Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Chiều Dài Cơ Sở Xe Ô Tô Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Đo Chi Tiết

Tin chuyên ngành
21/11/2024 20:00

Khi tìm hiểu thông số kỹ thuật của ô tô, chiều dài cơ sở xe ô tô là gì luôn nằm trong top các câu hỏi nhiều người thắc mắc. Đây là chỉ số có ý nghĩa đối với hiệu suất vận hành của xe và trải nghiệm lái xe của người dùng. Trong bài viết này, hãy cùng Wuling EV Việt Nam khám phá và tìm hiểu chi tiết về chiều dài cơ sở xe ô tô nhé!

1. Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Chiều dài cơ sở (Wheelbase) còn được biết đến với tên gọi là khoảng cách trục. Đây là một yếu tố quan trọng trong kích thước của xe ô tô, được đưa vào sổ đăng kiểm bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam. Chỉ số này giúp đo lường khoảng cách giữa hai tâm của bánh xe trước và sau và không thể được thay đổi bởi người lái xe.

Khái niệm về chiều dài cơ sở xe hơi là gì

Khái niệm về chiều dài cơ sở xe hơi là gì

Trong thiết kế xe ô tô, chiều dài cơ sở đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chiều dài cơ sở giúp các nhà thiết kế xác định được cách bố trí, sắp xếp không gian nội thất và khoảng cách giữa các hàng ghế. Điều này nhằm đem lại sự thuận tiện khi lái xe và cảm giác thoải mái, tiện nghi cho hành khách.

Trong ngành ô tô, không có một kích thước chiều dài cơ sở tiêu chuẩn được quy định. Thông thường, các loại xe khác nhau sẽ có chiều dài cơ sở khác nhau nhằm phù hợp với mục đích sử dụng và phân khúc từng thị trường. Ví dụ, các dòng xe mini như xe Wuling EV thông thường có chiều dài cơ sở khoảng 2.430 mm. Thiết chiều dài cơ sở thấp ở các dòng xe này giúp việc di chuyển trong thành thị trở nên linh hoạt và thuận tiện hơn. Trong khi đó, một chiếc xe hatchback gia đình có thể có chiều dài cơ sở khoảng 2.700 mm. Còn một chiếc SUV cỡ lớn có thể có chiều dài cơ sở lên đến 2.980 mm. 

2. Phân biệt chiều dài cơ sở và chiều dài tổng thể xe ô tô

Nhiều người hiện vẫn chưa phân biệt được sự khác biệt giữa chiều dài tổng thể và chiều dài cơ sở xe ô tô là gì. Dưới đây là sự khác biệt giữa hai thông số này:

  • Chiều dài cơ sở (Wheelbase): Đây là kích thước được đo từ tâm bánh xe trước đến tâm bánh xe sau của ô tô. Chỉ số này đại diện cho khoảng cách giữa hai trục quan trọng nhất trên xe. 
  • Chiều dài tổng thể (Overall Length): Đây là kích thước được đo từ điểm đầu tiên của xe đến điểm cuối cùng của xe. Nó đại diện cho độ dài toàn bộ của một chiếc xe ô tô. 

Sự khác biệt giữa chiều dài tổng thể và chiều dài cơ sở của xe ô tô là gì

Sự khác biệt giữa chiều dài tổng thể và chiều dài cơ sở của xe ô tô là gì

3. Cách đo chiều dài cơ sở của xe hơi

Cách tính chiều dài cơ sở của xe ô tô thường được tính theo công thức sau:

A = D - ( B + C)

Trong đó:

  • A: Chiều dài cơ sở của xe.
  • D: Chiều dài tổng thể của xe.
  • B: Khoảng cách từ tâm bánh trước đến đầu xe.
  • C: Khoảng cách từ tâm bánh sau đến đầu xe.

Công thức xác định chiều dài cơ sở của xe hơi

Công thức xác định chiều dài cơ sở của xe hơi

4. Ý nghĩa của thông số chiều dài cơ sở xe ô tô

Ý nghĩa của chiều dài cơ sở xe ô tô là gì? Đây là một yếu tố quan trọng trong sản xuất ô tô, ảnh hưởng đến thiết kế xe cũng như khả năng vận hành của phương tiện.

  • Đối với thiết kế xe ô tô: Chiều dài cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế không gian nội thất của xe. Khi chiều dài cơ sở tăng, khung gầm xe cũng dài hơn, từ đó mang đến không gian rộng rãi hơn cho khoang hành khách. Điều này giúp cung cấp không gian thoải mái hơn cho hành khách trong suốt hành trình.

Những ý nghĩa quan trọng của chiều dài cơ sở xe ô tô

Những ý nghĩa quan trọng của chiều dài cơ sở xe ô tô

  • Đối với khả năng vận hành:
  • Điều kiện địa hình: Kích thước chiều dài cơ sở cũng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi với điều kiện địa hình của ô tô. Các loại xe chuyên dụng để di chuyển trên địa hình khó, đồi núi,... thường có chiều dài cơ sở ngắn. Điều này nhằm giảm khoảng cách từ trục xe tới trọng tâm, giúp xe tiếp cận các góc và vượt đồi tốt hơn. Từ đó, khả năng di chuyển của xe sẽ linh hoạt hơn trên các địa hình khác nhau. Đây là thiết kế phổ biến trên các mẫu SUV.
  • Tốc độ: Các loại xe được thiết kế để đạt tốc độ cao và linh hoạt khi vào cua sẽ có chiều dài cơ sở tăng và gầm xe thấp. Thiết kế này nhằm kéo dài khoảng cách từ trục xe đến trọng tâm. Từ đó, xe có thể di chuyển ổn định, cải thiện khả năng chống lật, tăng khả năng tăng tốc và phanh mượt mà hơn. 
  • Kiểu dáng xe: Chiều dài cơ sở cũng ảnh hưởng đến kiểu dáng xe. Các dòng xe mini, xe thành thị cỡ nhỏ thông thường có chiều dài cơ sở thấp nhằm di chuyển linh hoạt hơn. Trong khi đó, dòng chiếc xe hatchback gia đình hay xe SUV cỡ lớn thường có chiều dài cơ sở lớn. 

Việc nghiên cứu chiều dài cơ sở xe ô tô sẽ giúp tạo nên đa dạng các mẫu xe, mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Hy vọng bài viết trên đây của Wuling EV Việt Nam đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về chiều dài cơ sở xe ô tô là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận