Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

14 Cách Bảo Dưỡng Lốp Xe Ô Tô Không Phải Ai Cũng Biết

Tin chuyên ngành
19/04/2024 11:00

Lốp xe là một phần rất quan trọng đối với hiệu suất vận hành của xe ô tô. Vì vậy việc chăm sóc và bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách rất cần thiết. Dưới đây là những cách bảo dưỡng để duy trì lốp xe luôn trong tình trạng tốt nhất! Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu nhé! 

>>>> XEM THÊM: Nguyên nhân rách lốp ô tô và cách khắc phục đơn giản

1. Cách bảo dưỡng lốp xe ô tô hiệu quả

Để bảo dưỡng lốp xe ô tô hiệu quả, bạn cần thường xuyên kiểm tra áp suất lốp, độ mòn, chiều sâu gai lốp,… Dưới đây là tất tần tật những cách bảo dưỡng mà bạn nên biết. 

1.1. Kiểm tra tuổi lốp

Khi sử dụng lâu, lốp xe tự nhiên sẽ trải qua quá trình lão hóa, dẫn đến nứt, giảm khả năng chịu tải và có nguy cơ nổ lốp. Thời gian sử dụng lốp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, điều kiện bảo quản và điều kiện sử dụng. Do đó không có quy định chung về thời gian cần thay lốp. Tuy nhiên, chủ xe nên kiểm tra thường xuyên tình trạng của lốp và kiểm tra ngày sản xuất được in ở mặt bên của lốp. Điều này để đánh giá tuổi thọ của chúng. 

Kiểm tra tuổi của lốp xe ô tô bằng các ký hiệu ở mặt bên của lốp

Kiểm tra tuổi của lốp xe ô tô bằng các ký hiệu ở mặt bên của lốp

>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn kiểm tra độ mòn lốp ô tô chính xác tại nhà

1.2. Kiểm tra độ mòn và chiều sâu gai lốp

Khi lốp ô tô cũ, độ an toàn của chúng giảm đi đáng kể. Lớp cao su bên ngoài trở nên cứng và xuất hiện vết nứt theo thời gian. Đồng thời có nguy cơ nổ lốp trong quá trình vận hành. Để đảm bảo an toàn, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra mức độ mòn của lốp và thay lốp mới khi mặt gai (mặt rãnh) mòn đến khoảng 1,6mm.

Kiểm tra độ mòn và chiều sâu gai lốp để đảm bảo an toàn

Kiểm tra độ mòn và chiều sâu gai lốp để đảm bảo an toàn

Ngoài ra, độ sâu của gai lốp cũng có vai trò quan trọng trong việc phân tán nước và cải thiện độ bám đường. Đồng thời giúp cải thiện khả năng phanh của xe. Chuyên gia khuyến nghị thay lốp mới khi độ sâu của gai lốp còn từ 1.6 đến 3mm để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của lốp xe.

1.3. Lắp van cảm biến

Hệ thống cảm biến áp suất lốp ô tô thường bao gồm 4 cảm biến lắp trên từng bánh xe. Khi áp suất trong bánh xe thay đổi đột ngột, hệ thống sẽ thông báo cho người lái thông qua tín hiệu âm thanh. Đồng thời, hiển thị hình ảnh trực tiếp trên màn hình kỹ thuật số bên trong cabin. Điều này giúp người lái nhận biết kịp thời tình trạng của lốp và có thể các biện pháp xử lý phù hợp.

Lắp van cảm biến để theo dõi tình trạng của lốp xe

Lắp van cảm biến để theo dõi tình trạng của lốp xe

Ngoài ra, một số bộ van cảm biến hiện nay có khả năng kết nối trực tiếp với điện thoại thông minh của chủ xe. Chúng cung cấp đầy đủ thông tin về áp suất lốp theo thời gian thực. Điều này không chỉ giúp chủ xe theo dõi tình trạng lốp một cách thuận tiện mà còn nâng cao tính an toàn và tiện ích.

Trong một số dòng xe hạng sang, van cảm biến áp suất lốp được nhà sản xuất trang bị sẵn như một tính năng an toàn tiêu chuẩn. Đối với các mẫu xe bình dân, chủ xe có thể tự trang bị bộ cảm biến áp suất lốp một cách đơn giản và với chi phí hợp lý. Điều này giúp nâng cao khả năng giám sát và bảo dưỡng xe một cách hiệu quả.

>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách đảo lốp ô tô đúng chuẩn kỹ thuật  

1.4. Bảo dưỡng lốp xe ô tô bằng cách tiến hành đảo lốp

Để duy trì độ mòn cân đối cho các lốp xe và tránh hư hại không mong muốn, việc đảo lốp thường xuyên là điều cần thiết. Việc đảo lốp được thực hiện theo quy tắc chuyển bánh trước bên phải tới bánh sau bên trái. Sau đó bánh trước bên trái chuyển sang bánh sau bên phải và thực hiện tương tự cho cặp bánh còn lại.

Đảo lốp để tránh việc mài mòn 1 bên

Đảo lốp để tránh việc mài mòn 1 bên

Quy trình này khá đơn giản và có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến các trung tâm bảo dưỡng. Theo khuyến cáo, chủ xe nên đảo lốp sau mỗi quãng đường 8.000 - 10.000 km hoặc 6 tháng một lần. Điều này để đảm bảo độ mòn đều đặn và an toàn khi sử dụng xe.

>>>> XEM THÊM: Nguyên nhân nổ lốp ô tô cách xử lý và phòng tránh

1.5. Cân bằng động

Cân bằng động bánh xe là một trong những quy trình quan trọng trong việc bảo dưỡng lốp xe ô tô. Cân bằng động là kỹ thuật điều chỉnh độ cân bằng cho bánh xe. Qua đó, vô-lăng sẽ không gặp tình trạng rung lắc không mong muốn trong quá trình di chuyển. 

Cân bằng động giúp bánh xe không bị rung lắc khi di chuyển

Cân bằng động giúp bánh xe không bị rung lắc khi di chuyển

Khi độ rung lắc của vô-lăng tăng lên thì cho thấy rằng trọng tâm của lốp xe có thể đã bị lệch một cách đáng kể. Theo khuyến cáo, sau mỗi 6 tháng hoặc sau 10.000 km thì nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để cân bằng động bánh xe. Đây là một việc cực kỳ quan trọng để phân phối đều lực tác động đến từng hướng trên bánh xe. Điều này giúp tránh tình trạng mòn lốp không đồng đều và tăng tuổi thọ cho lốp.

1.6. Lựa chọn đúng loại lốp thay thế

Mỗi loại xe sẽ sử dụng các loại lốp khác nhau để phù hợp với nhu cầu di chuyển. Việc lựa chọn đúng loại lốp là rất quan trọng để đảm bảo độ bền và khả năng vận hành an toàn nhất cho xe. Hiện nay, có 3 loại lốp chính được phân loại theo điều kiện địa hình di chuyển:

  • Lốp HT (Highway Terrain): Thích hợp sử dụng trên đường nhựa và cao tốc. Khả năng chuyển động trên địa hình trơn tru và ngoại ô là 100/0 cho đến 80/20.
  • Lốp AT (All Terrain): Phù hợp với mọi địa hình, bao gồm cả đường cứng, trơn tru và đồi núi, cát, sỏi đá hay bùn đất.
  • Lốp MT (Mud Terrain): Được thiết kế đặc biệt cho việc chạy off-road và phù hợp với các điều kiện địa hình gồ ghề như đá tảng, bùn đất và cát.

Có nhiều lốp khác nhau để bạn lựa chọn

Có nhiều lốp khác nhau để bạn lựa chọn

1.7. Cân chỉnh thước lái

Cân chỉnh thước lái là một phần quan trọng trong việc bảo dưỡng lốp xe ô tô. Vì việc sử dụng thước lái để kiểm tra có thể phát hiện được sự mòn nhanh và bất thường của lốp xe. Quá trình cân chỉnh thước lái giúp bảo vệ lốp trước khỏi nguy cơ mòn nhanh bất thường. Đồng thời tăng cường khả năng xử lý tình huống bất ngờ cho người lái, đặc biệt khi di chuyển với tốc độ cao.

Nên cân bằng thước lái trước khi lái xe

Nên cân bằng thước lái trước khi lái xe

1.8. Kiểm tra hệ thống van lốp xe - Kinh nghiệm bảo dưỡng lốp xe ô tô

Van lốp là một vị trí quan trọng trong hệ thống lốp xe, đóng vai trò là bộ phận liên kết giữa bơm và lốp Do chất liệu chủ yếu là cao su, van lốp có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa một cách nhanh chóng sau một thời gian sử dụng. Tình trạng van lốp không tốt có thể dẫn đến áp suất lốp không ổn định, rò rỉ áp suất, tăng nguy cơ gặp sự cố nguy hiểm cho xe.

KIểm tra van lốp xe thường xuyên

KIểm tra van lốp xe thường xuyên

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi di chuyển, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và thay thế van lốp ngay khi phát hiện dấu hiệu nứt, gãy, cong. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng lão hóa của van lốp, người dùng có thể cân nhắc sử dụng các loại van kim loại như van Continental, van Tifan. Đây là những loại van có độ bền và chất lượng cao, có thể sử dụng cho 3-4 đời lốp với tiêu chí "lốp hỏng, van vẫn hoạt động tốt".

1.9. Cân mâm - Cách bảo dưỡng xe ô tô hiệu quả

Cân mâm hay cân bằng lốp là một trong những tiêu chí quan trọng để bảo dưỡng lốp xe ô tô. Việc cân bằng lốp giúp phân bố đồng đều trọng lượng trên mỗi bánh xe. Từ đó làm tăng tuổi thọ, cải thiện độ ổn định và an toàn khi lái xe, cũng. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra và cân bằng lốp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và an toàn.

Cân mâm giúp bánh xe có tuổi thọ cao hơn

Cân mâm giúp bánh xe có tuổi thọ cao hơn

1.10. Bơm lốp nitơ - Bảo dưỡng lốp xe ô tô đơn giản

Bơm lốp Nitơ là sự lựa chọn được nhiều người ưa chuộng, bởi khả năng ổn định áp suất và gia tăng tuổi thọ của lốp xe. Vì tính chất của nitơ giúp giảm ma sát và ảnh hưởng của nhiệt độ từ môi trường bên ngoài lên lốp xe.

Nên bơm lốp Nitơ để bảo dưỡng lốp xe

Nên bơm lốp Nitơ để bảo dưỡng lốp xe

1.11. Sửa lốp xe khi cần thiết

Sau khi thay lốp dự trữ để tiếp tục di chuyển tạm thời mà phát hiện tình trạng hỏng hóc liên quan đến bánh xe và lốp xe. Thì nên nhanh chóng liên lạc với các cửa hàng hoặc trung tâm chuyên nghiệp về lốp xe có uy tín và chất lượng ngay. Điều này giúp bạn tránh được những phiền toái không đáng có và đảm bảo an toàn khi tiếp tục di chuyển.

Khi lốp xe dự phòng có tình trạng hư hỏng thì nên sửa ngay

Khi lốp xe dự phòng có tình trạng hư hỏng thì nên sửa ngay

1.12. Kiểm tra áp suất lốp xe trước khi khởi hành

Trong điều kiện thường, áp suất trung bình của lốp xe ô tô giảm khoảng 0,068 atmosphere mỗi tháng. Tuy nhiên, khi xe hoạt động trong điều kiện địa hình phức tạp hoặc nhiệt độ cao, áp suất lốp sẽ biến đổi.

Trước khi lái xe nên kiểm tra áp suất lốp xe

Trước khi lái xe nên kiểm tra áp suất lốp xe

Khi áp suất lốp giảm và độ cứng giảm, lốp sẽ bị mài mòn nhanh hơn, dẫn đến giảm độ ma sát và gây nguy cơ mất an toàn khi lái xe. Tình trạng này kéo dài cũng sẽ tăng lực cản lăn dẫn đến tiêu thụ công suất của động cơ và tăng chi phí nhiên liệu. Mặt khác, nếu áp suất lốp tăng, diện tích tiếp xúc giữa lốp và mặt đường sẽ giảm. Điều này làm áp suất tăng thêm khiến cho sự mài mòn nhanh hơn và có nguy cơ bị nổ lốp.  

1.13. Kiểm tra góc đặt bánh xe - Cách kiểm tra bảo dưỡng xe ô tô ít ai biết

Khi góc đặt bánh xe bị lệch sẽ dẫn đến các hiện tượng như xe lạng sang một bên, tay lái không tự động trở lại vị trí ban đầu sau khi rẽ. Để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của xe, việc điều chỉnh góc đặt bánh xe theo tiêu chuẩn là rất quan trọng khi bảo dưỡng lốp xe ô tô. Dưới đây là các tiêu chí cần thiết trong việc kiểm tra góc đặt bánh xe:

  • Độ chụm bánh xe (Toe): Đây là tiêu chí đo đạc sự chênh lệch của khoảng cách giữa 2 má lốp xe phía trước và 2 má lốp xe phía sau. Có 3 mức độ chụm bánh xe như sau:
  • Độ chụm dương: Khoảng cách giữa 2 má lốp phía trước nhỏ hơn so với khoảng cách 2 má lốp xe phía sau.
  • Độ chụm âm: Khoảng cách giữa 2 má lốp xe phía trước lớn hơn khoảng cách 2 má lốp bánh xe phía sau.
  • Độ chụm bằng 0: Khi khoảng cách giữa 2 bánh xe bằng nhau, tức là 2 bánh xe song song với nhau.

Kiểm tra các góc đặt bánh xe

Kiểm tra các góc đặt bánh xe

  • Góc Camber: Đây là góc tạo bởi sự nghiêng của bánh xe so với đường thẳng vuông góc mặt đường. Góc camber phải đạt tiêu chuẩn là 0 thì bánh xe mới được đặt thẳng đứng.
  • Góc Camber dương: Bánh xe bị nghiêng ra ngoài và làm mòn phía bên ngoài của lốp.
  • Góc Camber âm: Bánh xe nghiêng vào trong và đang làm mòn phía bên trong của lốp.
  • Góc Camber không: Bánh xe thẳng đứng, bảo đảm độ mòn đều cả 2 bên mặt lốp và hỗ trợ đánh lái bằng cách dồn trọng lực lên mặt trong của bánh.
  • Góc Caster: Đây là góc tạo bởi đường thẳng xuyên tâm trục xoay của bánh xe và đường thẳng vuông góc mặt đường khi nhìn từ phía trước của xe.

1.14. Vá lốp xe đúng cách

Hiện nay, có một số phương pháp phổ biến để vá lốp xe, bao gồm vá trong, vá ngoài và vá nấm. Tuy nhiên, phương pháp vá nấm được coi là ưu việt nhất vì nó có những lợi ích sau:

  • Xử lý vết thủng một cách triệt để bằng cách làm đầy vết thủng từ bên trong và bên ngoài của lốp.
  • Bề mặt ngoài được làm đầy nhằm giảm thiểu việc mài mòn lốp giúp gia tăng tuổi thọ cho lốp.
  • Chất liệu của nấm vá tương tự chất liệu của lốp xe, có khả năng giãn nở với nhiệt độ mà không ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
  • Tiết kiệm được thời gian và giúp khắc phục nhanh chóng khi gặp phải vết thủng lốp.

Nên sử dụng các cách vá lốp xe đúng cách

Nên sử dụng các cách vá lốp xe đúng cách

2. Lốp xe ô tô bao lâu phải thay?

Theo các chuyên gia, xe cần phải thay lốp mới sau khoảng 60.000 - 100.000 km. Tuy nhiên, độ bền và tuổi thọ của lốp sẽ thay đổi tùy theo từng loại. Một số hãng lốp xe có thể sử dụng lên đến 130.000 km. Trong khi một số khác sẽ cần thay mới chỉ sau 50.000 km.

Nên thay lốp xe sau 60.000 - 100.000 km di chuyển

Nên thay lốp xe sau 60.000 - 100.000 km di chuyển

3. Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách

Việc bảo dưỡng lốp xe ô tô mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:

  • An toàn cho người ngồi trên xe: Xe nổ lốp trên đường cao tốc có thể dẫn tới hậu quả nặng nề. Việc duy trì lốp xe trong tình trạng tốt sẽ giúp giảm nguy cơ tai nạn và bảo vệ người ngồi trên xe.
  • Kinh tế và tiết kiệm: Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp tránh được hiện tượng mòn lốp bất thường và hư hỏng các chi tiết quan trọng khác của xe. Lốp được bảo dưỡng đúng cách sẽ có tuổi thọ cao hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Đồng thời, việc kiểm tra và bảo dưỡng lốp sẽ phát hiện ra dấu hiệu bất thường và có cách xử lý kịp thời. Từ đó tránh được những sự cố trên đường.

Bảo dưỡng bánh xe ô tô thường xuyên đảm bảo an toàn 

Bảo dưỡng bánh xe ô tô thường xuyên đảm bảo an toàn 

Việc bảo dưỡng lốp xe ô tô đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự an toàn và ổn định khi lái xe. Đặc biệt là trong các chuyến đi dài. Người lái xe nên nắm vững kinh nghiệm và theo dõi định kỳ tình trạng lốp để có thể xử lý kịp thời. Mong rằng những thông tin mà Wuling EV Việt Nam đem lại sẽ bổ ích cho bạn. 

>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách đọc thông số lốp xe ô tô đơn giản dễ nhớ

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận