Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Cách Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Xe Ô Tô Điện

Tin chuyên ngành
24/04/2024 11:30

Hiện nay, "thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện" là một trong những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng cần phải tìm hiểu khi quyết định mua xe. Việc chọn một chiếc ô tô điện không chỉ là một quyết định thông minh về môi trường mà còn là sự đầu tư vào tương lai bền vững. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu thêm về thuế này và những ảnh hưởng của nó khi mua xe nhé.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Thuế ô tô điện mới nhất năm 2024

1. Cách tính thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện

Cùng tìm hiểu chi tiết về thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện và các tính loại thuế này dưới đây:

1.1. Thuế giá trị gia tăng là gì? 

Thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện (VAT) là một loại thuế mà người tiêu dùng cần phải hiểu rõ. Theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế giá trị gia tăng 2008: "Thuế giá trị gia tăng được áp dụng trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và các loại dịch vụ khác phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng."

Khi muốn sở hữu xe ô tô điện, người dùng cần nộp khoản thuế giá trị gia tăng

Khi muốn sở hữu xe ô tô điện, người dùng cần nộp khoản thuế giá trị gia tăng

Do đó, thuế VAT đối với xe ô tô là một loại thuế gián thu, được tính dựa trên giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ. Người mua hoặc sử dụng phải chi trả số tiền thuế VAT này cho doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh.

1.2. Thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện được tính như thế nào?

Thuế giá trị gia tăng được áp dụng trên tất cả các loại hàng hoá trên thị trường Việt Nam, bao gồm cả xe điện. Đối với chủ sở hữu xe, ngoài khoản tiền phải chi để mua xe, họ cũng phải trả thêm tiền thuế giá trị gia tăng để đảm bảo xe có thể được sử dụng hợp pháp.

Thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện

Thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện

Theo quy định tại Luật giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng đối với xe ô tô được tính dựa trên công thức sau:

Thuế giá trị gia tăng (VAT) = (giá nhập tại cửa khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Đối với xe ô tô, mức thuế giá trị gia tăng được quy định là 10% giá trị của xe (theo điều 8 của Luật giá trị gia tăng). Ngoài ra, chủ sở hữu xe cũng cần lưu ý rằng việc thanh toán thuế VAT là một phần không thể thiếu trong quá trình mua bán và sử dụng xe, để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

2. Các loại thuế cho xe ô tô điện khác

Khi mua xe ô tô điện, việc hiểu rõ các khoản thuế cần phải nộp là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thuế mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn:

2.1. Thuế trước bạ

Thuế trước bạ, hay còn gọi là lệ phí trước bạ, là khoản tiền phải nộp khi mua xe mới hoặc đăng ký xe đã qua sử dụng. Mức lệ phí trước bạ được tính theo công thức như sau:

Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)

Trong đó:

  • Giá tính lệ phí trước bạ được Bộ Tài chính ban hành và nó được quy định cụ thể theo từng loại xe. Đây thường là giá niêm yết hoặc giá thực tế của xe.
  • Mức lệ phí theo tỷ lệ % được xác định tuỳ vào loại xe và địa phương nơi đăng ký. Mức thu lệ phí thường được quy định tại các nghị định của Chính phủ hoặc các quyết định của cơ quan chức năng địa phương.

Thuế trước bạ xe ô tô điện

Thuế trước bạ xe ô tô điện

>>>> XEM NGAY: Cập nhật mức thuế trước bạ xe ô tô điện mới nhất

2.2. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một chi phí quan trọng cần phải thanh toán khi mua ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ các quốc gia khác. Cụ thể, mức thuế này phụ thuộc vào khu vực xuất xứ của xe, dung tích xi lanh và các yếu tố khác. Với các mẫu ô tô nhập khẩu từ các nước như Hàn Quốc, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ý,... mức thuế nhập khẩu có thể lên đến 56-74% giá trị xe. Điều này dẫn đến việc giá bán của xe nhập khẩu tại Việt Nam cao hơn đáng kể so với giá gốc. Các loại xe nhập khẩu từ châu Âu cũng phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao, thường dao động từ 60.5-63.8%. Tuy nhiên, mức thuế này đã được giảm sau những nỗ lực đàm phán thương mại.

Các loại xe nhập khẩu từ khác nước khác nhau có mức thuế khác nhau

Các loại xe nhập khẩu từ khác nước khác nhau có mức thuế khác nhau

Các dòng xe nhập khẩu từ các quốc gia ngoài khu vực ASEAN ban đầu phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao, thường dao động từ 70%-80%. Tuy nhiên, kể từ năm 2021 và sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) có hiệu lực, Việt Nam đã cắt giảm mức thuế này đáng kể. Theo đó, mức thuế sẽ giảm về 0% sau 9 năm đối với xe có dung tích động cơ lớn hơn 2.500cc và sau 10 năm đối với xe có dung tích động cơ nhỏ hơn 2.500cc. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho xe đã qua sử dụng, xe chở hàng, xe con và xe 10 chỗ trở lên.

2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đây là loại thuế được thiết lập nhằm mục đích hạn chế tiêu dùng, giảm nhập khẩu siêu và tăng ngân sách quốc gia. Mức thuế này phụ thuộc vào dung tích xi lanh của động cơ, với nguyên lý là dung tích xi lanh càng lớn thì mức thuế càng cao.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu từ các quốc gia khác. Trong khi đó, một số quốc gia như Australia, Philippines, New Zealand,... đã miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các loại xe sản xuất trong nước có công suất thấp và dung tích xi lanh nhỏ.

STT

MỨC THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (Áp dụng từ 1/1/2021) 


Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống

Mức thuế (%)

1

Dung tích xi lanh ≤ 1.500 cm3

35

2

Dung tích xi lanh từ 1.500- 2000 cm3

40

3

Dung tích xi lanh từ 2.000- 2.500 cm3

50

4

Dung tích xi lanh từ 2.500- 3.000 cm3

60

5

Dung tích xi lanh từ 3.000- 4.000 cm3

90

6

Dung tích xi lanh từ 4.000- 5.000 cm3

110

7

Dung tích xi lanh từ 5.000- 6.000 cm3

130

8

Xe ô tô dưới 9 ngồi chỗ chạy bằng điện

15

Ở Việt Nam, đối với các dòng xe điện sản xuất trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những khoản chi phí cao nhất trong các loại thuế và phí. Chính phủ Việt Nam cùng các Bộ đã đề xuất và triển khai các biện pháp sửa đổi nhằm cắt giảm phần nào của thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu thụ xe nội địa.

Chủ sở hữu xe ô tô cần phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Chủ sở hữu xe ô tô cần phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

>>>> ĐỌC NGAY: Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô điện mới nhất 2024

2.4. Các loại thuế khác

Ngoài các loại thuế đã được đề cập ở trên, chủ sở hữu ô tô còn phải chi trả thêm cho các loại phí như sau:

Phí cấp biển ô tô:

Đăng ký biển số xe ô tô là bước cần thiết để bảo vệ tài sản và quyền lợi của chủ sở hữu khi muốn sử dụng các dịch vụ xe như bảo dưỡng, mua bảo hiểm. Phí đăng ký cấp biển số xe ô tô điện dao động từ 200.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào loại ô tô và địa phương cấp biển.

Phí cấp biển số cho xe ô tô

Phí cấp biển số cho xe ô tô

Phí kiểm định:

Trước khi được cấp hoặc gia hạn giấy phép lưu thông trên đường, ô tô điện phải trải qua quá trình kiểm định. Ô tô sẽ được kiểm tra về chất lượng và độ an toàn thông qua các tiêu chí như phanh, hệ thống đèn, dây an toàn, cần gạt nước, chốt cửa, bảng đồng hồ, dầu nhớt, nước làm mát, và các yếu tố bảo vệ môi trường. 

Phí bảo trì đường bộ:

Đây là loại phí nhằm góp phần bảo trì và nâng cao chất lượng hệ thống đường sá phục vụ giao thông. Mức phí này phụ thuộc vào loại xe và hình thức đăng ký (tên cá nhân hoặc công ty), dao động từ 130.000 VNĐ đến 180.000 VNĐ mỗi tháng. Thời hạn nộp phí linh hoạt, chủ xe có thể lựa chọn đóng một lần trong 1, 6, 12, 18, 24, hoặc 30 tháng.

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc:

Mức phí này được quy định bởi Chính phủ, theo đó:

Loại xe

Số tiền phải nộp

Xe dưới 6 chỗ

437.000 đồng/năm

Xe từ 6-11 chỗ

794.000 đồng/năm

Xe từ 12 đến 24 chỗ

1.270.000 đồng/năm

Xe trên 24 chỗ

1.825.000 đồng/năm

Xe vừa chở người vừa chở hàng

437.000 đồng/năm

Trên đây là tất cả thông tin về thuế giá trị gia tăng xe ô tô điện mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ được trang bị thêm nhiều kiến thức quan trọng để đưa ra những quyết định sáng suốt trước khi quyết định sở hữu một chiếc ô tô điện cho riêng mình. Đừng ngần ngại liên hệ với Wuling EV Việt Nam nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận