Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Các loại đèn pha ô tô: Cách sử dụng và bảo dưỡng

Tin chuyên ngành
17/04/2024 07:15

Đèn pha ô tô là phương tiện đảm bảo an toàn cho việc vận hành xe trong điều kiện thiếu ánh sáng như mưa bão hoặc đêm tối. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng nhận diện của chiếc xe. Việc nâng cấp ánh sáng xe và lựa chọn đèn pha phù hợp là yếu tố cần thiết. Do đó, dưới đây Wuling EV Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về đèn pha xe ô tô. Hãy cùng đón xem nhé!

1. Đèn pha ô tô là gì?

Đèn pha ô tô là một trong những thiết bị bắt buộc trang bị trên xe ô tô, đáp ứng tiêu chuẩn về ánh sáng hiện nay. Khả năng tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung của đèn pha cung cấp cho người lái tầm nhìn xa, rộng (khoảng 100m) và chính xác. Đèn pha ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong việc chiếu sáng không gian vào ban đêm, giúp tài xế có tầm nhìn rõ ràng và an toàn hơn. Ngoài chức năng chiếu sáng, đèn pha còn được sử dụng để phát tín hiệu khi tài xế cần xin vượt hoặc chuyển hướng.

Đèn pha ô tô giúp người lái xe có tầm nhìn rộng hơn

Đèn pha ô tô giúp người lái xe có tầm nhìn rộng hơn

Để đáp ứng yêu cầu về góc chiếu sáng rộng, đèn pha ô tô thường có kích thước lớn và công suất mạnh, với thiết kế tiết diện rộng. Đèn xe cần đảm bảo độ bền cao, khả năng chịu lực, chịu nhiệt và kháng nước, giúp xe hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, dùng đèn pha không đúng nơi quy định hoặc để gây ra tai nạn thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

2. Các loại đèn pha ô tô

Dưới đây là các loại đèn pha ô tô

2.1. Đèn pha cos (cốt)

Đèn pha cốt trên ô tô là loại đèn chiếu gần được dùng để cung cấp ánh sáng cho xe khi di chuyển vào buổi tối. Loại đèn này tạo ra ánh sáng trải đều trên mặt đường trong khoảng cách gần. Đèn cos không gây ảnh hưởng đến mắt của người đi ngược chiều, do đó có thể áp dụng trong nhiều khu vực khác nhau, bao gồm cả khu dân cư.

Đèn pha cos không có ảnh hưởng gì đến mắt người đi ngược chiều

Đèn pha cos không có ảnh hưởng gì đến mắt người đi ngược chiều

2.2. Đèn Halogen 

Đèn Halogen là một trong những loại đèn pha ô tô phổ biến nhất hiện nay, thường được trang bị trên các dòng xe hơi phổ thông. Cấu tạo đơn giản của đèn halogen gồm hỗn hợp khí trơ, sợi dây tóc vonfram và một lượng nhỏ chất halogen (thường là i-ốt hoặc brôm) được bao bọc kín bởi bóng đèn. Đèn halogen có tuổi thọ trung bình khoảng 1.000 giờ hoạt động. Do chi phí sản xuất không cao và dễ thay thế nên lại đèn này được ứng dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe phổ thông giúp tối ưu hóa chi phí. Hiện nay dòng xe Wuling Mini EV đang sử dụng đèn Halogen đảm bảo độ sáng cho xe.

Đèn Halogen có chi phí thấp và được tích hợp trên xe Wuling

Đèn Halogen được tích hợp trên xe Wuling

2.3. Đèn Xenon

Đèn xenon, hay còn gọi là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao (HID), được sử dụng trên một số dòng xe hơi cao cấp. Loại đèn này có hiệu suất chiếu sáng vượt trội và tuổi thọ lên đến 2.000 giờ, gấp nhiều lần so với đèn halogen. Nguyên lý hoạt động của đèn xenon dựa vào sự kết hợp của khí xenon, argon và kim loại hóa hơi, tạo ra ánh sáng màu trắng xanh với cường độ sáng gấp 2 đến 3 lần so với bóng đèn halogen. Điều này giúp cải thiện tầm nhìn và chiếu sáng xa hơn.

Đèn xenon chiếu sáng với cường độ cao gấp 2,3 lần so với đèn halogenĐèn xenon chiếu sáng với cường độ cao gấp 2,3 lần so với đèn halogen

Tuy nhiên, đèn xenon có thể gây chói mắt cho người đi ngược chiều và ánh sáng ít tán xạ có thể làm khó khăn trong việc quan sát bên ngoài vùng ánh sáng. Cấu tạo phức tạp với bóng đèn, thấu kính hội tụ và ballast ổn định điện áp dẫn đến chi phí sản xuất cao, cũng như việc bảo dưỡng và thay thế không dễ dàng.

2.4. Đèn LED

Công nghệ đèn LED (Light-Emitting Diode) là một bước tiến quan trọng trong ngành chiếu sáng, được áp dụng rộng rãi trong đèn pha ô tô và các thiết bị chiếu sáng khác. Đèn LED phát sáng ngay lập tức qua các diode nhỏ khi có dòng điện, tiêu tốn ít năng lượng và cho ánh sáng tập trung, phù hợp với đèn xi-nhan và đèn chiếu hậu. Đặc biệt, đèn pha LED có tuổi thọ lên đến 15.000 giờ, thuộc nhóm đèn bền nhất trên thị trường.

Đèn led được sử dụng phổ biến hiện nay trên các loại phương tiện

Đèn led được sử dụng phổ biến hiện nay trên các loại phương tiện

Đèn pha LED ô tô được cấu tạo từ nhiều chip bán dẫn nhỏ, cho phép điều chỉnh màu sắc ánh sáng linh hoạt, nâng cao tính thẩm mỹ cho xe. Mặc dù có hiệu suất chiếu sáng cao, đèn LED gặp phải chi phí sản xuất cao và vấn đề thải nhiệt, yêu cầu tích hợp hệ thống tản nhiệt, tạo thêm áp lực về chi phí. Ví dụ, Wuling Mini EV LV2 sử dụng hệ thống đèn LED giúp tiết kiệm năng lượng khi hoạt động.

3. Cách bật tắt đèn pha ô tô

Thông thường, công tắc điều khiển đèn của hầu hết các xe ô tô được tích hợp trên một cần điều khiển nằm ở bên trái phía sau vô lăng. Để bật/tắt đèn và thay đổi chế độ đèn, người lái chỉ cần xoay núm hoặc gạt cần điều khiển này. Ký hiệu đèn pha trên xe ô tô thường có nhiều vạch ngang theo hình dạng của đèn pha. Ký hiệu này thường nằm ở vị trí bên ngoài cần điều khiển đèn.

  • Cách bật đèn pha: Chỉ cần xoay núm phía ngoài về hình ký hiệu đèn pha. Khi được bật lên đèn sẽ ở chế độ chiếu gần mặc định.
  • Chuyển từ chế độ cos sang chế độ pha (chiếu xa): Người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển đèn về phía trước.
  • Chuyển từ chế độ pha về chế độ chiếu gần (cos): Người lái đẩy cần điều khiển đèn về phía sau.
  • Nháy đèn pha: Người điều khiển đẩy nhẹ cần điều khiển đèn về phía sau 1 - 2 lần.
  • Tắt đèn pha: Người điều khiển chỉ cần xoay núm phía ngoài về chữ OFF hoặc ký hiệu vòng tròn nhỏ.

Cách bật/ tắt đèn pha ô tô đơn giản, chỉ một vài bước cơ bản

Cách bật/ tắt đèn pha ô tô đơn giản, chỉ một vài bước cơ bản

Khi đèn pha được bật, đèn hậu sẽ bật theo và biểu tượng đèn pha trên bảng đồng hồ ở phía sau phần vô lăng sẽ sáng đèn lên báo hiệu cho người lái. Hiện nay, một số dòng xe cao cấp còn có tính năng tự động bật/tắt đèn pha theo cảm biến ánh sáng và tự động chuyển đổi giữa chế độ đèn pha và chiếu gần. Nếu xe có tính năng này, người lái không cần phải điều chỉnh đèn thủ công.

4. Lưu ý khi sử dụng đèn pha ô tô

Khi sử dụng, người lái cần tuân thủ các quy định sau:

  • Không dùng đèn pha trong khu đô thị hoặc khu dân cư vì ánh sáng mạnh của đèn pha có thể làm chói mắt, ảnh hưởng đến các phương tiện đi ngược chiều. Trong các khu dân cư, bạn chỉ nên sử dụng đèn cos. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.
  • Nên sử dụng đèn pha led oto khi di chuyển trên đường cao tốc, đường ngoại ô hoặc đường hai chiều có dải phân cách. Vì ánh sáng mạnh của đèn pha sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho tầm nhìn rộng hơn. Trong trường hợp gặp xe ngược chiều trong khi đường tối thì cần phải giảm tốc độ và chuyển sang đèn cos để tránh làm chói mắt tài xế kia.
  • Sử dụng nháy pha hoặc đá pha khi cần xin vượt hoặc xin đường thay vì sử dụng còi. Vì ô tô thường đóng kín cửa, việc nháy pha sẽ là cách hiệu quả hơn để thông báo với xe khác về ý định của mình mà không gây tiếng ồn đáng kể.
  • Khi thấy xe ngược chiều nháy pha, nên kiểm tra xem liệu đèn pha trên xe mình có đang được bật hay không. Đây là cách các tài xế thường nhắc nhau để đảm bảo an toàn giao thông.

Bỏ túi những lưu ý vô cùng bổ ích khi sử dụng đèn pha ô tô

Bỏ túi những lưu ý vô cùng bổ ích khi sử dụng đèn pha ô tô

5. Cách bảo dưỡng đèn pha ô tô

Bảo dưỡng đèn pha ô tô là điều cần thiết để đảm bảo tầm nhìn tối ưu và an toàn khi lái xe. Việc chăm sóc và bảo dưỡng đèn pha xe đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ của chúng và đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả. Hãy cùng khám phá một số mẹo bảo dưỡng dưới đây để giữ cho đèn led pha oto của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.

5.1. Bảo dưỡng hệ thống điện

Bảo dưỡng hệ thống điện là một phần quan trọng trong việc bảo dưỡng đèn pha ô tô. Để đèn pha hoạt động tốt, bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện định kỳ. Bao gồm kiểm tra cực pin, kiểm tra dây nối và nắp đèn, cũng như thay thế đèn hư hỏng kịp thời để đảm bảo ánh sáng liên tục và an toàn khi di chuyển.

Bảo vệ hệ thống điện trong xe ô tô cũng là cách để bảo vệ đèn pha hiệu quả

Bảo vệ hệ thống điện trong xe ô tô cũng là cách để bảo vệ đèn pha hiệu quả

5.2. Vệ sinh đèn pha thường xuyên

Vệ sinh đèn pha thường xuyên là một biện pháp quan trọng trong việc bảo dưỡng đèn pha ô tô. Bụi bẩn và hóa chất từ môi trường có thể làm giảm khả năng chiếu sáng của đèn và ảnh hưởng đến hiệu suất lái xe. Bằng cách thường xuyên vệ sinh bề mặt đèn pha bằng dung dịch phù hợp và lau khô hoàn toàn sẽ duy trì ánh sáng tốt. Điều này giữ cho bề mặt đèn luôn sáng bóng và trong trạng thái tốt nhất. Đồng thời giúp tránh tình trạng đèn pha bị mờ, tróc, đục, giảm độ sáng hoặc có ánh sáng không đồng đều.

Vệ sinh đèn pha ô tô thường xuyên để giúp ánh sáng tốt hơn

Vệ sinh đèn pha ô tô thường xuyên để giúp ánh sáng tốt hơn

5.3. Dùng sáp/dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại sáp/dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng. Các loại dung dịch hay sáp này được sản xuất để dành riêng cho việc đánh bóng xe nên có độ mịn cao, tính ăn mòn thấp. Cách này được đánh giá là phương pháp đánh bóng đèn ô tô hiệu quả nhất.

Sử dụng các dung dịch hoặc sáp để vệ sinh bóng đèn

Sử dụng các dung dịch hoặc sáp để vệ sinh bóng đèn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sáp hoặc dung dịch đánh bóng đèn pha led oto chuyên dụng,. Những loại này được sản xuất đặc biệt để đánh bóng xe với đặc tính có độ mịn cao và tính ăn mòn thấp. Sử dụng loại sản phẩm này được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để đánh bóng đèn pha. Dưới đây là hướng dẫn đánh bóng đèn pha ô tô bằng sáp hoặc dung dịch đánh bóng đèn xe chuyên dụng mà bạn có thể áp dụng:

  • Bước 1: Vệ sinh kỹ bề mặt của chóa đèn trước khi tiến hành đánh bóng.
  • Bước 2: Sử dụng keo dán bọc xung quanh đèn xe để đảm bảo không phạm vào sơn xe.
  • Bước 3: Thoa lớp sáp đánh bóng hoặc phun dung dịch đánh bóng đều khắp bề mặt chóa đèn.
  • Bước 4: Sử dụng khăn mịn chà đều theo hình vòng tròn để đánh bóng chóa đèn.

5.4. Đánh bóng bằng Cana

Loại sáp đánh bóng Cana bao gồm những hạt li ti siêu nhỏ giúp mài mòn và đánh bóng các bề mặt như kim loại, gỗ, đá,... Tuy nhiên, do Cana có độ mịn chỉ khoảng 400 nên không được khuyến nghị sử dụng để đánh bóng sơn xe. Với chóa đèn ô tô, Cana có thể giúp làm sáng bóng hơn nhưng cần tránh quá lạm dụng. Thay vì sử dụng Cana để đánh bóng đèn xe ô tô, chuyên gia khuyên nên sử dụng sáp bóng chuyên dụng.

Chỉ sử dụng đánh bóng bằng Cana khi bóng đèn bị trầy xước nhẹ

Chỉ sử dụng đánh bóng bằng Cana khi bóng đèn bị trầy xước nhẹ

Các phương pháp đánh bóng và phục hồi độ trong của đèn pha chỉ hiệu quả với đèn bị trầy xước nhẹ hoặc ố vàng nhẹ. Trong trường hợp đèn bị trầy xước nặng hoặc quá cũ, bạn nên đưa xe đến các cơ sở phục hồi đèn pha ô tô chuyên nghiệp để được xử lý. Nếu bề mặt đèn đã xuống cấp nghiêm trọng thì tốt nhất là nên thay kính đèn pha mới để đảm bảo độ sáng cao nhất.

Trên thị trường hiện nay cung cấp đa dạng các loại đèn pha ô tô như halogen, xenon, … Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Mong rằng những thông tin mà Wuling EV Việt Nam cung cấp sẽ bổ ích cho bạn. 

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận