Hiện tượng hao nước làm mát trong ô tô gây ra khá nhiều tác động tiêu cực đến động cơ của xe ô tô. Vậy, nguyên nhân hao nước làm mát ô tô đến từ đâu và cách xử lý tình trạng này là gì? Để giải đáp thắc mắc đó, hãy cùng Wuling EV Việt Nam đi sâu vào vấn đề này và tìm hiểu cách xử lý khi gặp tình huống hệ thống làm mát trong ô tô bị hao nước.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hướng Dẫn Thay Nước Làm Mát Ô Tô Chi Tiết Nhất
1. Nguyên nhân hao nước làm mát ô tô
Nguyên nhân xe ô tô hao nước làm mát có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 3 lý do chính. Sau đây, hãy cùng đi sâu vào từng nguyên nhân cụ thể để tìm ra biện pháp khắc phục.
1.1. Nước làm mát bị rò rỉ ra bên ngoài
Một trong những nguyên nhân hao nước làm mát ô tô là rò rỉ nước làm mát ra bên ngoài. Điều này xuất phát từ việc các đường ống dẫn hoặc các khúc nối bị hở hoặc không được siết chặt đúng cách. Quá trình này thường diễn ra khá chậm và ở các vị trí nằm sâu bên trong thân máy hoặc ở những vị trí khó tiếp cận của động cơ. Vì vậy, nguyên nhân xe hao nước làm mát này đặc biệt rất khó phát hiện.
Nước làm mát bị rò rỉ ra bên ngoài là nguyên nhân xe oto hao nước làm mát
Ngoài ra, có thể các nút bịt lỗ trên động cơ (còn gọi là đồng tiền) bị ăn mòn sau thời gian dài hoạt động. Két chứa nước làm mát có thể đã bị hỏng do sử dụng lâu ngày hoặc bị đá, sỏi văng từ đường gây thủng. Những sự cố này khiến nước làm mát trong ô tô bị hao hụt.
Một nguyên nhân khác khiến nước làm mát bị rò rỉ ra bên ngoài là nắp két và thanh tản nhiệt bị hỏng, làm cho hệ thống không được kín. Khi động cơ hoạt động, nhiệt độ nước tăng lên và dẫn đến hiện tượng bay hơi, từ đó là nguyên nhân hao nước làm mát ô tô. Nếu các chủ xe không kiểm tra xe định kỳ, vấn đề này sẽ rất khó phát hiện. Bởi vì nguyên nhân này không hề gây ra dấu hiệu rò rỉ hoặc chảy nước rõ ràng dưới gầm xe. Vậy nên, chủ xe có thể sẽ vô tình sử dụng xe mà không hề biết xe mình bị hao hụt nước làm mát.
1.2. Nước làm mát bị lọt vào buồng đốt
Nguyên nhân hao nước làm mát ô tô có thể do nước làm mát bị lọt vào buồng đốt. Trong thiết kế động cơ ô tô, có một chi tiết gọi là gioăng quy lát, có chức năng làm kín giữa bộ phận mặt máy và thân máy. Khi mặt gioăng quy lát bị hỏng, nước làm mát của động cơ có thể trộn vào đường dầu hoặc xâm nhập vào buồng đốt. Ngoài ra, xi lanh của động cơ bị nứt, khiến nước làm mát cũng có thể lọt vào buồng đốt.
Nguyên nhân hao nước làm mát ô tô có thể đến từ việc nước làm mát bị lọt vào buồng đốt
Nguyên nhân xe oto hao nước làm mát cũng xuất phát từ tình trạng hư hỏng của các bộ phận liên quan đến động cơ ô tô. Khi điều này xảy ra, động cơ sẽ hoạt động không ổn định, có thể rung giật hoặc máy không khởi động được. Đối với các xe sử dụng hộp số tự động, nguyên nhân xe hao nước làm mát thường là do hỏng két dầu của hộp số. Điều này sẽ dẫn đến nước làm mát bị trộn vào dầu hộp số.
Nếu không xử lý kịp thời, vấn đề này có thể gây ra sự cố hoạt động của xe. Hệ thống làm mát của ô tô là một hệ thống tuần hoàn kín, vì vậy nước làm mát thường không bị hao hụt trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nếu kiểm tra phát hiện nước làm mát bị thiếu hụt thì có thể đã xảy ra tình trạng rò rỉ hoặc hư hỏng ở một số bộ phận.
1.3. Bình nước phụ bị rò rỉ
Nguyên nhân hao nước làm mát ô tô cũng có thể đến từ tình trạng rò rỉ bình nước phụ. Bình nước phụ là một phần vô cùng quan trọng trong hệ thống làm mát. Khi động cơ không hoạt động, phần lớn nước làm mát sẽ được lưu trữ trong két nước và các đường ống. Khi động cơ bắt đầu được khởi động, nhiệt độ tăng lên và làm tăng thể tích của chất lỏng. Lúc này, bình nước phụ sẽ đóng vai trò như một bình chứa để điều chỉnh áp suất.
Bình nước phụ bị rò rỉ cũng là nguyên nhân hao nước làm mát ô tô
Nắp của bình nước phụ hoạt động như một van áp suất một chiều. Trong trường hợp nhiệt độ cao từ động cơ làm tăng nhiệt độ của nước làm mát và tạo áp suất tăng. Nắp của bình nước phụ sẽ cho phép áp suất cao thoát ra bên ngoài, giúp đảm bảo hệ thống không bị quá áp.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, chất lượng của bình nước phụ có thể giảm đi. Điều này dễ dẫn đến khả năng nứt vỡ bình phụ khi gặp va chạm. Nắp bình nước phụ cũng có thể bị hư hỏng do cơ cấu như van một chiều. Và sau một thời gian sử dụng, các phần làm kín có thể bị rò rỉ. Áp suất cao sẽ đẩy một phần nước làm mát ra ngoài và gây hao hụt.
Trong trường hợp này, lượng nước làm mát bị rò rỉ và dễ bị bay hơi do nhiệt độ cao trong khoang động cơ. Nếu chủ xe không chú ý kiểm tra để khắc phục, tình trạng thiếu nước làm mát sẽ vẫn tiếp tục xảy ra. Từ đó, hiện tượng này gây hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ và các thành phần khác của xe.
>>>> ĐỌC THÊM: Nguyên Nhân Quạt Két Nước Không Chạy Và Cách Khắc Phục
2. Ô tô bị hao nước làm mát sẽ ảnh hưởng gì?
Hiện tượng ô tô bị hao nước làm mát có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất vận hành của xe:
- Gây nóng động cơ: Nước làm mát có vai trò quan trọng trong việc hạ nhiệt độ của các động cơ. Khi ô tô mất nước làm mát quá nhiều và nhiệt độ động cơ tăng quá cao, các bộ phận kim loại bên trong động cơ như pittong, xéc-măng, xupap, thanh truyền hay xylanh sẽ bị nóng quá mức. Ngoài ra, khi nhiệt độ động cơ tăng quá cao, các bộ phận bao quanh buồng đốt có thể mở rộng, gây kẹt pittong trong xilanh, gây nứt đệm đầu giữ nước làm mát và dầu. Thậm chí, điều này cũng có thể gây nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, hiệu suất hoạt động của xe cũng sẽ giảm đi. Nếu vẫn còn một lượng nước làm mát nhất định, nước sẽ bắt đầu sôi và bay hơi, tạo ra một đám mây trắng dưới nắp capô.
Hiện tượng ô tô bị hao nước làm mát có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng
- Chết máy: Các dòng xe ngày nay thường sử dụng công nghệ và hệ thống tiện nghi tích hợp tính năng nhận diện tự động hiện đại Khi hệ thống phát hiện sự cố xảy ra, nó có thể tự động tắt động cơ để tránh hư hỏng và đảm bảo an toàn. Điều này sẽ vô cùng bất tiện cho người lái khi có thể gây nên tình trạng chết máy ngay giữa chặng đường.
3. Cách xử lý khi ô tô hao nước làm mát
Để khắc phục các nguyên nhân hao nước làm mát ô tô, bạn có thể tham khảo một số bước sau:
- Kiểm tra mực nước: Trước khi bắt đầu hành trình, hãy mở nắp ca-pô và kiểm tra mực nước trong bình phụ. Bạn cần đảm bảo mực nước nằm ở giữa vạch Max và vạch Min. Nếu mực nước thấp hơn vạch Min, bạn cần lập tức bổ sung dung dịch nước làm mát để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất của xe.
- Quan sát kim nhiệt: Trong quá trình lái xe, hãy thường xuyên quan sát kim nhiệt trên bảng đồng hồ đo. Nếu kim nhiệt chỉ sang mức "Hot" (nóng), bạn cần dừng xe và mở nắp ca-pô để giảm nhiệt độ. Sau đó, bạn nên tiến hành kiểm tra hệ thống làm mát. Điều này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và đưa ra biện pháp khắc phục thích hợp.
Một số cách xử lý khi ô tô bị hao nước làm mát
- Không mở nắp bình nước phụ khi xe đang nóng: Trong trường hợp gặp sự cố hoặc kim nhiệt chỉ quá cao, không nên mở nắp bình nước phụ. Áp suất và nhiệt độ trong bình có thể rất cao và gây nguy hiểm cho người dùng.
- Sử dụng dung dịch nước làm mát chuyên dụng: Để bảo vệ động cơ, hãy sử dụng các loại dung dịch nước làm mát chuyên dụng được thiết kế cho ô tô. Trên thị trường, có một số loại nước làm mát ô tô chính, bao gồm: loại LLC (màu xanh lá), loại SLLC (màu xanh dương), loại LLC (màu đỏ) và loại SLLC (màu hồng). Tùy thuộc vào dòng xe và mức độ hư hại mà bạn có thể lựa chọn các loại nước làm mát khác nhau để phù hợp với nhu cầu. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, bẹn nên đưa xe đến showroom hoặc gara đáng tin cậy để kiểm tra và sửa chữa khi có dấu hiệu hư hỏng.
>>>> XEM CHI TIẾT: Bật Mí Các Bước Thay Lưỡi Gạt Mưa Ô Tô Đơn Giản Tại Nhà
4. Cách thay nước làm mát cho xe ô tô
Trong quá trình vận hành xe ô tô, hệ thống làm mát đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và tránh quá nhiệt. Một trong những bước bảo dưỡng cơ bản là thay nước làm mát cho xe ô tô. Điều này không chỉ giúp đảm bảo hiệu suất làm mát tối ưu mà còn đảm bảo sự an toàn và tuổi thọ của động cơ ô tô. Sau đây là hướng dẫn các cách thay nước làm mát cho xe ô tô một hiệu quả và an toàn.
4.1. Thay nước làm mát tại nhà
Ngay cả khi tại nhà, bạn vẫn hoàn toàn có thể tự thay nước làm mát cho xe ô tô. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước thay nước làm mát tại nhà:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như nước sạch, dung dịch làm mát, tua vít, đèn bấm, phễu thay nước, chậu để đựng nước làm mát xả bỏ, và các trang phục bảo hộ như gang tay và kính bảo hộ. Trước khi bắt đầu, đảm bảo rằng động cơ của xe đã tắt và để nó nguội hoàn toàn.
- Bước 2: Xả nước làm mát cũ: Khi động cơ đã nguội, mở nắp bình tản nhiệt và nâng xe lên. Sau đó, mở van xả nước và đặt một chậu dưới đáy bình tản nhiệt để thu nước làm mát cũ chảy ra.
- Bước 3: Rửa bình chứa: Khi nước làm mát đã xả hết, đóng van xả nước và rửa sạch bình tản nhiệt. Sau đó, đổ nước lọc vào và đậy nắp bình. Khởi động động cơ trong khoảng 5 phút để nước có thể lưu thông trong hệ thống làm mát. Lặp lại quá trình này 2 lần để đảm bảo hệ thống làm mát được vệ sinh sạch sẽ. Cuối cùng, xả toàn bộ nước cặn bẩn đã được rửa sạch ra khỏi bình tản nhiệt.
Hướng dẫn các cách thay nước làm mát cho xe ô tô tại nhà
- Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát: Sau khi bình chứa đã được rửa sạch, pha hỗn hợp nước làm mát theo hướng dẫn sử dụng của dung dịch.
- Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát vào bình chứa: Đổ hỗn hợp nước làm mát đã pha vào bình chứa chính và bình chứa phụ của hệ thống làm mát.
- Bước 6: Khởi động động cơ và kiểm tra: Khởi động động cơ và đợi cho đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát bắt đầu rút dần. Trong quá trình này, hãy theo dõi kim chỉ nhiệt để đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức bình thường.
- Bước 7: Châm đầy bình chứa: Sau khi nước làm mát đã rút xuống mức thấp, hãy tiến hành châm đầy cả bình chứa chính và bình chứa phụ.
- Bước 8: Xử lý nước làm mát cũ: Sử dụng phễu để thu gom nước làm mát cũ và xử lý nó theo quy định về loại chất thải.
4.2. Thay nước làm mát trên đường
Đôi khi, các sự cố có thể xảy ra đột ngột khi bạn đang lái xe trên đường. Vì vậy, bạn cần trang bị thật kỹ những kỹ năng cần thiết để có thể xử lý kịp thời. Sau đây là các bước thay nước làm mát trên đường mà bạn có thể tham khảo.
- Trường hợp 1: Có thể dừng xe an toàn để xử lý:
- Bước 1: Dừng xe và tắt máy: Khi bạn nhận thấy nhiệt độ động cơ cao hoặc thấy hơi nước bốc lên từ nắp capo, hãy tấp xe vào lề đường và tắt máy. Đợi một lát để để động cơ nguội dần. Bạn cũng có thể mở nắp capo để giúp động cơ hạ nhiệt nhanh hơn.
- Bước 2: Không mở nắp két nước ngay lập tức: Bạn cần lưu ý không nên mở nắp két nước ngay lúc này. Nguyên nhân là vì nhiệt độ nước làm mát rất cao và áp suất trong két nước cũng rất lớn. Nếu mở nắp két nước trong trạng thái này có thể gây ra hiện tượng tràn nước và gây bỏng vô cùng nguy hiểm.
- Bước 3: Kiểm tra mực nước làm mát: Sau khi động cơ và két nước đã nguội, bạn tiến hành mở nắp két nước và kiểm tra mực nước làm mát trong bình chứa. Hãy quan sát xem mực nước còn đầy hay không để biết tình trạng hao hụt của nước làm mát của ô tô.
- Bước 4: Tìm vị trí rò rỉ: Quan sát các đường ống trong động cơ và dưới gầm xe để xem có dấu hiệu của sự rò rỉ nước làm mát hay không. Nếu chỉ là hệ thống bị thiếu nước làm mát, bạn có thể đổ thêm nước và tiếp tục sử dụng xe. Nếu không tìm ra nguyên nhân hao nước làm mát ô tô, tốt nhất bạn nên mang xe đến trung tâm sửa chữa để được kiểm tra kỹ hơn.
Hướng dẫn các cách thay nước làm mát cho ô tô khi đang lái xe trên đường
- Trường hợp 2: Bắt buộc phải lái xe tiếp: Nếu bạn phát hiện động cơ nóng quá mức và không thể dừng xe ngay lập tức, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tắt hệ thống điều hòa: Bạn hãy tắt hệ thống điều hòa cũng như các thiết bị điện khác để giảm tải trọng động cơ và làm cho động cơ không hoạt động quá sức.
- Bước 2: Chuyển sang chế độ nóng: Sau đó hãy tiến hành bật chế độ sưởi lên tối đa và mở quạt ở mức lớn nhất. Nếu thời tiết quá nóng, bạn có thể xoay cửa thông gió ra cửa sổ và hạ kính xuống để không khí nóng thoát ra ngoài. Điều này giúp động cơ làm mát được giảm tải vì hệ thống sưởi sử dụng nhiệt độ của động cơ để sưởi không khí bên trong xe.
- Bước 3: Tắt động cơ nhưng không tắt hệ thống điện: Bạn hãy tắt động cơ ô tô nhưng nhớ vẫn giữ nguồn điện. Điều này nhằm giúp cho hệ thống sưởi tiếp tục hoạt động và giữ cho quạt làm mát vẫn hoạt động. Từ đó sẽ giúp duy trì khả năng lưu thông không khí và làm làm giảm nhiệt độ của động cơ.
- Bước 4: Di chuyển ở tốc độ vừa phải: Bạn nên lưu ý không di chuyển quá nhanh mà hãy đi ở tốc độ vừa phải. Việc tăng tốc sẽ khiến hiệu suất hoạt động của động cơ tăng cao, từ đó khiến động cơ càng nóng thêm. Sau khi đã di chuyển tới đoạn đường có thể dừng đỗ, hãy dừng xe ngay lập tức và tiếp tục thực hiện các bước theo hướng dẫn ở trường hợp 1.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân hao nước làm mát ô tô và một số biện pháp xử lý khi gặp tình huống này. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và biết cách xử lý khi hao nước làm mát sẽ giúp bạn duy trì hiệu suất và độ bền của chiếc xe ô tô. Đồng thời điều này cũng đảm bảo an toàn cho bạn và hành khách trong suốt hành trình duy chuyển. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Wuling EV Việt Nam để được tư vấn và giải đáp nhé!
>>>> DÀNH CHO BẠN: Lốp xe ô tô bị phồng: Nguyên nhân, giải pháp, cách hạn chế