Đèn hazard ô tô là bộ phận quan trọng mà bất kỳ người lái xe nào cũng đều đã từng sử dụng trong suốt quá trình trải nghiệm phương tiện. Loại đèn này được trang bị để đưa ra những cảnh báo nguy hiểm trong một số trường hợp cần thiết. Do vậy, người điều khiển phương tiện cần phải hiểu rõ để sử dụng đúng lúc, đúng mục đích. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu về đèn hazard trên xe ô tô ngay dưới đây.
1. Đèn hazard ô tô là gì? Đèn hazard có tác dụng gì?
Đèn hazard hay còn được gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn khẩn cấp. Bộ phận này được lắp ở 4 góc xe ô tô, bao gồm 2 góc phía trước và 2 góc phía sau xe. Thông thường, đèn hazard sẽ được thiết kế dạng chớp nhấp nháy để phù hợp với chức năng cảnh báo và có màu hổ phách rất dễ nhận diện.
Đèn hazard ô tô được bố trí ở 2 góc trái - phải đầu và đuôi xe
Tác dụng của đèn hazard là phát tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện khác đang lưu thông nhằm tránh xảy ra các xung đột giao thông nguy hiểm. Để kích hoạt loại đèn này, bạn hãy nhấn vào biểu tượng tam giác màu đỏ ở trên bảng điều khiển ô tô. Tuy nhiên, với một số dòng xe thì chức năng đèn hazard có thể được tự động kích hoạt khi xe gặp sự cố.
Biểu tượng kích hoạt đèn hazard có hình tam giác màu đỏ
2. Đèn hazard có phải là đèn ưu tiên không?
Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn cho rằng đèn hazard (đèn cảnh báo nguy hiểm, đèn khẩn cấp) là loại “đèn ưu tiên”. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn SAI. Đèn hazard không có chức năng yêu cầu các phương tiện khác phải dừng lại hoặc nhường đường. Thậm chí, trong trường hợp sử dụng đèn hazard không đúng mục đích, chuyển hướng sai quy định, chủ xe sẽ bị phạt hành chính 300 - 400 nghìn đồng.
Đèn hazard không phải là đèn ưu tiên và có thể bị phạt hành chính nếu sử dụng sai mục đích.
3. Các trường hợp nên sử dụng đèn hazard ô tô
Hiện nay, có rất nhiều người điều khiển ô tô tại Việt Nam sử dụng đèn hazard sai cách, gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác khi tham gia lưu thông. Do vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ khi nào cần sử dụng loại đèn này. Dưới đây là một số các trường hợp nên sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm hazard:
3.1. Xe gặp sự cố bất ngờ và bắt buộc phải dừng lại hoặc đi chậm
Trong quá trình lưu thông, nếu xe ô tô của bạn gặp phải các sự cố bất ngờ như: thủng lốp, trượt bánh, xe hư hỏng,... mà không thể tiếp tục di chuyển được đến nơi dừng đỗ quy định, lúc này bạn hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm hazard để các phương tiện khác chú ý và chủ động tránh.
Bật đèn hazard ô tô trong các sự cố bất ngờ và phải dừng lại
Bên cạnh đó, khi bật đèn hazard cũng sẽ giúp cho các tài xế khác biết được xe bạn đang gặp sự cố và chủ động đến hỗ trợ. Nếu bạn có thể tự kiểm tra và sửa chữa được phương tiện thì ngoài bật đèn cảnh báo, bạn cần phải đặt bảng cảnh báo phản quang có hình tam giác. Lưu ý, cần cách đuôi xe ít nhất 20 mét để các phương tiện lưu thông đằng sau dễ dàng nhận biết và tránh được.
3.2. Xe gặp tai nạn nguy hiểm
Trong những tình huống khẩn cấp như xe bị mất phanh, mất lái, đâm đụng, hay cứu người gặp nạn thì lúc này bạn cũng sẽ phải bật đèn hazard ô tô để cảnh báo khẩn cấp cho các phương tiện khác đang lưu thông. Ngoài ra, khi xe gặp sự cố nhưng bộ phận cứu hộ không thể đến kịp thời, bạn phải dùng phương tiện khác để kéo xe của mình. Khi đó, cả hai xe cũng đều phải bật đèn hazard, nhằm cảnh báo các xe xung quanh biết về sự cố và chủ động nhường đường.
Xe cứu hộ và xe gặp sự cố đều phải bật đèn hazard trong quá trình lưu thông
3.3. Khi xe dừng ở khu vực thiếu sáng
Dừng đỗ xe ở những đoạn đường thiếu sáng, ban đêm hay sương mù dày đặc thì bạn cũng cần phải bật đèn cảnh báo. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như giúp các xe khác dễ dàng nhận thấy xe của bạn.
Bật đèn cảnh báo hazard khi xe ô tô di chuyển trong điều kiện thiếu sáng
3.4. Khi đang lùi xe ở khu vực đông đúc
Lùi xe ở các khu vực đông đúc, khu đông dân cư luôn là trở ngại của hầu hết các tài xế, đặc biệt là tài xế mới. Trong trường hợp việc lùi xe gặp khó khăn và có thể xảy ra va chạm, bạn hãy nhanh chóng bật đèn hazard. Việc làm này nhằm cảnh báo nguy hiểm với các phương tiện khác và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn lùi xe một cách an toàn hơn.
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm trong khi lùi xe ở khu vực đông đúc
4. Tránh sử dụng đèn hazard ô tô khi nào?
Trong một vài trường hợp sau đây, bạn cần tránh sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm hazard:
- Lái xe trong thời tiết xấu: Các tình huống thời tiết cực đoan như tuyết, mưa lớn, cát bụi có thể làm giảm tầm nhìn của tài xế khiến cho những phương tiện khác không biết bạn đang di chuyển ở làn nào và có đang chuyển làn đường hay không. Thay vì bật đèn hazard, hãy bật đèn pha hoặc đèn cảnh báo khí hậu khắc nghiệt trên xe ô tô.
- Lái xe trong tình trạng giao thông đông đúc: Việc bật đèn hazard ô tô ở trong các tình huống như này có thể khiến phương tiện của bạn được chú ý. Tuy nhiên chúng sẽ khiến các chủ phương tiện khác không biết bạn di chuyển như thế nào. Bởi lẽ, khi kích hoạt đèn cảnh báo nguy hiểm thì đèn báo rẽ sẽ tự động tắt đi.
- Đỗ xe trái phép: Hành động này kèm theo việc bật đèn hazard có thể dẫn tới việc xử phạt hành chính đối với người sử dụng phương tiện. Theo đó, hãy tìm một chỗ đỗ xe phù hợp để không gây cản trở giao thông.
- Xin rẽ khẩn cấp: Trong trường hợp bạn giảm tốc độ để ra khỏi đường cao tốc vì sự cố không mong muốn, nếu đèn cảnh báo hazard trên ô tô đang kích hoạt vô tình sẽ làm vô hiệu hóa chức năng đèn xi nhan rẽ trái - phải. Điều này sẽ gây cản trở quan sát của các phương tiện khác khi tham gia giao thông.
Chỉ bật đèn hazard đúng mục đích để đảm bảo lái xe an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Đèn hazard ô tô là bộ phận quan trọng giúp cảnh báo nguy hiểm trong những trường hợp khẩn cấp. Hãy luôn tìm hiểu thật kỹ cách sử dụng thiết bị này trước khi tham gia giao thông. Đây là cách để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, các phương tiện khác cũng như thể hiện văn hóa giao thông văn minh, lịch sự. Wuling EV Việt Nam chúc các bạn lái xe an toàn!