Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Những Giấy Tờ Xe Ô Tô Cần Thiết Và Quy Định Pháp Luật

Tin chuyên ngành
22/03/2024 08:00

Khi tham gia giao thông, giấy tờ xe ô tô được xem là “vật bất ly thân” của người lái xe để nhà nước dễ dàng quản lý theo quy định của pháp luật. Nếu bạn bị kiểm tra khi tham gia giao thông mà không có giấy tờ xe thì có thể phải chịu các mức phạt hành chính hoặc truy thu giữ xe theo quy định. Và để tìm hiểu thêm về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết sau đây của Wuling EV Việt Nam nhé!

1. Những giấy tờ cần thiết khi đi ô tô

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58, Luật Giao thông đường bộ 2008, khi điều khiển xe ô tô tham gia giao thông, tài xế cần mang theo các loại giấy tờ cần thiết sau để đảm bảo quyền lợi và tuân thủ pháp luật:

  • Giấy phép lái xe
  • Giấy đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sổ đăng kiểm xe ô tô)

Nếu xe ô tô đang trả góp, giấy đăng ký xe có thể thay thế bằng giấy tờ gốc do ngân hàng cung cấp. Tất cả các giấy tờ liên quan đều phải là bản gốc mới có hiệu lực, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Giấy tờ xe ô tô

Giấy tờ xe ô tô

2. Mức phạt khi không mang các giấy tờ bắt buộc khi đi ô tô

2.1 Đối với giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển

Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP, việc người điều khiển phương tiện không mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. 

Giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe

Nếu người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế cấp bởi các quốc gia thuộc Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia, mức phạt tiền sẽ giao động từ 5.000.000 VNĐ - 7.000.000 VNĐ. Đồng thời, phương tiện có thể bị tạm giữ trong 7 ngày trước khi có quyết định xử phạt.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, như không có giấy phép lái xe, sử dụng giấy phép không hợp lệ hoặc giấy phép bị tẩy xóa, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo Điểm b Khoản 8 Điều 21 với mức phạt từ 10 cho đến 12 triệu đồng.

2.2 Đối với giấy đăng ký xe - một giấy tờ xe ô tô quan trọng

Giấy đăng ký xe là một trong những giấy tờ xe ô tô bắt buộc phải có khi điều khiển phương tiện giao thông. Nếu không mang theo Giấy đăng ký xe, người điều khiển có thể bị xử phạt từ 200 nghìn - 400 nghìn VNĐ, theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 21.

Chứng nhận đăng ký xe ô tô

Chứng nhận đăng ký xe ô tô

Nếu Giấy đăng ký xe không hợp lệ hoặc đã hết hạn, người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 16.

2.3 Đối với sổ đăng kiểm

Khi không mang theo sổ đăng kiểm khi tham gia giao thông, người điều khiển ô tô có thể bị phạt từ 200.000 VNĐ - 400.000 VNĐ theo Điểm c Khoản 3 Điều 21. Nếu Giấy chứng nhận đã hết hạn dưới 1 tháng mà chưa được gia hạn, mức phạt dành cho người điều khiển xe ô tô sẽ từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Mức phạt này căn cứ theo Điểm a Khoản 5 Điều 16 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Sổ đăng kiểm xe ô tô

Sổ đăng kiểm xe ô tô

2.4 Đối với giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự

Nếu bạn điều khiển phương tiện mà không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự còn hiệu lực, bạn sẽ bị xử phạt từ 400.000 VNĐ - 600.000 VNĐ. Mức phạt này được thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 21.

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc cho xe ô tô

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc cho xe ô tô

Bên cạnh giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc, chủ xe cũng nên xem xét việc bổ sung bảo hiểm xe tự nguyện. Mặc dù không bắt buộc theo quy định, bảo hiểm tự nguyện giúp bảo vệ quyền lợi tài chính trong trường hợp tai nạn hoặc sự cố, bao gồm bồi thường cho tài sản và người trên xe. Nếu bạn sở hữu loại bảo hiểm này nhưng không mang theo khi bị kiểm tra, bạn sẽ phải chịu mức phạt tương tự, từ 400.000 VNĐ - 600.000 VNĐ.

3. Trường hợp nào không cần mang giấy tờ xe ô tô khi tham gia giao thông

Theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/6/2024, người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeID để trình bày thông tin giấy phép lái xe (GPLX) thay vì phải mang theo bản cứng khi tham gia giao thông. Điều này áp dụng cho các giấy tờ đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD). Vì vậy, nếu bạn đã định danh cấp độ 2, tích hợp các giấy tờ xe lên ứng dụng VNeID thì không cần mang theo giấy tờ xe ô tô khi tham gia giao thông. 

Không cần mang giấy tờ xe khi đã định danh cấp độ 2 và tích hợp giấy tờ lên VNeID

Không cần mang giấy tờ xe khi đã định danh cấp độ 2 và tích hợp giấy tờ lên VNeID

Qua bài viết trên, Wuling EV Việt Nam đã tổng hợp đến bạn thông tin về những giấy tờ xe ô tô cần thiết khi tham gia giao thông. Bạn cần có đầy đủ các giấy tờ để có đủ căn cứ cho cơ quan chức năng quản lý tình trạng giao thông. Cùng với đó, bạn cũng nên tuân thủ quy định pháp luật khi tham gia giao thông để tạo ra văn hóa đường bộ văn minh hơn. 

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận