Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Điều Hòa Ô Tô Có Mùi Hôi: 6 Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

20/09/2024 21:33

Hệ thống điều hoà ô tô có mùi hôi gây khó chịu cho người lái và hành khách. Tuy nhiên, nếu biết được nguyên nhân gây mùi hôi thì việc xử lý rất dễ dàng. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi trên xe và cách khắc phục qua nội dung dưới đây.

1. Nguyên nhân điều hòa ô tô có mùi hôi

Điều hoà ô tô có mùi hôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến mà bạn nên biết:

1.1. Lọc gió ô tô bị bẩn

Hệ thống điều hòa ô tô hoạt động bằng cách sử dụng quạt hút gió để lấy không khí từ bên ngoài. Trước khi được đưa vào hệ thống, không khí sẽ đi qua lọc gió để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,.... Chính vì vậy, lọc gió nhanh chóng bị bám đầy bụi bẩn sau một thời gian sử dụng.

Lọc gió ô tô bị hỏng là một trong những nguyên nhân làm cho điều hoà ô tô bốc mùi

Lọc gió ô tô bị hỏng là một trong những nguyên nhân làm cho điều hoà ô tô bốc mùi

Do đó, việc thay lọc gió điều hòa sau mỗi 20.000 km vận hành là cần thiết. Trong các điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì nên thay lọc gió thường xuyên hơn để đảm bảo chất lượng không khí.

Nếu lọc gió không được thay đúng kỳ hạn, tích tụ bụi bẩn có thể làm giảm hiệu quả lọc bụi, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và làm giảm hiệu suất làm lạnh của hệ thống điều hòa ô tô. Điều này có thể dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu cao hơn và làm giảm tuổi thọ của các bộ phận trong hệ thống. Đây là một trong các nguyên nhân khiến điều hoà ô tô có mùi hôi, thường là mùi khét. Chậm trễ việc thay lọc gió còn dễ làm giảm hiệu suất hoạt động của điều hoà.

1.2. Quạt gió điều hòa bị bẩn

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây mùi khét trong hệ thống điều hòa ô tô là do quạt gió bị bám bẩn. Khi quạt gió bị bám đầy bụi sẽ khiến hiệu suất làm mát của điều hòa giảm đi đáng kể. Khi bạn phát hiện quạt gió hoạt động yếu hơn bình thường hoặc có dấu hiệu của sự trục trặc thì khả năng cao là do sự tích tụ bụi bẩn nặng.

Quạt gió quá bẩn sẽ khiến điều hoà có mùi khét

Quạt gió quá bẩn sẽ khiến điều hoà có mùi khét

1.3. Nội thất có mùi

Mùi hôi trong xe không nhất thiết phải đến từ máy lạnh mà còn có thể xuất phát từ nội thất xe. Bao gồm sàn xe, ghế xe, trần xe và các khu vực khác. Sự ẩm ướt trong nội thất xe có thể dẫn đến sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, tạo ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, túi, hộc đựng đồ, hộp đựng đồ và cốp sau cũng có thể là nơi tích tụ mùi hôi do thức ăn hay vật dụng lâu ngày chưa được xử lý.

Nội thất bị ẩm mốc cũng khiến không gian xe bốc mùi

Nội thất bị ẩm mốc cũng khiến không gian xe bốc mùi

1.4. Khoang động cơ bị trục trặc

Điều hòa ô tô có mùi hôi cũng có thể xuất phát từ khoang động cơ. Sự trục trặc trong một hoặc nhiều chi tiết của hệ thống vận hành xe sẽ dẫn đến tình trạng này. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của điều hòa ô tô.

Khoang động cơ gặp vấn đề cũng có thể làm cho điều hoà có mùi

Khoang động cơ gặp vấn đề cũng có thể làm cho điều hoà có mùi

1.5. Hộp quạt gió có xác động vật

Điều hoà ô tô có mùi hôi cũng có thể do hộp quạt gió có xác động vật như thằn lằn, chuột. Do đó, khi điều hoà hoạt động sẽ bị nhiễm mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, điều hoà có mùi hôi cũng có thể do hộp quạt gió bị dính nước tiêu động vật như chuột. Phần lớn, điều hoà có mùi khai xuất phát từ nguyên nhân này.

