Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Cảm biến trục khuỷu là gì? Những thông tin bạn cần quan tâm

Tin chuyên ngành
11/04/2024 06:45

Bạn đang tìm hiểu về cảm biến trục khuỷu và cách vận hành của bộ phận này? Đây là một thành phần quan trọng trong hệ thống động cơ ô tô. Một cảm biến của trục khuỷu hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo hiệu suất động cơ tốt và giảm lượng khí thải. Để hiểu rõ hơn về bộ phận này, hãy theo dõi bài viết sau của Wuling EV Việt Nam ngay nhé!

1. Cảm biến vị trí trục khuỷu là gì?

Cảm biến trục khuỷu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống đánh lửa của động cơ đốt trong. Cảm biến này có nhiệm vụ giám sát và đo lường vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu. Từ đó, hệ thống này có thể cung cấp dữ liệu cho bộ điều khiển động cơ. Nhờ vậy, quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ được diễn ra một cách tối ưu.

Cảm biến thường được gắn ở gần bánh xe

Cảm biến thường được gắn ở gần bánh xe

Vị trí cảm biến trục khuỷu khá dễ quan sát, thường được gắn ở gần bánh đà hoặc trên thân máy. Nhờ vậy, người dùng có thể thuận tiện trong việc giám sát chính xác chuyển động của trục khuỷu. Không những giúp xác định thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu, cảm biến còn có khả năng phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong hệ thống động cơ. Sau đây là một số loại cảm biến phổ biến:

  • Cảm biến từ: Sử dụng từ trường để đo vị trí và tốc độ trục khuỷu. Khi trục quay, sự thay đổi trong từ trường xung quanh cảm biến được chuyển đổi thành tín hiệu điện để hệ thống điều khiển động cơ xử lý.
  • Cảm biến Hall: Sử dụng hiệu ứng Hall để phát hiện vị trí trục khuỷu thông qua sự thay đổi trong từ trường. Sự thay đổi này gây ra sự thay đổi trong điện áp của cảm biến, được chuyển đổi thành tín hiệu điện để xác định vị trí chính xác của trục khuỷu.
  • Cảm biến quang: Sử dụng ánh sáng để đo vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu. Một đĩa có lỗ hoặc khe hở trên trục cho phép ánh sáng từ nguồn sáng đi qua và được phát hiện bởi cảm biến quang. Số lần ánh sáng bị ngắt quãng được chuyển đổi thành tín hiệu điện để xác định vị trí và tốc độ.

2. Cấu tạo cảm biến trục khuỷu và nguyên lý hoạt động

Trong hệ thống động cơ ô tô, cảm biến trục khuỷu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu. Cảm biến này giúp điều khiển thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận này:

Cảm biến hoạt động dựa trên sự thay đổi của từ trường

Cảm biến hoạt động dựa trên sự thay đổi của từ trường

Cảm biến trục khuỷu thường được cấu tạo từ các thành phần chính sau:

  • Nam châm vĩnh cửu: Nam châm này tạo ra từ trường ổn định và thường làm từ vật liệu từ tính cao như ferrite hoặc hợp kim đất hiếm. Nó cần độ bền cao để duy trì từ tính lâu dài.
  • Cuộn dây: Đặt gần nam châm, cuộn dây phát hiện sự thay đổi trong từ trường do sự quay của bánh răng trên trục khuỷu. Cuộn dây quấn từ dây đồng mảnh nhiều vòng, tạo ra tín hiệu điện khi từ trường biến thiên.
  • Bánh răng và Vỏ bảo vệ: Bánh răng gắn trên trục khuỷu, quay cùng với nó, tạo ra sự thay đổi trong từ trường. Vỏ bảo vệ làm từ vật liệu chịu nhiệt và chống ăn mòn, bảo vệ các thành phần bên trong khỏi bụi, nước, và nhiệt độ cao.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến trục khuỷu dựa trên sự thay đổi của từ trường khi bánh răng trên trục khuỷu quay. 

  • Khi trục khuỷu quay, các răng của bánh răng đi qua cảm biến, làm thay đổi từ trường xung quanh cuộn dây.
  • Sự thay đổi này tạo ra một dòng điện cảm ứng trong cuộn dây.
  • Tín hiệu điện này được gửi đến bộ điều khiển động cơ.
  • ECU sử dụng tín hiệu do cảm biến cung cấp để tính toán vị trí và tốc độ quay của trục khuỷu. Từ đó, hệ thống điều khiển thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu một cách chính xác, đảm bảo hiệu suất tối ưu cho động cơ.

3. Dấu hiệu nhận biết cảm biến CKP bị hư hỏng

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hư hỏng của cảm biến trục khuỷu là yếu tố quan trọng để tránh những vấn đề nghiêm trọng cho động cơ. Các dấu hiệu hư hỏng thường xuất hiện rõ ràng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và hoạt động của xe. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến:

3.1. Động cơ khó khởi động hoặc không khởi động được

Khi cảm biến trục khuỷu hỏng, động cơ có thể khó khởi động hoặc không khởi động được. Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do hệ thống điều khiển không thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa và phun nhiên liệu chính xác. Chẩn đoán và thay thế CKP kịp thời là cần thiết để duy trì hoạt động ổn định của động cơ.

Xe gặp phải tình trạng khó khởi động

Xe gặp phải tình trạng khó khởi động

3.2. Xe bị chết máy đột ngột khi cảm biến trục khuỷu gặp lỗi

Khi cảm biến trục khuỷu (CKP) gửi tín hiệu không chính xác hoặc không gửi tín hiệu, động cơ có thể bị chết máy đột ngột. Việc bảo trì và thay thế CKP định kỳ là cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của xe. Điều này cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn khác liên quan đến hệ thống đánh lửa và phun nhiên liệu.

Ô tô bị chết máy đột ngột

Ô tô bị chết máy đột ngột

3.3. Động cơ hoạt động không ổn định, rung giật

Tín hiệu không chính xác từ cảm biến trục khuỷu có thể gây ra hoạt động không ổn định của động cơ. Điều này dẫn đến các hiện tượng rung giật và không đều trong quá trình vận hành của xe. Các trường hợp động cơ không ổn định, xe rung giật mạnh có thể là nguy cơ dẫn đến các tai nạn không mong muốn. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra cảm biến định kỳ để đảm bảo vấn đề an toàn cho các chuyến đi.

Gặp tình trạng rung, giật khi đang điều khiển xe

Gặp tình trạng rung, giật khi đang điều khiển xe

3.4. Xe tăng tốc không đồng đều

CKP không cung cấp thông tin chính xác khiển động cơ không thể điều chỉnh phun nhiên liệu và thời điểm đánh lửa một cách chính xác. Đây là nguyên nhân dẫn đến xe tăng tốc không đồng đều. Việc tăng tốc không đều khiến chuyến đi của bạn bị ngắt quãng, gây ra nhiều bất tiện. 

CKP gặp trục trặc khiến xe tăng tốc không đều

CKP gặp trục trặc khiến xe tăng tốc không đều

3.5. Đèn báo lỗi động cơ bật sáng

Cảm biến trục khuỷu hư hỏng thường dẫn đến đèn báo lỗi động cơ sáng trên bảng đồng hồ của xe. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy CKP gặp sự cố và cần được kiểm tra và thay thế để duy trì hoạt động bình thường của động cơ.

Đèn báo lỗi động cơ phát sáng

Đèn báo lỗi động cơ phát sáng

3.6. Tiêu hao nhiên liệu tăng

Tiêu hao nhiên liệu tăng có thể do thông tin không chính xác từ cảm biến trục khuỷu. Điều này khiến hệ thống điều khiển động cơ hoạt động không hiệu quả. Đây có thể dẫn đến việc tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn so với bình thường. Vì vậy, người dùng cần tiến hành kiểm tra để đảm bảo thông tin từ trục khuỷu luôn chính xác.

