuling EV Việt Nam khuyến nghị bạn thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe, đồng thời giữ khoảng cách an toàn với vô lăng và không can thiệp vào hệ thống túi khí.