Nếu xe bạn có mùi hôi thì hãy kiểm tra ngay hộp gió có xác động vật hay không

Nếu xe bạn có mùi hôi thì hãy kiểm tra ngay hộp gió có xác động vật hay không

1.6. Dàn lạnh, đường ống bị mốc

Khi bật điều hòa trong xe và phát hiện mùi hôi, mùi chát thì có thể dàn lạnh và hệ thống đường ống của máy lạnh xe đã bị ẩm mốc. Đa phần trường hợp điều hòa bốc mùi lạ đều có nguyên nhân từ vấn đề này. Dàn lạnh và hệ thống ống bị ẩm mốc chủ yếu xảy ra sau khi tắt máy, đóng kín cửa và nhiệt độ bên trong tăng lên. Điều này dẫn đến việc điều hòa chưa kịp khô hoàn toàn và bắt đầu tụ ẩm. Độ ẩm lâu dần tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc, gây ra mùi khó chịu.

Không nên để đường ống bị mốc

Không nên để đường ống bị mốc

2. Cách xử lý điều hòa ô tô có mùi hôi

Cách xử lý điều hoà ô tô có mùi hôi rất đơn giản. Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân mà có các cách xử lý phù hợp.

2.1. Tự vệ sinh điều hòa tại nhà

Nếu điều hòa xe có mùi hôi do ẩm mốc hoặc bụi bẩn bên trong thì nên vệ sinh điều hòa. Đây là phương pháp khử mùi cho điều hòa xe ô tô đơn giản hơn trong trường hợp ẩm mốc không quá nghiêm trọng. Do đó, bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Chỉ cần mua chai xịt vệ sinh ô tô chuyên dụng hoặc tự pha dung dịch vệ sinh bằng việc trộn giấm trắng với nước.

Sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh xe

Sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh xe

2.2. Thay lọc gió điều hòa định kỳ

Khi lọc gió điều hòa quá bẩn, ngay cả khi chưa đến thời hạn thay thì việc thay lọc gió mới cũng là một biện pháp chủ động cần áp dụng. Điều này giúp xe tránh bị mùi khó chịu, cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống điều hòa.

Nên thay lọc gió định kỳ để đảm bảo không có mùi hôi

Nên thay lọc gió định kỳ để đảm bảo không có mùi hôi

2.3. Vệ sinh điều hòa tại garage

Dàn lạnh và đường ống bị ẩm mốc nghiêm trọng thì việc đưa xe đến garage để kiểm tra và xử lý triệt để là sự lựa chọn tốt nhất. Tại đây, họ có các quy trình khử mùi và vệ sinh toàn bộ hệ thống điều hòa. Bao gồm dàn lạnh, dàn nóng, quạt gió, hệ thống đường ống,… chuyên nghiệp đảm bảo loại bỏ mùi khó chịu. Đồng thời khắc phục các vấn đề kỹ thuật một cách toàn diện. Trường hợp hộp quạt gió bị kẹt xác hoặc chứa nước tiểu của động vật thì cũng nên áp dụng cách này.

Nếu có điều kiện, hãy đưa xe đến garage để vệ sinh

Nếu có điều kiện, hãy đưa xe đến garage để vệ sinh

2.4. Thường xuyên vệ sinh nội thất ô tô

Trong trường hợp điều hòa ô tô có mùi do nội thất bị ẩm mốc thì chủ xe nên vệ sinh ngay. Trên thị trường hiện nay có sẵn các loại bình xịt vệ sinh nội thất xe chuyên dụng rất tiện lợi. Chủ xe có thể tự mua và vệ sinh nội thất xe ngay tại nhà.

Vệ sinh nội thất định kỳ và thay mới để tránh bị bốc mùi

Vệ sinh nội thất định kỳ và thay mới để tránh bị bốc mùi

Ngoài ra, cần kiểm tra các chi tiết dễ bị ẩm mốc và gây mùi hôi bên trong nội thất như thảm sàn, bọc trần xe, ghế xe. Và chủ xe nên thay mới những chi tiết đã cũ kĩ hoặc xuống cấp nặng. 
Để ngăn ngừa ẩm mốc, chủ xe nên sử dụng các loại thảm sàn cao su hoặc thảm sàn 6D. Bọc trên thì nên dùng bọc trần 5D. Loại bọc trần này ít bám bẩn, khó hút mùi và dễ vệ sinh hơn so với loại trần nỉ nguyên bản theo xe. Đối với ghế xe, đặc biệt là ghế nỉ dễ bám bẩn, do đó nếu có thể, chủ xe nên nâng cấp bọc da cho ghế xe.  

2.5. Khử mùi bằng trái cây

Có nhiều loại trái cây được cho là có khả năng khử mùi khó chịu trong ô tô như thơm, bưởi, chanh, …. Đặt chúng hoặc phần vỏ của chúng trong buồng lái hoặc khoang hành khách có thể giúp làm giảm mùi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi trái cây định kỳ và tránh để trái cây bị hỏng. Bởi nếu để trái cây trong tình trạng hỏng sẽ có thể gây ra tác dụng ngược và có mùi khó chịu hơn.

Sử dụng trái cây để ngăn ngừa mùi hôi

Sử dụng trái cây để ngăn ngừa mùi hôi

2.6. Khử mùi hôi điều hòa ô tô bằng trà, cà phê

Bạn có thể treo túi đựng lá trà hoặc hạt cà phê gần vị trí máy lạnh để tận dụng hương thơm đặc trưng của chúng và hấp thụ mùi hôi. Từ đó làm giảm mùi khó chịu trong không gian xe. Mùi thơm từ trà và cà phê có khả năng lan tỏa và che phủ mùi khó chịu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần nhớ thay đổi túi trà, hạt cà phê thường xuyên để duy trì mùi thơm và khử mùi hiệu quả. Điều này sẽ giữ cho không gian trong xe luôn thơm tho và dễ chịu.

Sử dụng cà phê, trà cùng là một phương pháp khử mùi hiệu quả

Sử dụng cà phê, trà cùng là một phương pháp khử mùi hiệu quả

3. Cách phòng tránh điều hòa có mùi

Để tránh tình trạng điều hoà ô tô có mùi hôi, người dùng cần tuân theo các khuyến cáo từ các chuyên gia và kỹ thuật viên. Cụ thể như sau:

  • Trước khi tắt động cơ, người dùng nên tắt máy lạnh, bật chế độ quạt gió trong khoảng 2-3 phút để ngăn điều hoà bị tụ ẩm giúp cho nấm mốc phát triển.
  • Chủ xe cũng nên thực hiện thay lọc gió và vệ sinh điều hòa định kỳ để hạn chế nguy cơ phát sinh mùi hôi. Đồng thời tránh hút thuốc và sử dụng thực phẩm có mùi nồng trong xe.
  • Khi lên xe và đóng cửa trong thời gian dài, bạn nên chọn chế độ lấy không khí bên ngoài để làm thoáng không khí bên trong xe. Trên các tuyến đường có nhiều khói bụi và ô nhiễm, người lái xe cần chuyển sang chế độ lấy không khí từ bên trong để giảm áp lực lọc bụi lên tấm lọc gió.
  • Không nên sử dụng nước hoa ô tô hoặc sáp thơm không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng kém. Các sản phẩm này không chỉ làm tăng mùi hôi trong xe mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng lâu. Thay vào đó, người dùng nên sử dụng các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên hoặc máy khử mùi chuyên dụng từ các cơ sở uy tín.

Không nên sử dụng nước hoa để khử mùi hôi trên xe

Không nên sử dụng nước hoa để khử mùi hôi trên xe

4. Cách bảo dưỡng điều hòa xe có mùi hôi

Để phòng tránh tình trạng điều hòa ô tô có mùi hôi, người dùng cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Việc bảo dưỡng không chỉ giúp khắc phục vấn đề mùi hôi mà còn đảm bảo hiệu suất hoạt động của hệ thống. Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất, chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng hàng năm hoặc sau mỗi 20.000 - 30.000 km đi xe. Quy trình bảo dưỡng điều hoà bao gồm những hạng mục sau:

  • Kiểm tra và bảo dưỡng lọc gió của điều hòa: Vệ sinh lọc gió sau mỗi 5.000 - 10.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 - 30.000 km.
  • Kiểm tra và vệ sinh quạt gió dàn lạnh: Kiểm tra sau mỗi 20.000 km để tiến hàng loại bỏ bụi bẩn hoặc thay mới.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng dàn lạnh: Kiểm tra sau 20.000 km, thường sử dụng phương pháp nội soi tiện lợi hơn.
  • Kiểm tra dầu điều hòa: Kiểm tra sau mỗi 40.000 - 50.000 km và thay dầu mới sau 100.000 km.
  • Kiểm tra gas lạnh: Kiểm tra sau mỗi 30.000 - 40.000 km và thay mới sau 100.000 km.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn: Kiểm tra sau mỗi 30.000 - 40.000 km.
  • Kiểm tra và vệ sinh dàn nóng: Bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng lốc điều hòa: Kiểm tra và bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng rơ le nhiệt: Kiểm tra và bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng dây curoa: Kiểm tra sau mỗi 20.000 km và thay mới sau 50.000 km đi xe.

Những cách bảo dưỡng cần thiết bạn nên biết

Những cách bảo dưỡng cần thiết bạn nên biết

Điều hoà ô tô có mùi hôi khiến không gian xe trở nên khó chịu. Vì vậy biết những nguyên nhân cũng như cách xử lý giúp người lái có thể chủ động giải quyết vấn đề. Mong rằng những thông tin mà Wuling EV Việt Nam cung cấp sẽ bổ ích cho bạn. Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào thì liên hệ ngay để được giải đáp nhé. 

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận