Có phải bạn đang tìm hiểu xem bộ phận giảm chấn là gì và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Đây là một bộ phận giúp hạn chế chuyển động của lò xo, ổn định phần thân ô tô và đảm bảo xe luôn vận hành một cách an toàn. Nếu không được trang bị bộ phận này, ô tô sẽ bị rung, lắc và làm cho người ngồi trong xe có cảm giác không thoải mái. Cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu chi tiết về bộ phận giảm chấn của xe ô tô thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Giảm chấn là gì?
Giảm chấn là một chi tiết phụ tùng có nhiệm vụ dập tắt nhanh chóng dao động bánh xe và thân xe, làm gia tăng sự êm ái và ổn định khi ô tô vận hành. Nói một cách đơn giản hơn về giảm chấn là gì thì nó là thiết bị được sử dụng để bảo vệ máy móc ô tô tránh khỏi những tác động bên ngoài. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ giảm xóc, chống rung và chống va đập hiệu quả.
Tìm hiểu về bộ phận giảm chấn của xe ô tô
2. Nguyên lý hoạt động của giảm chấn ô tô
Sau khi nắm rõ giảm chấn là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của loại thiết bị phụ tùng này nhé! Giảm chấn thực chất là một loại bơm dầu trong hệ thống treo. Bộ phận piston giảm chấn sẽ được lắp vào phía cuối cán piston. Khi hệ thống treo chuyển động lên và xuống, dầu thủy lực bị piston nén sẽ chạy qua các lỗ nhỏ bên trong piston. Tuy nhiên, các lỗ này chỉ cho một lượng nhỏ dầu chạy qua để làm chậm tốc độ của piston và giảm tốc độ dao động của lò xo.
Tìm hiểu về cách thức hoạt động của bộ phận giảm chấn xe ô tô
Khả năng cản chuyển động của bộ phận giảm chấn ô tô sẽ phụ thuộc vào tốc độ dao động và số lượng lỗ nhỏ ở bên trong piston. Thông thường, hầu hết các loại giảm chấn đều được trang bị thiết bị giảm chấn thủy lực nhạy cảm với tốc độ. Điều này có nghĩa là khi tốc độ dao động của piston càng tăng thì sức cản cũng sẽ tăng theo.
Các loại giảm chấn hoạt động theo hai chiều chuyển động dãn/nén và đa số ô tô đều có lực cản dãn lớn hơn lực cản nén. Chu kỳ dãn điều khiển chuyển động của phần khối lượng sẽ không được giảm chấn. Trong khi đó, chu kỳ nén điều khiển chuyển động của phần khối lượng được giảm chấn.
3. Phân loại giảm chấn ô tô hiện nay
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu xem bộ phận giảm chấn ô tô có bao nhiêu loại và các loại bản lề giảm chấn là gì nhé!
3.1. Phân loại theo vận hành
Khi phân loại theo cách thức vận hành, giảm chấn ô tô được chia thành 2 loại chính:
- Giảm chấn tác dụng đơn (1 chiều): Loại giảm chấn này được hiểu là chỉ có một quá trình giảm chấn có tác dụng trong hai hành trình nén và trả. Đa số các nhà sản xuất sẽ thiết kế giảm chấn tác dụng ở hành trình trả. Giảm chấn tác dụng đơn được tạo nên bởi piston gồm hai lỗ. Một lỗ nhỏ có vai trò tiết lưu, lỗ lớn còn lại sẽ đi kèm với van một chiều nhằm loại bỏ tác dụng của giảm chấn ở hành trình nén.
- Giảm chấn đa tác dụng (hai chiều): Loại giảm chấn ô tô này sẽ có tác dụng ở cả hai hành trình nén và hành trình trả. Piston của giảm chấn hai chiều sẽ gồm hai lỗ có kích thước khác nhau đi cùng hai nắp van một chiều. Lỗ nhỏ sẽ có tác dụng ở hành trình trả và lỗ lớn sẽ hoạt động ở hành trình nén. Do đó, lực cản của giảm chấn ở hành trình trả sẽ lớn hơn lực cản ở hành trình nén để phù hợp với yêu cầu làm việc của hệ thống treo.
Có 2 loại giảm chấn ô tô chính khi phân loại theo cách vận hành
3.2. Phân loại theo cấu tạo
Khi phân loại theo cấu tạo, giảm chấn ô tô sẽ có 2 loại chính, gồm giảm chấn đơn và giảm chấn kép. Hãy cùng tìm hiểu xem các loại giảm chấn là gì và chúng có thiết kế như thế nào nhé!
- Giảm chấn đơn: Loại giảm chấn này được thiết kế khá đơn giản, gồm 1 bình chứa một phần dầu và khí, 1 thanh truyền động piston chính bên trong xi lanh. Thanh truyền động này sẽ được trang bị các van rẽ nhánh để giúp dầu có thể chảy từ khoang này sang khoang khác. Ngoài ra, giảm chấn đơn còn được trang bị thêm 1 piston tách nhằm ngăn cách khoang chứa dầu với khoang chứa khí.
- Giảm chấn kép: Đây là loại giảm chấn phổ biến nhất của bộ giảm xóc. Nó có cấu tạo bên ngoài là vỏ chứa xi lanh (ống nén), không gian bên trong giữa các xi lanh có chứa chất lỏng hấp thụ chấn động. Giảm chấn kéo còn được trang bị thêm piston chuyển động lên xuống và các van đầu vào, đầu ra.
Phân loại giảm chấn của xe ô tô theo cấu tạo
3.3. Phân loại theo môi chất
Khi phân loại theo môi chất, giảm chấn có mấy loại và cấu tạo của các loại giảm chấn là gì? Dưới đây là câu trả lời cụ thể mà bạn có thể tham khảo, bao gồm 3 loại chính:
- Giảm chấn thủy lực: Loại giảm chấn này có nhiệm vụ hấp thụ dao động và giúp ô tô giảm bớt sự rung lắc do địa hình. Giảm chấn thủy lực có cấu tạo gồm lò xo, dầu giảm chấn và ty phuộc. Trong đó, ty phuộc có khả năng triệt tiêu hoặc thuyên giảm các lực tác động về mức thấp nhất.
- Giảm chấn lò xo: Loại giảm chấn này thường được làm từ hợp kim cao cấp có khả năng phục hồi sau khi biến dạng tốt, chịu lực tốt và độ bền cao. Thông thường, giảm chấn lò xo sẽ được mạ một lớp sơn tĩnh điện chống ăn mòn và chống gỉ bên ngoài nhằm đảm bảo độ bền.
- Giảm chấn cao su: Bộ phận giảm chấn ô tô nàyđược làm từ những miếng cao su hình khối. Nó thường được lắp đặt tại các vị trí thường xuyên chịu các tác động rung lắc mạnh. Những khối cao su có độ dẻo dai, ma sát và co giãn tốt nên hiệu quả giảm xóc của chúng rất tuyệt vời.
Khi phân loại theo môi chất, 3 loại chính của bản lề giảm chấn là gì
4. Các lỗi hư hỏng của giảm chấn thường gặp
Các lỗi hư hỏng thường gặp của giảm chấn là gì là nội dung tiếp theo mà chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong bài viết hôm nay. Giảm chấn của ô tô có nhiều dạng hư hỏng khác nhau. Một trong những dạng hư hỏng phổ biến nhất là hiện tượng chảy dầu đối với giảm chấn thủy lực. Khi có hiện tượng chảy dầu, áp suất trong piston và xi lanh thủy lực sẽ bị mất. Điều này dẫn đến tình trạng giảm chấn không thể quả dập tắt dao động của ô tô một cách hiệu quả.
Chảy dầu là dạng hư hỏng phổ biến nhất của giảm chấn ô tô
Các vấn đề hư hỏng phổ biến tiếp theo liên quan đến các chi tiết trên giảm chấn, chẳng hạn như bát bèo, cao su giảm chấn, tăm bông giảm xóc,... Hầu hết các chi tiết này đều bị rách, nứt hoặc không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, chúng làm giảm hiệu quả hoạt động của giảm chấn và làm cho hệ thống giảm xóc nhanh hư hỏng hơn. Một dấu hiệu hư hỏng rõ rệt của giảm chấn là khi ô tô di chuyển trên đường, bạn sẽ nghe thấy tiếng kêu cạch cạch phát ra từ những vị trí ở các hốc lốp.
5. Cách kiểm tra và bảo dưỡng giảm chấn ô tô
Sau thời gian dài chịu sự tác động của lực ma sát, giảm chấn ôtô sẽ phải đối mặt với các vấn đề như mòn côn piston, hỏng gioăng phớt, lò xo yếu gãy,... Lúc này, bạn cần kiểm tra và bảo dưỡng bộ giảm chấn của xe để hạn chế tình trạng xe rung lắc hoặc bị hỏng hóc nghiêm trọng. Dưới đây là cách kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận giảm chấn cho ô tô mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Cách kiểm tra chi tiết
Kiểm tra chi tiết bộ phận giảm chấn trên xe ô tô là việc rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn khi điều khiển xe và cải thiện trải nghiệm lái. Vậy những chi tiết cần được kiểm tra trong bộ phận giảm chấn là gì? Sau đây là hướng dẫn cách kiểm tra cơ bản bộ phận giảm chấn trên xe ô tô mà bạn có thể tham khảo:
- Kiểm tra áp lực lốp ô tô: Bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng áp lực của lốp xe đúng theo quy định của nhà sản xuất. Nếu lốp không đủ áp lực, nó có thể làm hao hụt nhiên liệu và khiến giảm chấn bị hỏng.
- Kiểm tra bề mặt bánh xe ô tô: Hãy đứng ở gần các bánh xe và kiểm tra xem chúng có dấu hiệu nứt gãy hoặc tổn thương nào không. Các vết nứt hoặc hỏng trên bề mặt bánh xe ô tô là dấu hiệu cho thấy giảm chấn đang có vấn đề hoặc bị hư hỏng.
- Kiểm tra dầu hoặc chất lỏng rò rỉ ra: Hãy kiểm tra xem dầu hoặc chất lỏng có bị rò ra từ bộ phận giảm chấn hay không. Nếu có, đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay thế giảm chấn khác cho xe của mình.
- Kiểm tra bộ phận treo: Với bộ phận treo ô tô, bạn sẽ kiểm tra bộ gác, thanh cân bằng và các kết nối khác. Hãy đảm bảo rằng chúng không bị nứt hoặc bị bất kỳ tổn thương nào.
- Kiểm tra hiệu suất của giảm chấn ô tô: Hãy thử lái ô tô trên một đoạn đường trơn trượt để đánh giá hiệu suất của giảm chấn. Nếu bạn cảm thấy ô tô vận hành không ổn định và nảy nhiều, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bộ phận giảm chấn đang có vấn đề.
- Kiểm tra tiếng ồn và các nút kêu: Trong trường hợp bạn nghe thấy tiếng ồn lạ hoặc nút kêu khi điều khiển xe trên những con đường gập ghềnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của giảm chấn ô tô đang bị hư hỏng
Khi phát hiện bất cứ vấn đề gì với bộ phận giảm chấn, bạn hãy đưa xe đến các gara/showroom để kiểm tra và kịp thời sửa chữa nhé!
Những chi tiết cần được kiểm tra trong bản lề giảm chấn là gì
5.2. Hướng dẫn bảo dưỡng
Việc bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô sẽ phụ thuộc vào loại giảm chấn đang được trang bị trên xe. Với những loại giảm chấn có thể tháo rời, hãy thay thế các chi tiết bị hỏng đơn lẻ. Với những loại giảm chấn hàn kín, bạn bắt buộc phải thay mới cả bộ giảm chấn. Sau đây là hướng dẫn cách bảo dưỡng bộ phận giảm chấn trên xe ô tô mà bạn có thể tham khảo:
- Kiểm tra và thay dầu giảm chấn trên xe: Nếu ô tô sử dụng giảm chấn hoạt động bằng dầu, bạn hãy kiểm tra cổng dầu nếu có. Hãy kiểm tra xem dầu có bị rò rỉ ra hoặc có màu nâu đục hay không. Nếu có vấn đề, bạn nên tiến hành thay dầu giảm chấn.
- Kiểm tra và thay bộ phận giảm chấn ô tô: Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nứt, tổn thương hoặc chảy dầu từ bộ phận nào thuộc giảm chấn ô tô, hãy thay thế bộ phận đó.
- Kiểm tra và thay thế các phần khác thuộc hệ thống giảm chấn: Bạn hãy kiểm tra các phần khác trong hệ thống giảm chấn, chẳng hạn như bộ gác, thanh cân bằng và các kết nối. Bạn cần đảm bảo rằng chúng không bị nứt hay hư hỏng. Nếu có, bạn hãy tiến hành thay thế nhằm đảo bảo bộ phận giảm chấn có thể hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra sự cân bằng và căng vít: Kiểm tra và đảm bảo rằng các vị trí bắt vít và bu lông trên hệ thống giảm chấn ô tô đã được căng chặt và an toàn. Bởi vì sự cân đối hệ thống giảm chấn là điều quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái ô tô.
- Bảo dưỡng định kỳ: Hãy theo dõi lịch bảo dưỡng định kỳ của nhà sản xuất hoặc tuân thủ hướng dẫn bảo dưỡng trong sách hướng dẫn nhằm duy trì hiệu suất của bộ giảm chấn.
Hướng dẫn bảo dưỡng giảm chấn ô tô đúng cách
Bài viết trên đây bao gồm các thông tin về giảm chấn là gì và cách kiểm tra, bảo dưỡng nó hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về loại phụ tùng ô tô này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Wuling EV Việt Nam ngayđể được hỗ trợ nhanh chóng nhé!