Phanh ABS và CBS đều là những hệ thống phanh hiện đại, mang đến nhiều lợi ích cho trải nghiệm lái xe của người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ sự khác biệt giữa phanh ABS và phanh CBS khi lựa chọn ô tô. Wuling EV Việt Nam sẽ cùng bạn khám phá chi tiết và so sánh những ưu và nhược điểm của hai hệ thống phanh này.
>>>> XEM NGAY: Các loại phanh tay ô tô và cách sử dụng đúng cách
1. Phanh ABS và CBS có gì khác nhau?
Phanh CBS và phanh ABS là các thành phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống an toàn của mỗi chiếc xe. Tuy nhiên, mỗi loại phanh sẽ có những đặc điểm cùng cách vận hành riêng, đòi hỏi người dùng nắm rõ để có cách sử dụng phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu phanh abs và cbs khác nhau như thế nào qua những phân tích chi tiết sau.
1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh ABS
Hệ thống phanh ABS (Anti-lock Braking System) được thiết kế nhằm cải thiện hiệu suất phanh, giúp ngăn chặn tình trạng bánh xe bị bó cứng. Nhờ đó, hệ thống này giúp hạn chế tình trạng mất kiểm soát khi vận hành xe cũng như giảm thiểu nguy cơ va chạm không mong muốn.
Tìm hiểu cấu tạo chi tiết của hệ thống phanh ABS
Cấu tạo của hệ thống phanh ABS bao gồm 4 bộ phận chính:
- Bộ điều khiển trung tâm (ECU): Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân tích thông tin được truyền từ các cảm biến. Khi phát hiện nguy cơ mất kiểm soát, ECU sẽ lập tức điều chỉnh áp lực phanh cho từng bánh xe. Ngoài ra, bộ điều khiển này còn có khả năng ghi nhớ các thông số trước đó. Từ đó, nó sẽ tự động kích hoạt khi có tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
- Thiết bị cảm biến đo tốc độ: Thiết bị này có chức năng kiểm tra lực phanh, tốc độ quay cùng khả năng cân bằng của bánh xe, đảm bảo các thông số nằm trong giới hạn an toàn. Cảm biến này có thể được lắp đặt ở bánh trước, bánh sau hoặc ở cả hai, tùy thuộc vào thiết kế của từng mẫu xe.
- Bơm thuỷ lực: Bộ phận này bao gồm piston và xi lanh, có nhiệm vụ bơm/xả nhằm điều chỉnh áp lực lên các bánh xe thông qua hệ thống van thủy lực.
- Van điều chỉnh áp lực phanh: Van này giúp kiểm soát má phanh ở mỗi bánh xe. Có 3 vị trí hoạt động của van trên hệ thống phanh ABS:
- Vị trí 1 – Van mở: Tạo áp lực lên phanh, tương đương với lực tác động của người lái lên bàn đạp phanh.
- Vị trí 2 – Van khóa: Có nhiệm vụ tăng áp lực từ bàn đạp phanh lên bánh xe.
- Vị trí 3 – Van nhả: Giúp giảm áp lực từ bàn đạp phanh lên bánh xe.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS
Nguyên lý hoạt động của phanh ABS dựa vào quá trình các cảm biến đo tốc độ truyền thông tin đến ECU để phân tích. Khi gặp tình huống phanh khẩn cấp, hệ thống điều khiển sẽ điều chỉnh áp lực phanh theo cơ chế bóp - nhả với tần suất lên đến 15 lần/ giây. Điều này giúp giảm tốc độ mà không làm kẹt cứng bánh xe, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho phương tiện. Hệ thống ABS còn phân tích dữ liệu từ cảm biến và thao tác của người lái, tối ưu hóa áp lực phanh để kiểm soát quỹ đạo di chuyển của xe.
Hệ thống phanh ABS giúp điều chỉnh lực phanh hiệu quả mà không làm kẹt cứng bánh xe
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách kiểm tra má phanh ô tô theo từng bước
1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh CBS
Phanh CBS (Combi Brake System) là hệ thống phanh kết hợp, giúp phân bổ lực phanh đồng thời đến cả hai cụm phanh ở bánh xe trước và bánh sau. Cấu tạo của hệ thống phanh CBS bao gồm 2 bộ phận chính:
- Hệ thống dây phanh: Bao gồm dây phanh cho cả bánh trước và bánh sau.
- Bộ điều chỉnh áp lực phanh: Đây là bộ phận quan trọng giúp thực hiện nhiệm vụ phân bổ lực phanh xuống hai cụm phanh ở bánh trước và bánh sau.
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh CBS
Nguyên lý hoạt động của phanh CBS dựa trên bộ điều chỉnh áp lực, giúp giảm quãng đường phanh trong những tình huống khẩn cấp. Bộ điều chỉnh của hệ thống sẽ tự động phân bổ lực phanh một cách hợp lý. Từ đó, CBS giúp cải thiện hiệu suất phanh cũng như đảm bảo an toàn tối đa cho người lái và hành khách.
Hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh một cách hợp lý hơn
\>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn dùng phanh tay đúng cách cho người mới lái
2. Phanh nào an toàn hơn - ABS hay CBS?
Với cấu tạo cùng cách thức vận hành khác nhau, phanh ABS và CBS sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Để xác định phanh ABS và CBS cái nào tốt hơn, hãy cùng tìm hiểu qua bảng so sánh phanh ABS và CBS dưới đây:
Loại phanh | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phanh ABS |
|
|
Phanh CBS |
| Có thể xảy ra tình trạng bó cứng đĩa phanh trong một số trường hợp. |
Bảng so sánh phanh ABS và CBS\
>>>> XEM NGAY: Những kỹ thuật phanh xe ô tô an toàn và hiệu quả
Dựa vào bảng so sánh ưu, nhược điểm của phanh ABS và CBS, ta có thể thấy hệ thống phanh ABS có nhiều cải tiến hiện đại hơn. Điều này sẽ hỗ trợ người lái tốt hơn trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, phanh ABS có giá thành khá cao nên thường chỉ được trang bị trên các dòng xe cao cấp. Một số dòng xe được trang bị hệ thống phanh ABS tiên tiến bao gồm Wuling Mini EV LV2, giúp tối ưu hóa trải nghiệm lái xe an toàn cho người dùng. Nhanh tay đăng kí lái thử Wuling Mini EV LV2 để trải nghiệm công nghệ phanh an toàn hiện đại hàng đầu hiện nay!
ABS là hệ thống phanh tiên tiến giúp mang đến sự an toàn tối đa cho người dùng
Việc tìm hiểu và so sánh các đặc điểm của phanh ABS và CBS là vô cùng quan trọng. Không chỉ hiểu rõ hơn về công nghệ phanh, điều này còn giúp bạn lựa chọn chiếc xe phù hợp, đảm bảo an toàn tối đa khi lái xe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ Wuling EV Việt Nam để được hỗ trợ nhé!
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Phanh ABS là gì? Bật mí những điều cần biết về phanh ABS