Hiện nay, chống đau lưng khi lái xe là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Việc đau lưng khi lái xe là vấn đề mà hầu hết các tài xế đều gặp phải trong các chuyến đi dài. Cùng theo dõi Wuling EV Việt Nam, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 17 cách chống đau lưng cực hiệu quả!
>>>> XEM NGAY: 9 Cách giảm chói mắt khi lái xe ô tô đảm bảo an toàn
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khi lái xe ô tô
Trong quá trình điều khiển xe ô tô, cơ thể của tài xế phải chịu nhiều áp lực khác nhau. Các chuyển động rung chuyển, lắc lư khiến các khớp gây nhức mỏi. Đặc biệt, phần lưng của tài xế thường dễ bị đau khi lái xe trong thời gian dài. Nguyên nhân chính khiến tình trạng đau lưng diễn ra là do người điều khiển phương tiện ngồi sai tư thế. Đồng thời, việc tập trung lái xe khiến họ mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Đau lưng là tình trạng thường gặp ở nhiều tài xế khi lái xe
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Mách bạn 15 bí quyết lái xe ô tô an toàn không nên bỏ qua
2. Mẹo chống đau lưng khi lái xe hiệu quả
Dù lái xe máy, máy bay hay ô tô, việc ngồi tập trung trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến các tình trạng khó chịu. Đặc biệt, phần cổ, vai gáy của tài xế thường xuyên bị nhức mỏi. Tuy nhiên, các triệu chứng này hoàn toàn có thể được chữa trị khi bạn áp dụng một số mẹo sau:
2.1. Điều chỉnh ghế lái đúng vị trí
Để chống đau lưng khi lái xe ô tô, tài xế cần điều chỉnh chính xác vị trí ghế lái. Vị trí này cần phải phù hợp với người ngồi. Qua đó, tài xế có thể giảm căng thẳng ở phần cổ, thắt lưng, cổ tay và vai. Cần đảm bảo góc giữa lưng và ghế nên khoảng 100 đến 110 độ. Đây sẽ là tư thế đúng và giúp tế dễ dàng điều khiển bàn đạp.
Điều chỉnh vị trí ghế phù hợp
2.2. Đầu tư vào phần hỗ trợ lưng
Sử dụng đệm hỗ trợ thắt lưng hoặc tựa lưng giúp giảm căng thẳng cho cơ lưng một cách nhanh chóng. Nhờ vậy, các vấn đề rung lắc truyền đến ghế khi xe đi qua các đoạn đường xấu cũng được giảm đáng kể. Đặc biệt, bạn cần đảm bảo lựa chọn loại đệm phù hợp với cơ thể và chiều cao. Trong trường hợp độ cao của ghế tựa lưng không phù hợp, bạn nên nhanh chóng điều chỉnh để cơ thể ngồi trong tư thế thoải mái.
Dùng đệm tựa lưng để giảm đau nhức cổ
>>>> XEM NGAY: 14 Tips lái xe ô tô ban đêm đảm bảo an toàn bạn nên biết
2.3. Vươn vai, kéo căng cơ lưng
Tình trạng đau lưng, nhức mỏi khi lái xe là điều không thể tránh khỏi. Hành động vươn vai, kéo căng cơ lưng sẽ giúp không khí đi vào các lỗ đốt sống. Qua đó, cơ thể của bạn sẽ được giải phóng năng lượng và giúp bạn thoải mái hơn khi đang lái xe. Đây được xem là một thói quen tốt. Vì vậy bạn hãy thực hiện thường xuyên thư giãn cơ thể.
Ngồi đúng tư thế để không bị đau mỏi lưng khi lái xe
2.4. Thư giãn cơ thể giúp chống đau lưng khi lái xe
Việc duy trì một tư thế trong thời gian dài khi lái xe có thể làm căng cơ lưng, gây đau và mệt mỏi. Trong trường hợp này, để chống đau lưng khi lái xe, bạn nên tạm dừng xe trong vòng 30 phút để thư giãn cơ thể. Vươn vai và di chuyển sẽ góp phần giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, sự căng thẳng sẽ được giảm đáng kể, bạn sẽ tỉnh táo và linh hoạt hơn trong quá trình lái xe.
Có thể dùng lại và nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể
2.5. Lái xe đúng tư thế
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngồi đúng tư thế lái xe có vai trò vô cùng quan trọng. Người điều khiển phương tiện cần ngồi thẳng lưng, không nghiêng cổ quá mức, vai hơi ngả ra phía sau, giữ lưng và hông ở góc 90 độ. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng gối tựa đầu và gối tựa lưng để giảm rung. Việc duy trì tư thế thoải mái giúp bạn không quá mệt mỏi khi đang tập trung lái xe.
Ngồi lái xe đúng tư thế đem lại cảm giác thoải mái
2.6. Điều chỉnh vô lăng
Hầu hết những người chưa có kinh nghiệm điều khiển xe đường dài thường cho rằng giữ vô lăng ở vị trí 10 giờ và 2 giờ là đúng cách. Tuy nhiên, do hệ thống túi khí được trang bị trên hầu hết các xe ô tô ngày nay, người lái nên đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ để tăng độ an toàn trong trường hợp có túi khí phát hành. Tư thế này cũng giúp giảm đau ở phần lưng trên khi tài xế có thể tựa khuỷu tay lên tay vịn của xe.
Điều chỉnh vô lăng với vị trí phù hợp
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách lái xe qua đường hẹp vuông góc
2.7. Chỉnh ghế lái về phía trước
Để đảm bảo an toàn khi lái xe và chống đau lưng khi lái xe, chủ phương tiện nên điều chỉnh ghế ngồi về phía trước để không phải cúi người hay với chân tới bàn đạp. Điều này giúp người điều khiển phương tiện tránh tình huống rủi ro trong giao thông. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh ghế gần với vô lăng ô tô, tránh để đầu gối cao hơn hông giúp làm giảm áp lực lên lưng dưới để đảm bảo sức khỏe.
Điều chỉnh ghế ngồi về phía trước để không phải cúi người hay với chân tới bàn đạp
2.8. Chườm nóng hoặc lạnh cho lưng
Nếu bạn là tài xế và gặp phải tình trạng đau lưng sau thời gian dài lái xe, hãy mang theo túi chườm nóng hoặc lạnh để sử chườm lưng. Vấn đề đau lưng,nhức mỏi cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Hiện nay, các xe ô tô hiện đại thường có ghế sưởi. Điều này giúp làm tăng sự thoải mái và thư giãn cho cơ bắp và khớp.
Chuẩn bị túi chườm chuẩn bị cho trường hợp cần sử dụng
2.9. Thường xuyên tập thể dục
Một trong những biện pháp chống đau lưng khi lái xe hiệu quả là thường xuyên tập thể dục. Đây là thói quen quan trọng giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của cơ thể. Một số bộ môn như bơi lội, chạy bộ, và yoga sẽ giúp bạn thư giãn, căng cơ trong thời gian nhanh chóng. Đặc biệt, tập thể dục giúp tăng cường cơ lưng, làm cho cơ thể linh hoạt hơn và giảm căng thẳng.
Tập thể dục thường xuyên giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
2.10. Dùng thuốc giảm đau tạm thời
Đau lưng là tình trạng khó tránh khỏi của tài xế với những chuyến đường dài. Điều này sẽ làm người điều khiển xe mệt mỏi, luôn trong trạng thái căng thẳng. Trong trường hợp cơn đau trở nên không chịu được, việc sử dụng thuốc giảm đau tạm thời có thể là giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. Đặc biệt, không nên lạm dùng vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của bạn.
Sử dụng thuốc giảm đau tạm thời khi cần thiết giúp chống đau lưng khi lái xe
2.11. Điều chỉnh gương, vị trí chân
Điều chỉnh gương chiếu hậu đúng vị trí là biện pháp quan trọng giúp tăng cường an toàn và chống đau lưng khi lái xe. Tài xế quan sát phía sau và hai bên hông xe dễ dàng hơn. Điều này giúp hạn chế tối đa việc tài xế quay đầu nhìn qua vai. Nhờ vậy, họ sẽ có thể tập trung hơn vào việc điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, việc điều chỉnh gương cần thực hiện cẩn thận để tránh hạn chế góc nhìn. Đặc biệt, người điều khiển phương tiện cần duy trì và kiểm tra định kỳ tình trạng của gương để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Điều chỉnh gương về vị trí thích hợp
2.12. Hạn chế ngồi gập người
Ngồi gập người khi lái xe có thể tạo áp lực lớn ở vùng lưng. Điều này gây ra mệt mỏi khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn. Đây là thói quen có thể làm thay đổi đường cong tự nhiên của cột sống. Việc điều chỉnh ghế ngồi và giữ thói quen ngồi thẳng giúp giảm bớt áp lực lên lưng. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì việc tập thể dục và vận động linh hoạt để hỗ trợ giảm đau và bảo vệ sức khỏe lưng.
Ngồi đúng tư thế, hạn chế gập người khi đang điều khiển xe
2.13. Thắt dây an toàn để cố định tư thế lái
Thắt dây an toàn là biện pháp giúp người điều khiển phương tiện giữ tư thế ổn định khi lái xe. Đây là biện pháp giúp tài xế tránh lệch quá so với vô lăng. Đặc biệt, việc thắt dây an toàn trong suốt quá trình di chuyển giúp hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn không mong muốn.
Thắt dây an toàn trong suốt quá trình điều khiển xe
2.14. Nghỉ giải lao thường xuyên
Trong suốt chuyến đi dài, tài xế luôn phải tập trung để điều khiển phương tiện. Điều này khiến họ mệt mỏi, căng thẳng và nhức mỏi lưng, cơ thể. Việc dừng lại và nghỉ ngơi trong chuyến đi sẽ giúp họ nhanh chóng lấy lại tinh thần và năng lượng để tiếp tục cuộc hành trình một cách an toàn.
Nghỉ giải lao thường xuyên để giải tỏa căng thẳng trong quá trình lái xe
2.15. Bổ sung nước cho cơ thể
Việc bổ sung nước có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu mệt mỏi, chống đau lưng khi lái xe. Không những giúp tài xế tỉnh táo, nước còn có khả năng bôi trơn các đốt sống. Trong trường hợp thiếu nước trong chuyến đi dài, phần nhầy của đốt sống sẽ bị hao hụt. Điều này khiến phần đĩa đệm dễ bị tổn thương và gây ra các tình trạng đau nhức.
Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể khi lái xe ô tô
2.16. Massage lưng và cổ
Massage là một phương pháp hiệu quả giúp làm giảm căng thẳng và làm dịu cơ bắp khi bị đau mỏi sau một chuyến đi dài. Tài xế có thể tự massage lưng và cổ bằng tay hoặc sử dụng các dụng cụ như gối massage, bóng massage hoặc cuộn massage. Việc massage nhẹ nhàng và đều đặn từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc làm giảm đau nhức cổ và phần lưng. Bên cạnh đó, việc kết hợp với các loại dầu massage như dầu bạc hà, dầu gừng, dầu quế cũng có thể giúp giảm đau, giảm viêm và tăng tuần hoàn máu.
Có thể sử dụng các chế độ massage phù hợp để thư giãn cơ thể
2.17. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Việc sử dụng các bài thuốc dân gian là phương pháp hữu ích giúp chống đau lưng khi đang lái xe một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau nhức, suy nhược cơ thể. Tài xế có thể sử dụng nước gừng, lá trầu không thoa lên phần đau. Tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, người có chuyên môn để quá trình chữa trị diễn ra an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Sử dụng gừng đắp lên phần đau của cơ thể
3. Tư thế ngồi đúng giúp chống đau lưng khi lái xe
Việc ngồi đúng tư thế khi đang lái xe có vai trò quan trọng trong việc chống đau lưng. Nếu ngồi sai tư thế, người điều khiển phương tiện rất dễ bị đau nhức khiến mất tập trung suốt chuyến đi. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin về tư thế ngồi đúng cách:
3.1. Tư thế ngồi
Để chống đau lưng khi lái xe, người điều khiển phương tiện cần có tư thế ngồi đúng chuẩn. Tài xế cần đảm bảo phần mông và lưng vuông góc và hoàn toàn dựa vào ghế lái. Đây sẽ là tư thế giúp người lái duy trì sự tỉnh táo và thoải mái trong suốt hành trình.
Tài xế cần đảm bảo phần mông và lưng vuông góc và hoàn toàn dựa vào ghế lái
3.2. Khoảng cách ghế lái
Giữ đúng khoảng cách ghế lái là yếu tố quan trọng giúp tài xế thực hiện đúng tư thế khi lái xe. Người lái cần đảm bảo có thể tiếp cận và nhả bàn đạp chân mà không cần nhấc lưng ra khỏi ghế. Đầu gối cần gập được từ 20 đến 30 độ để không gây ra các tình rạn căng cơ gây đau nhức.
