Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Tìm Hiểu Chi Tiết Cơ Chế Vô Lăng Tự Trả Lái

Tin chuyên ngành
21/03/2024 16:45

Khi lái xe và tiếp cận một khúc cua, việc trang bị đầy đủ kỹ năng để điều khiển xe qua cua an toàn là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, tính năng vô lăng tự trả lái cũng là công nghệ tiên tiến, hỗ trợ lái xe qua các khúc cua an toàn và dễ dàng hơn. Trong bài viết này, Wuling EV Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cơ chế hoạt động và những lợi ích mà công nghệ này mang lại.

1. Vô lăng tự trả lái là gì?

Vô lăng tự trả lái là một công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ô tô. Công nghệ này cho phép xe tự động điều khiển và điều chỉnh góc lái khi di chuyển qua các khúc cua mà không cần sự can thiệp hoặc thiết bị phụ trợ giúp từ người lái. Khi xe tiếp cận một đoạn đường cong, lực hướng tâm sẽ được tạo ra, giúp xe di chuyển theo đường cong đó một cách trơn tru. 

Tìm hiểu về công nghệ vô lăng tự trả lái của xe ô tô

Tìm hiểu về công nghệ vô lăng tự trả lái của xe ô tô

Bên cạnh đó, với cơ cấu cải tiến của hệ thống lái, lực ly tâm cũng được tạo ra. Lực này giúp vô lăng tự trả lái mà không cần người lái phải nắm chặt vô lăng trong quá trình điều khiển qua các đoạn đường cong. Từ đó, nó mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn cho người lái, đồng thời tăng cường khả năng ổn định trong quá trình lái xe.

2. Cơ chế hoạt động của vô lăng ô tô tự trả lái

Khi ô tô cần chuyển hướng hoặc vào cua, cần có một lực hướng vào tâm quay của vòng cua được tạo ra. Lực này xuất hiện tại điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường. Việc vô lăng tự trả lái xảy ra hay không phụ thuộc vào góc đặt bánh xe. Khi trục quay đứng được đặt vuông góc với mặt đường, phương của trục quay sẽ đi qua điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường. Đồng thời, phương trục quay đứng sẽ vuông góc với phương của lực hướng tâm được tạo ra khi xe vào cua. Do đó, không có momen lực nào được tạo ra để dẫn hướng bánh xe về vị trí ban đầu.

Cơ chế vận hành của tính năng vô lăng ô tô tự trả lái

Cơ chế vận hành của tính năng vô lăng ô tô tự trả lái

Mọi thay đổi của vô lăng sẽ được truyền đến bánh xe thông qua cơ cấu thanh răng bánh răng, làm thay đổi hướng của bánh xe quanh trục thẳng. Trục lái được đặt hơi nghiêng để tạo ra góc caster. Góc caster được xác định bởi đường thẳng đi qua tâm trục xoay đứng với đường thẳng vuông góc với mặt đường khi nhìn từ phía ngang. Khi đó, phương của trục quay đứng không đi qua điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường, không giao cắt với phương của lực hướng tâm. Vì vậy, một momen xoắn phục hồi được tạo ra, giúp cho vô lăng tự động trả lái khi vào cua. 

Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản rằng cơ chế vô lăng tự trả lái được hoạt động dựa trên những thay đổi nhỏ trong góc đặt bánh xe. Hiểu được cơ chế này, các nhà sản xuất ô tô có thể tiến hành các cải tiến mới trong góc đặt bánh xe. Từ đó, giúp mang lại sự thuận tiện cho người dùng, đặc biệt là khi di chuyển qua những tuyến đường quanh co khúc khuỷu.

3. Cách sử dụng vô lăng tự trả lái an toàn

Để sử dụng vô lăng tự trả lái một cách an toàn, người lái cần thực hiện các kỹ thuật quay vô lăng đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn kỹ thuật quay vô lăng:

  • Quay vô lăng bằng một tay: Bạn đặt tay lái ở vị trí cao nhất trên vô lăng, nới lỏng tay nắm và sử dụng lòng bàn tay để quay vô lăng xuống điểm thấp nhất sang phải. Tiếp theo, hãy quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên cạnh bàn tay và chuyển sang cách nắm vô lăng bình thường để quay vô lăng trở lại điểm cao nhất.

Hướng dẫn một số cách sử dụng vô lăng tự trả lái thuận tiện và an toàn

Hướng dẫn một số cách sử dụng vô lăng tự trả lái thuận tiện và an toàn

  • Quay vô lăng bắt chéo tay: Bạn hãy đặt tay lên vô lăng và bắt đầu quay cho đến khi tay trái chuẩn bị bắt chéo tay phải. Lúc này, bạn buông tay trái, đưa tay trái bắt chéo lên phía trên. Tiếp tục quay vô lăng đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó. Quá trình này cần được thực hiện liên tục cho đến khi xe ô tô hoàn thành quá trình rẽ cua.
  • Đánh lái trái kiểu kéo - đẩy: Nếu bạn đang cầm vô lăng ở vị trí 9:15, hãy tiến hành xoay tay trái theo hướng bạn muốn xe di chuyển. Ví dụ, nếu bạn muốn xe rẽ trái, hãy xoay tay trái theo chiều ngược lại của kim đồng hồ. Khi thực hiện thao tác này, tay phải di chuyển từ vị trí 3h lên 12h, đồng thời tay trái thả lỏng để tránh mỏi. Sau đó, tay trái quay tiếp xuống vị trí 6h, đồng thời tay phải buông vô lăng và đón ở vị trí 6h từ tay trái. Tiếp theo, tay phải của bạn lại đưa lên vị trí 12h, đồng thời tay trái đưa lên để nắm vô lăng. Quy trình này có thể được thực hiện ngược lại nếu bạn muốn sử dụng vô lăng tự trả lái sang phải.

4. Nguyên nhân khiến xe ô tô không tự trả lái

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe không tự trả lái hoặc tay lái rung và khả năng đánh lái kém nhạy bao gồm:

  • Áp suất lốp không đúng: Áp suất lốp quá thấp sẽ làm tăng ma sát giữa lốp và mặt đường, từ đó gây nặng vô lăng và khiến xe trả lái chậm. Lốp không đủ hơi hoặc bị mòn cũng có thể là nguyên nhân làm giảm khả năng vô lăng tự trả lái, gây bất tiện cho người điều khiển.
  • Thước lái bị hỏng: Thước lái là bộ phận kết nối giữa vô lăng và bánh xe trước, giúp người lái dễ dàng điều khiển xe theo hướng mong muốn. Thước lái có thể bị mòn sau một thời gian hoạt động, từ đó dẫn đến cứng vô lăng ngay khi khởi động. Khi gặp tình trạng này, vô lăng sẽ trở nên nặng. từ đó khiến khả năng trả lái chậm hơn. 
  • Hệ thống bơm trợ lực gặp vấn đề: Bơm trợ lực lái đóng vai trò quan trọng tiên quyết trong việc tạo áp suất cho hệ thống trợ lực. Nếu bơm trợ lực bị hỏng, ngừng hoạt động hoặc gặp cản trở, vô lăng trở nên nặng hơn bình thường, khiến người lái gặp khó khăn khi trả lái. Các vấn đề như cánh bơm mòn hoặc đường dầu không đủ tới thước lái cũng có thể gây ra hiện tượng này.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô không thể tự trả láiMột số nguyên nhân phổ biến khiến xe ô tô không thể tự trả lái

5. Cách khắc phục hiện tượng vô lăng không trả lái

Để khắc phục hiện tượng công nghệ vô lăng tự trả lái không hoạt động, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:

  • Kiểm tra áp suất lốp: Chủ xe cần đảm bảo duy trì áp suất lốp ô tô đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu áp suất lốp quá thấp hoặc quá cao, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vô lăng tự trả lái của ô tô. Vì vậy, hãy kiểm tra áp suất lốp thường xuyên để biết được hiện trạng của lốp, từ đó bổ sung hơi khi cần thiết. Ngoài ra, việc trang bị thêm cảm biến áp suất lốp có thể giúp bạn theo dõi và kiểm soát áp suất lốp dễ dàng hơn.

Những cách khắc phục hiện tượng vô lăng không trả lái hiệu quả và an toàn nhất

Những cách khắc phục hiện tượng vô lăng không trả lái hiệu quả và an toàn nhất

  • Kiểm tra thước lái định kỳ: Chủ xe nên kiểm tra thước lái ô tô trung bình 6 tháng/lần hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần kiểm tra mức dầu trong hệ thống trợ lực lái và bổ sung hoặc thay dầu mới khi cần thiết. Điều này sẽ giúp đảm bảo hệ thống trợ lực hoạt động tốt và vô lăng tự trả lái mượt mà hơn.
  • Kiểm tra bơm trợ lực: Bạn cũng nên kiểm tra trạng thái của bơm trợ lực lái và các thành phần liên quan. Nếu phát hiện nắp thân bơm trợ lực bị nứt hoặc trục bơm cong, vênh, bạn cần cân nhắc thay thế bơm trợ lực mới. Điều này giúp đảm bảo hệ thống trả lái của ô tô được hoạt động tốt hơn.

Trong bài viết này, Wuling EV Việt Nam đã cùng bạn khám phá chi tiết về cơ chế vô lăng tự trả lái khi vào cua. Mặc dù hệ thống có khả năng tự động điều khiển thông minh, người lái vẫn cần trang bị cho đầy đủ các kiến thức liên quan. Điều này không chỉ giúp quá trình đánh lái trở nên thuận tiện mà còn giúp người lái có kịp thời xử lý khi xảy ra các sự cố không mong muốn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thêm nhé.

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận