Ô tô điện đang dần trở thành xu thế di chuyển trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người dùng hẳn vẫn chưa hiểu rõ sạc AC là gì, vai trò của nó với ô điện là như thế nào. Việc hiểu rõ sạc AC và vai trò của nó là vô cùng quan trọng, giúp bạn khai thác hết tiềm năng của loại xe này. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu chi tiết về loại sạc này qua bài viết này.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Sạc xe ô tô điện - Những điều bạn cần biết trước khi mua xe
1. Sạc AC là gì?
Sạc AC là một thiết bị điện tử quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện tử. Nó có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) từ nguồn điện lưới thành dòng điện một chiều (DC). Sau đó, dòng điện một chiều này sẽ được cung cấp đến pin của thiết bị điện như ô tô điện, máy tính bảng, điện thoại,...
Sạc AC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sạc của ô tô điện
Sạc AC hiện được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong gia đình, văn phòng hay các trung tâm thương mại,... Đó là bởi sạc AC có thể kết nối trực tiếp với ổ cắm điện lưới bình thường, giúp người dùng dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt, bộ sạc này cũng an toàn với dùng dùng. Chẳng hạn như các dòng xe Wuling Mini EV sử dụng sạc AC có công suất khoảng 1,5Kw, chỉ tương đương với các thiết bị điện lạnh, vô cùng an toàn.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Thời gian sạc ô tô điện hợp lý bạn đã biết chưa
2. Nguyên lý hoạt động của sạc AC
Khi trạm sạc và ô tô điện được kết nối lần đầu tiên, bộ điều khiển sạc trong trạm sạc sẽ giao tiếp với ô tô. Thông qua hệ thống điều khiển, 2 thiết bị này sẽ trao đổi các thông tin liên quan đến kết nối, tình trạng lỗi và giới hạn dòng điện.
Khi nguồn điện xoay chiều (AC) được cấp cho ô tô điện, bộ sạc của ô tô sẽ có một bộ chỉnh lưu để chuyển đổi điện AC thành điện một chiều (DC). Sau đó, bộ điều khiển nguồn sẽ điều chỉnh điện áp và dòng điện của bộ chuyển đổi DC/DC một cách phù hợp. Điều này giúp việc kiểm soát lượng điện năng được cung cấp cho pin hiệu quả hơn.
Nguyên lý hoạt động của sạc AC đối với các dòng xe ô tô điện
Sau đó, bộ điều khiển nguồn sẽ nhận các thông tin đầu vào từ Hệ thống quản lý pin (BMS) để kiểm soát quá trình sạc pin. Ngoài ra, bộ sạc trên xe còn có mạch bảo vệ. BMS sẽ kích hoạt các mạch bảo vệ nếu vượt quá giới hạn hoạt động của pin, thậm chí cách ly pin nếu cần thiết.
>>>> XEM NGAY: Wuling Bingo EV - Hatchback hạng A giá chỉ từ 349 triệu đồng
3. Có những cấp độ sạc AC nào
Dựa trên các yếu tố tốc độ và công suất, mức sạc AC được chia thành 2 cấp độ chính:
3.1. Sạc cấp độ 1
Cấp độ sạc L1 là hình thức sạc đơn giản nhất. Nó sử dụng điện áp 120V, tương thích với bất kỳ ổ cắm điện thông thường nào. Tuy nhiên, tốc độ sạc của L1 tương đối chậm. Một bộ sạc AC 120V tiêu chuẩn có thể mất từ 8 đến 20 tiếng để sạc đầy một chiếc xe điện.
Sạc AC cấp độ 1 có khả năng tương thích với bất kỳ ổ cắm điện thông thường nào
Trung bình mỗi giờ sạc ở cấp độ này sẽ chỉ giúp xe đi được từ 3 - 8 km. Vì vậy, sạc AC cấp độ 1 chủ yếu được dùng như một giải pháp khẩn cấp khi chủ xe quên sạc hoặc không có trạm sạc nhanh gần đó.
3.2. Sạc cấp độ 2
Cấp độ sạc L2 sử dụng điện áp 240V, nhanh hơn L1 do điện áp cao gấp đôi. Nó có công suất tương đương các thiết bị gia dụng lớn tại nhà, chẳng hạn như máy sấy quần áo hoặc lò nướng,...
Sạc AC cấp độ 2 với khả năng sạc nhanh được ứng dụng rộng rãi tại trạm sạc công cộng
Trung bình, một thiết bị cạn pin hoàn toàn có thể được sạc đầy trong vòng 4 đến 6 giờ bằng bộ sạc AC cấp độ 2. Nó cung cấp phạm vi hoạt động lên đến 16 - 40 km cho mỗi giờ sạc. Vì vậy, nó phù hợp với tất cả các loại xe điện và cũng thường xuất hiện phổ biến tại các trạm sạc công cộng hoặc trong các tòa nhà.
Các dòng xe Wuling EV hiện đại cũng được trang bị hệ thống sạc AC với khả năng sạc đầy chỉ từ 6,5 - 9 tiếng. Sau mỗi lần sạc đầy sẽ cho phép bạn di chuyển với quãng đường lên đến 120 - 170 km.
4. Ưu điểm và nhược điểm của bộ sạc AC
Những ưu và nhược điểm của bộ sạc AC là gì sẽ được phân tích chi tiết ngay sau đây:
4.1. Ưu điểm của sạc AC
Những ưu điểm nổi bật của sạc AC phải kể đến bao gồm:
- Tính tương thích cao: Các trạm sạc AC tương thích với nhiều loại xe điện, bởi hầu hết các xe điện đều có bộ sạc AC tích hợp sẵn. Một trạm sạc AC có thể phục vụ nhiều loại xe điện khác nhau, vì vậy nó mang lại tính linh hoạt và tiếp cận cao.
- Tiết kiệm chi phí lắp đặt: Hạ tầng sạc AC thường có chi phí lắp đặt thấp hơn so với các trạm sạc DC. Nguyên nhân là bởi sạc AC có khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu nhu cầu nâng cấu mạng lưới điện vô cùng tốn kém.
- Thân thiện với lưới điện: Bộ sạc AC thường thân thiện với lưới điện hơn so với bộ sạc DC. Chúng sử dụng điện từ lưới điện một cách ổn định và có thể dự đoán được. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ nhu cầu tăng đột biến cũng như giảm tải cho lưới điện.
- Đáp ứng đủ nhu cầu: Mặc dù sạc AC chậm hơn sạc DC nhưng nó vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sạc hàng ngày của nhiều chủ xe. Đối với những chủ xe sạc chủ yếu tại nhà, nơi làm việc và có nhiều thời gian để sạc, tốc độ sạc chậm hơn vẫn có thể chấp nhận được.
Những ưu điểm nổi bật của của sạc AC là gì
4.2. Nhược điểm của sạc AC
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, sạc AC vẫn tồn tại một vài hạn chế:
- Tốc độ sạc chậm hơn: Bộ sạc AC thường có tốc độ sạc thấp hơn so với bộ sạc DC. Đây có thể là một bất lợi khi bộ sạc AC không thể đáp ứng các trường hợp xe cần sạc nhanh, đặc biệt là trong các chuyến đi dài.
- Tương thích hạn chế với thiết bị công suất cao: Bộ sạc AC ít tương thích với các thiết bị công suất cao. Vì vậy, bạn sẽ ít khi thấy sạc AC ở các trạm sạc nhanh dọc tuyến đường cao tốc hoặc ở những khu vực cần thời gian xử lý nhanh.
Sạc AC vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định
5. Sự khác biệt giữa bộ sạc AC và bộ sạc DC
Sự khác biệt giữa bộ sạc DC và bộ sạc AC là gì? Hãy cùng khám phá qua bảng so sánh dưới đây:
Đặc điểm | Sạc AC | Sạc DC |
Tốc độ sạc | Chậm | Nhanh |
Yêu cầu về nguồn điện | Hạn chế yêu cầu nguồn điện | Yêu cầu nguồn điện cao hơn |
Khả năng lắp đặt | Khá đơn giản | Phức tạp |
Tính khả dụng | Có sẵn | Chỉ có sẵn ở một số địa điểm nhất định |
Tính ứng dụng | Phù hợp với nhu cầu sạc tại nhà hoặc lắp đặt sạc tại bãi đậu xe chung | Phù hợp với các trạm sạc trên đường cao tốc và các địa điểm sạc nhanh |
Chi phí | Giá cả phải chăng hơn sạc DC | Chi phí cao |
Bảng so sánh sự khác biệt giữa bộ sạc AC và bộ sạc DC
Bài viết trên đây đã giúp bạn khám phá chi tiết hơn về bộ sạc AC cũng như những ưu và nhược điểm của bộ sạc AC là gì. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với Wuling EV Việt Nam nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
>>>> XEM NGAY: Sạc DC ô tô điện và tất tần tật thông tin mà bạn cần biết