Thông tin từ trục khuỷu ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu hao nhiên liệu

Thông tin từ trục khuỷu ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu hao nhiên liệu

4. Các cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu

Việc nắm bắt được kiến thức về cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu là điều điều mà tài xế nên trang bị cho bản thân. Say đây là những phương pháp thông dụng để xác định tính trạng và hoạt động của cảm biến này:

  • Đo xung: Phương pháp này đo các xung điện từ được tạo ra bởi cảm biến khi trục khuỷu quay. Bằng cách sử dụng dụng cụ đo xung hoặc các thiết bị chẩn đoán xe hơi, bạn có thể kiểm tra xem cảm biến có phát ra các xung điện từ đúng chu kỳ và mức độ nhạy cảm như mong đợi hay không.
  • Đo điện trở: Đây là phương pháp đo điện trở của cảm biến để kiểm tra tính liên tục và chất lượng của nó. Bạn có thể đo điện trở giữa các chân của cảm biến trục khuỷu để xác định xem nó có bị ngắn mạch, hở mạch hay có dấu hiệu của hư hỏng không.

Kiểm tra cảm biến trục khuỷu thường xuyên là điều cần thiết

Kiểm tra cảm biến trục khuỷu thường xuyên là điều cần thiết

5. Cách sửa chữa cảm biến vị trí trục khuỷu bị hỏng

Việc hiểu biết về cách sửa chữa cảm biến vị trí trục khuỷu bị hỏng là điều cần thiết đối với chủ xe. Sau đây là một số bước cơ bản để chủ xe xử lý khi trục khuỷu gặp vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả:

  • Kiểm tra đèn báo lỗi động cơ: Nếu đèn báo lỗi động cơ bật sáng, đây có thể là dấu hiệu cảm biến CKP gặp sự cố.
  • Khởi động xe khó khăn: Nếu xe khó khởi động hoặc không khởi động được, cảm biến CKP có thể là nguyên nhân.
  • Hiệu suất xe giảm: Nếu xe bị rung giật, chết máy đột ngột, hoặc tiêu hao nhiên liệu tăng, bạn nên đưa xe đi kiểm tra cảm biến CKP.

Cần tìm ra phương pháp sửa chữa trục khuỷu phù hợp

Cần tìm ra phương pháp sửa chữa trục khuỷu phù hợp

Còn đối với thợ sửa, yêu cầu xử lý khi trục khuỷu hư hỏng cao hơn. Công việc này cần được tiến hành nhanh, chính xác và hiệu quả hơn. Khi tiến hành sửa chữa cảm biến vị trí trục khuỷu, thợ sửa cần lưu ý các bước sau để đảm bảo sửa chữa hiệu quả và an toàn:

  • Kiểm tra điện trở: Sử dụng đồng hồ đo điện trở để kiểm tra tính liên tục của cuộn dây trong cảm biến CKP. Điện trở bất thường có thể chỉ ra cảm biến bị hỏng.
  • Kiểm tra xung động học:Sử dụng dụng cụ đo xung hoặc thiết bị chẩn đoán để kiểm tra tín hiệu xung của cảm biến CKP. Đảm bảo rằng tín hiệu phát ra đúng chu kỳ và mức độ nhạy cảm.
  • Kiểm tra dây dẫn và kết nối: Kiểm tra các dây dẫn và kết nối từ cảm biến đến ECU. Đảm bảo rằng không có dây bị đứt, ngắn mạch hoặc kết nối lỏng.
  • Thay thế cảm biến: Nếu cảm biến bị hỏng, hãy thay thế nó bằng một cảm biến mới và đảm bảo cài đặt đúng cách.
  • Kiểm tra sau sửa chữa: Sau khi thay thế cảm biến, khởi động lại động cơ và kiểm tra lại các tín hiệu để đảm bảo rằng vấn đề đã được giải quyết.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về cảm biến trục khuỷuWuling EV Việt Nam muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng qua đó, quý bạn đọc có thể tích lũy thêm cho mình về kiến thức về các cảm biến vận hành và cách sửa chữa phù hợp. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp đến website của chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận