Lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô là một trong những vi phạm giao thông nghiêm trọng và xảy ra với tần suất lớn nhất hiện nay. Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã được ban hành với các hình thức xử phạt nghiêm ngặt nhằm hạn chế các vi phạm trên. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu các mức xử phạt với lỗi vượt đèn đỏ nhằm giúp người lái tuân thủ nghiêm túc hơn tham gia giao thông.
>>>> ĐỌC THÊM:: Mức phạt lỗi quay đầu xe ô tô không đúng quy định
1. Ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe ô tô vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị phạt bổ sung bao gồm:
- Tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng trong trường hợp vượt đèn đỏ mà không gây tai nạn.
- Tước Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu người lái ô tô vượt đèn đỏ và gây ra tai nạn giao thông.
Mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô
Như vậy, mức phạt đối với lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô khá nghiêm khắc, bao gồm cả phạt tiền lên đến 6 triệu đồng và tước giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một trong những lỗi vi phạm giao thông nghiêm trọng mà người tham gia giao thông cần tuyệt đối không được thực hiện.
>>>> XEM CHI TIẾT: Nộp phạt vi phạm giao thông trễ có sao không?
2. Có bị giam bằng lái khi vượt đèn đỏ không?
Bên cạnh bị phạt tiền, người mắc lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô cũng sẽ đối mặt với mức xử phạt bằng hình thức tước giấy phép lái xe. Theo điểm B khoản 11 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự khi vượt đèn đỏ sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Mắc lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô sẽ khiến tài xế bị giam Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng
Việc tước giấy phép lái xe là một hình phạt nghiêm khắc, thể hiện sự quyết liệt của cơ quan chức năng trong xử lý các vi phạm giao thông. Đây còn là biện pháp giúp răn đe và khuyến khích người dân tuân thủ nghiêm túc quy định giao thông khi qua các tuyến đèn đỏ. Việc xử phạt này được thực hiện thông qua hai hình thức:
- Phạt trực tiếp: Khi cảnh sát giao thông bắt quả tang lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô và lập biên bản xử phạt tại chỗ.
- Phạt nguội: Khi hệ thống camera giám sát ghi lại lỗi vượt đèn đỏ, cảnh sát sẽ tiến hành gửi thông báo xử phạt đến địa chỉ của người lái xe.
3. Đèn đỏ xe ô tô có được phép rẽ phải không?
Hiện nay, hầu hết các ngã tư đều sẽ có xuất hiện bảng thông báo cho phép rẽ phải nhằm điều phối hoạt động giao thông tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại mặc định cho rằng tất cả các ngã tư đều sẽ được vượt đèn đỏ khi rẽ phải. Điều này hoàn toàn sai với quy tắc giao thông.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2018, việc ô tô rẽ phải khi đèn đỏ chỉ được phép tại những nơi có biển báo "Đèn đỏ được phép rẽ phải". Nếu không có biển báo này, người lái phải tuân thủ nghiêm túc tín hiệu đèn giao thông, nghĩa là không được rẽ phải khi đèn đỏ.
Ô tô được phép rẽ phải khi có biển báo cho phép rẽ phải
Trường hợp ô tô vượt đèn đỏ để rẽ phải ở những nơi không có biển báo cho phép, sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông. Lúc này, họ sẽ phải chịu các mức phạt nghiêm trọng như phạt tiền từ 4 đến 6 triệu động theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, người lái cũng có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
4. Giải đáp thắc mắc khi ô tô vượt đèn đỏ
Một số những thắc mắc phổ biến liên quan đến lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
4.1. Lỗi vượt đèn đỏ của ô tô có cần đối chiếu hình ảnh không?
Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an, cảnh sát giao thông (CSGT) không bắt buộc phải ghi lại hình ảnh người vi phạm khi xử lý lỗi vượt đèn đỏ. Chỉ một số lỗi như chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng,... CSGT mới phải ghi lại để làm căn cứ và đưa ra quyết định xử phạt. Còn với lỗi vượt đèn đỏ, CSGT có thể phát hiện trực tiếp bằng mắt thường.
Giải đáp thắc mắc về lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô có cần đối chiếu hình ảnh không
Như vậy, với lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô, CSGT không cần phải ghi lại hình ảnh người điều khiển xe vi phạm để làm căn cứ xử phạt. Họ có thể dựa vào việc trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm để lập biên bản xử lý.
>>>> ĐỌC TIẾP: Phạt nguội là gì? Mức phạt và cách kiểm tra phạt nguội
4.2. Trường hợp ngoại lệ xe ô tô được vượt đèn đỏ?
Các phương tiện ưu tiên như xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát,... được phép vượt đèn đỏ để đảm bảo xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp. Việc vượt đèn đỏ ở đây không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Một số trường hợp ngoại lệ cho phép xe ô tô vượt đèn đỏ
Ngoài ra, còn một số trường hợp ngoại lệ khác khi người tham gia giao thông được phép vượt đèn đỏ mà không bị phạt, bao gồm:
- Khi có hiệu lệnh rẽ phải từ cảnh sát giao thông.
- Khi xuất hiện biển báo cụ thể cho phép lưu thông rẽ phải.
- Khi đèn xanh ưu tiên được lắp đặt và hoạt động.
- Khi di chuyển trên vạch kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được phép đi thẳng hoặc dừng lại. Ở những vị trí này, việc vượt đèn đỏ để thực hiện việc rẽ bắt buộc là được phép.
Lỗi vượt đèn đỏ xe ô tô có thể khiến người tham gia giao thông đối mặt với những mức hình phạt nghiêm trọng. Hy vọng qua những thông tin đã được Wuling EV Việt Nam đề cập, người lái sẽ nhận thức rõ hơn về việc tuân thủ an toàn giao thông. Điều này không chỉ giúp bảo đảm an toàn giao thông cho bản thân mà còn vì sự an toàn của những người tham gia giao thông khác.
>>>> ĐỪNG BỎ QUA: Lỗi vượt đèn vàng ô tô, xe máy phạt bao nhiêu? [Cập nhật 2024]