Khi lái xe ô tô, việc đạp nhầm chân ga là một tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Nguyên nhân chính thường là do sự nhầm lẫn giữa chân phanh hoặc thiếu kinh nghiệm kiểm soát kỹ năng lái xe. Để tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân này thì hãy cùng Wuling EV Việt Nam theo dõi những nội dung dưới đây nhé. Chắc chắn sẽ rất bổ ích đây!
>>>> XEM THÊM: So sánh ưu điểm và nhược điểm phanh ABS và CBS
1. Nguyên nhân đạp nhầm chân ga
Đạp nhầm chân ga trong trường hợp cần phanh xe ô tô là một điều rất đáng tiếc. Dưới đây là một vài nguyên nhân mà bạn cần lưu ý.
1.1 Tư thế ngồi không đúng
Việc ngồi sai tư thế khi lái xe ô tô số tự động có thể tăng nguy cơ đạp nhầm chân ga. Ngoài ra, tư thế ngồi không đúng cũng có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và không thoải mái. Lâu ngày, tư thế ngồi không đúng cũng dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ bắp và xương khớp.
Tư thế ngồi không đúng là một trong những nguyên nhân gây đạp nhầm chân ga
1.2 Tâm lý khi lái xe không vững
Những người mới học lái xe hoặc chưa có kinh nghiệm thường thiếu sự vững vàng trong tâm lý khi lái xe. Trong tình huống khẩn cấp, họ có thể trở nên hoảng sợ và không kiểm soát được tình hình dẫn đến việc đạp nhầm chân ga. Khi xảy ra tình huống này, họ có thể cảm thấy hoảng loạn và đạp ga mạnh hơn. Điều này gây ra nguy hiểm cho bản thân và các phương tiện khác trên đường.
Tâm lý không vững sẽ dễ nhầm lẫn chân ga và chân phanh trong trường hợp khẩn cấp
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách kiểm tra má phanh ô tô theo từng bước
1.3 Không gạt cần số, vẫn để chế độ D
Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ thói quen của việc đặt xe vào chế độ cài số D và giữ chân phanh khi dừng tạm thời. Trong thời gian dừng, việc di chuyển vị trí ngồi hoặc rời chân khỏi phanh sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố. Đặc biệt là khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Không gạt cần số là một trong những nguyên nhân phổ biến
2. Mẹo tránh đạp nhầm chân ga và chân phanh hữu ích
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu nguyên nhân của việc đạp nhầm chân ga. Dưới đây là những mẹo mà bạn nên “bỏ túi” để tránh trường hợp trên hữu ích.
2.1 Kiểm tra trước khi khởi động
Trước khi lái xe, bạn nên có tư thế ngồi thoải mái, điều chỉnh ghế, gương chiếu hậu và bàn đạp sao cho phù hợp. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi lái xe. Nếu bạn lái một chiếc xe mới, việc làm quen với vị trí và cảm giác khi sử dụng chân ga và chân phanh cũng rất quan trọng.
Nên kiểm tra tất cả các bộ phận trước khi lái xe
2.2 Xác định rõ vị trí chân phanh và chân ga
Khi mới bắt đầu lái xe, việc làm quen với việc điều khiển ô tô, hiểu rõ vị trí và chức năng các bộ phận là rất quan trọng. Một trong những bộ phận quan trọng nhất mà người lái cần chú ý là vị trí chân ga. Xác định rõ các vị trí sẽ giúp tài xế tránh những tai nạn không mong muốn.
Nắm rõ vị trí của chân phanh và chân ga
Khi xét cách sắp xếp chân ga/phanh trên các loại xe khác nhau, ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa xe số sàn và xe số tự động:
- Trên xe số sàn: Vị trí của chân ga nằm ở khu vực chân của tài xế, thường theo thứ tự từ chân côn, chân phanh ở giữa rồi tới chân ga.
- Trên xe số tự động: Không có chân côn, chỉ có chân phanh và chân ga song song với nhau. Chân ga đặt phía trước và chân phanh phía sau tính từ phía bên phải của người lái.
Đặc điểm | Phân biệt bàn đạp xe số tự động và xe số sàn | ||
Xe số sàn | Xe số tự động | Ghi chú | |
Chân côn | Có | Không có | Xe số sàn có 3 bàn đạp. Xe số tự động có 3 bàn đạp. |
Thao tác chân | Chân phải đạp chân phanh, ga. Chân trái đạp côn. | Chân phải đạp chân phanh, ga. Chân trái không dùng. | Xe số sàn lái bằng cả 2 chân. Xe số tự động lái bằng 1 chân. |
Bảng so sánh bàn đạp ở xe số sàn và xe số tự động
Đối với những người lái mới hoặc lái một loại xe lạ, việc thành thạo nguyên tắc chỉ sử dụng một chân khi đạp phanh/ga là rất quan trọng. Không nên sử dụng cả hai chân (một đạp phanh và một đạp ga cùng một lúc) trong bất kỳ tình huống nào. Vì điều này không chỉ không an toàn mà còn dễ dẫn đến những tai nạn không mong muốn.
2.3 Luôn giữ tỉnh táo khi lái xe
Tài xế luôn giữ tình trạng tỉnh táo khi lái xe là một trong những mẹo quan trọng để tránh đạp nhầm chân ga và chân phanh. Việc tập trung vào quá trình lái xe, loại bỏ các yếu tố sao lạc sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn. Không sử dụng rượu, bia trước khi lái xe cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Rượu, bia sẽ làm giảm sự tập trung của bạn, dẫn đến những quyết định không đúng. Điều này sẽ tăng nguy cơ gây tai nạn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Tình trạng tỉnh táo sẽ giúp bạn tránh được việc nhầm lẫn chân ga và chân phanh
2.4 Nguyên tắc tì gót chân lên sàn xe ô tô
Nguyên tắc tì gót chân lên sàn xe ô tô là một trong những mẹo hữu ích. Bằng cách duy trì gót chân lên sàn, người lái xe có thể dễ dàng phân biệt giữa chân ga và chân phanh. Điều này làm giảm thiểu khả năng nhầm lẫn khi cần đạp mạnh hoặc đưa sự ra quyết định trong tình huống khẩn cấp. Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc tăng cường sự an toàn khi lái xe.
Duy trì tì gót chân lên sàn để tránh bị nhầm lẫn
2.5 Tập thói quen rời chân ga - rà chân phanh
Để đảm bảo an toàn khi lái xe, người lái nên tuân thủ nguyên tắc không rời chân ga, rà chân phanh. Khi bỏ chân ga, người lái cần chuyển sang rà phanh ngay lập tức. Việc đặt gót chân phải thẳng hoặc gần với bàn đạp phanh giúp bàn chân nằm ở tư thế tự nhiên và tiện lợi nhất. Người lái chỉ nên sử dụng chân phải để điều khiển cả ga và phanh, không nên sử dụng cả hai chân. Điều này để tránh nhầm lẫn và xảy ra tình huống không mong muốn.
Tập thói quen vừa rời chân ga là rà chân phanh ngay
2.6 Lựa chọn giày dép phù hợp
Việc chọn giày phù hợp khi lái xe rất quan trọng để tránh các sự cố như đạp nhầm chân ga hoặc chân phanh. Khi lái xe, đi dép xỏ ngón, ủng nặng hoặc giày cao gót sẽ làm tăng khả năng xảy ra lỗi bàn đạp. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và an toàn khi lái xe. Bằng cách chọn lựa giày phù hợp, người lái xe có thể duy trì sự chính xác và tập trung hơn trong quá trình lái xe.
Sử dụng giày dép phù hợp
2.7 Chuyển về số P hoặc N khi đỗ xe
Để tránh những sự cố không đáng có khi dừng đỗ xe, nhà sản xuất khuyên chủ xe nên thực hiện các thao tác sau:
- Khi dừng xe trong thời gian ngắn: Chuyển số vận hành về chế độ N hoặc P và kích phanh tay.
- Khi dừng xe trong thời gian dài: Chuyển số vận hành về chế độ P và kích phanh tay để đảm bảo an toàn.
Thực hiện những thao tác này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng xe trôi hoặc nguy cơ đạp nhầm chân ga. Điều này khiến cho việc lái xe trở nên an toàn hơn.
Khi dừng xe trong một khoảng thời gian nhất định thì nên chuyển về số P hoặc N
Nguyên nhân của việc đạp nhầm chân ga có thể bắt nguồn từ những lí do khác nhau. Để tránh việc này, bạn nên tập trung và xác định vị trí chính xác của các bộ phận điều khiển trên xe. Mong rằng những thông tin mà Wuling EV Việt Nam đã cung cấp sẽ bổ ích cho bạn. Nếu có câu hỏi nào thì hãy liên hệ ngay để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi giải đáp ngay lập tức nhé!
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tìm hiểu cảm biến vị trí bướm ga TPS