Giữ đúng khoảng cách ghế lái là yếu tố quan trọng
3.3. Chiều cao ghế
Việc điều chỉnh chiều cao ghế phù hợp giúp tài xế điều khiển xe một cách dễ dàng, linh hoạt xử lý các tình huống khi lái xe. Cần điều chỉnh chiều cao ghế và đảm bảo khoảng cách từ người lái đến trần xe khoảng 1 gang tay. Đối với các loại xe mui trần, tài xế cần đảm bảo mắt ở trên tâm điểm kính chắn gió để tránh cản trở tầm nhìn. Tất cả điều này đều giúp người điều khiển phương tiện có tư thế ngồi thích hợp.
Có thể dùng nệm để điều chỉnh độ cao ghế
3.4. Tựa đầu
Người lái xe nên điều chỉnh đỉnh tựa ghế cao hơn một chút so với mắt, giữ cho đầu hướng về phía trước và cổ thẳng để giảm tình trạng đau nhức cổ, lưng và vai gáy. Điều này cũng giúp giảm chấn thương từ phía sau và tạo điều kiện thoải mái khi lái xe. Hiện nay, một số dòng xe hiện đại đã tích hợp các điều chỉnh vào ghế ngồi và cột lái. Nhờ vậy, người điều khiển phương tiện có thể duy trì tư thế ngồi lái đúng và an toàn.
Sử dụng đệm tựa đầu để giảm bớt đau mỏi lưng, cổ
3.5. Độ nghiêng của ghế
Một trong những phương pháp hiệu quả giúp làm giảm vấn đề đau lưng khi lái xe ô tô là điều chỉnh góc lưng ghế sao cho song song với cột vô lăng. Thông thường, độ nghiêng trong khoảng từ 95 đến 110 độ sẽ cung cấp cho tài xế tư thế ngồi thoải mái. Người điều khiển xe có thể kiểm tra bằng cách ngồi đúng tư thế lái xe và đặt tay lên điểm trên cùng của bánh lái. Trong trường hợp không cảm thấy bất tiện, độ nghiêng của ghế đã được thiết lập đúng. Tài xế có thể đảm bảo được tư thế ngồi thoải mái và giảm thiểu các vấn đề căng thẳng, nhức mỏi lưng.
Điều chỉnh phù hợp độ nghiêng của ghế
3.6. Chiều cao vô lăng
Việc điều chỉnh đúng chiều cao vô lăng sẽ giúp tài xế điều khiển xe trong tư thế thoải mái. Cần đảm bảo độ cao cột vô văng song song với ghế lái để người điều khiển phương tiện có thể sử dụng các thiết bị khác trong xe một cách dễ dàng. Người lái nên đặt tay ở vị trí 3 giờ và 9 giờ khi cầm bánh lái, hạ tay thấp hơn vai một góc 120 độ. Đây sẽ là tư thế giúp làm giảm thiểu tình trạng đau mỏi vai gáy trong quá trình di chuyển.
Điều chỉnh độ cao vô lăng phù hợp giúp tư thế ngồi lái thoải mái
4. Lưu ý quan trọng cho người bị đau lưng khi lái xe
Đau mỏi lưng là điều mà những tài xế điều khiển xe trong những chuyến đi dài khó tránh khỏi. Sau đây là một số lưu ý quan trọng mà những người đau lưng khi lái xe cần quan tâm:
- Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu omega 3 có trong cá hồi, cá ngừ để cơ thể được nạp đủ dưỡng chất.
- Tài xế cần vệ sinh xe thường xuyên để cung cấp không gian làm việc thoải mái.
- Cần chia quãng đường thành nhiều chặng nhỏ để nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng cho chuyến đi.
- Trong trường hợp đau nhức nặng, tài xế cần đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau lưng trở nặng và kéo dài
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về các biện pháp chống đau lưng khi lái xe. Hy vọng qua đó, quý bạn đọc có thêm cho mình những kiến thức cần thiết khi điều khiển xe. Đặc biệt, cần giữ đúng tư thế ngồi khi lái xe để tránh các tình trạng đau lưng, giảm nhức mỏi cơ thể. Nếu bạn cần tư vấn, liên hệ Wuling EV Việt Nam ngay hôm nay nhé!
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Mắc những bệnh gì không được lái xe ô tô?