Các loại bằng lái xe ô tô hiện nay ở Việt Nam bao gồm tổng cộng 11 loại khác nhau. Mỗi loại bằng lái đều có các quy định riêng về đối tượng, điều kiện được cấp, hồ sơ đăng ký dự thi để nhận bằng và thời hạn chứng chỉ. Vậy những loại bằng lái sẽ có quy định và yêu cầu như thế nào? Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu nhé.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Hướng dẫn đổi bằng lái xe ô tô hết hạn nhanh chóng
1. Quy định các loại bằng lái xe ô tô hiện nay
Các loại bằng lái xe ô tô sử dụng trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam 2008 bao gồm hạng B1, B2, C, D, E, và F. Bằng lái hạng B1, B2, và C được cấp cho người đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, quy định về độ tuổi học bằng lái xe ô tô cho bằng D, E, F sẽ khác nhau. Vậy khác nhau như thế nào? Hãy cùng đón xem nhé!
1.1. Bằng lái ô tô B1
Loại xe áp dụng bằng lái B1 số tự động bao gồm các phương tiện sau:
- Xe ô tô số tự động 9 chỗ ngồi trở xuống (đã bao gồm ghế lái).
- Xe ô tô tải, bao gồm xe tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500kg.
- Xe ô tô đặc thù thiết kế cho người khuyết tật.
- Máy kéo sử dụng để kéo rơ moóc với trọng tải dưới 3.500kg.
Bằng lái xe B1
Thời hạn sử dụng:
- Đến 55 tuổi đối với phụ nữ và 60 tuổi đối với đàn ông.
- Đối với người lái là phụ nữ trên 45 tuổi và đàn ông trên 50 tuổi, giấy phép lái B1 số tự động được cấp chỉ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
1.3. Bằng lái xe B2
Loại xe áp dụng cho bằng lái B2 bao gồm:
- Xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi
- Xe ô tô chuyên dùng với trọng tải dưới 3.500kg.
- Các loại xe được cho phép điều khiển trong bằng lái xe hạng B1.
Bằng lái B2 quy định cho xe chuyên dụng với trọng tải 3500kg
Thời hạn sử dụng của bằng lái B2: 10 năm kể từ ngày cấp.
1.4. Bằng lái xe hạng C
Loại xe áp dụng cho bằng C như sau:
- Xe ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng với trọng tải trên 3.500kg.
- Máy kéo một rơ moóc với trọng tải trên 3.500kg.
- Các loại xe được quy định cho phép sử dụng trong bằng lái xe B1, B2.
Bằng lái xe hạng C có thể điều khiển các phương tiện quy định trong bằng B
Thời hạn sử dụng bằng lái hạng C: 3 năm kể từ khi được cấp. Hết hạn này, người lái xe phải đi gia hạn để được tiếp tục tham gia giao thông.
1.5. Bằng lái hạng D
Các phương tiện được cho phép điều khiển khi có bằng lái hạng D:
- Xe ô tô chở hành khách từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm cả người điều khiển.
- Các loại ô tô được quy định cho phép sử dụng bằng lái hạng B1, B2 và C.
Bằng lái xe hạng D yêu cầu công dân đủ 24 tuổi trở lên
Những điều kiện được cấp bằng bao gồm:
- Công dân phải đủ từ 24 tuổi trở lên.
- 5 năm hành nghề lái xe ô tô.
- Trình độ học vấn đáp ứng từ THCS hoặc là tương đương trở lên.
- Có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C, có kinh nghiệm lái xe 100.000 km an toàn.
Hồ sơ đăng ký:
- Đối với người lần đầu đăng ký sát hạch lái xe:
- Đơn đăng ký theo mẫu qui định.
- Bản sao CMND/CCCD.
- Giấy khám sức khỏe do trung tâm cơ sở y tế cấp.
- Ảnh chân dung 3x4.
- Đối với người đăng ký sát hạch để nâng hạng:
- Các loại giấy tờ áp dụng với người đăng ký sát hạch lần đầu.
- Bản khai thời gian hành nghề, số kilomet mà lái xe an toàn theo mẫu quy định.
- Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
Thời hạn sử dụng bằng lái: 3 năm. Sau 3 năm kể từ lúc được cấp bằng, khi hết hạn chủ xe phải đi gia hạn thêm.
>>>> XEM THÊM: Những giấy tờ xe ô tô cần thiết và quy định pháp luật
1.6. Bằng lái xe hạng E
Loại xe áp dụng cho bằng lái hạng E:
- Xe ô tô có trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe quy định được phép sử dụng bằng lái xe hạng B1, B2, C và D.
Muốn có bằng lái xe ô tô hạng E thì công dân phải có ít nhất 5 năm hành nghề
Điều kiện cấp bằng:
- Công dân đủ 24 tuổi trở lên.
- Có ít nhất kinh nghiệm 05 năm hành nghề lái xe.
- Trình độ học vấn đáp ứng từ THCS hoặc tương đương trở lên.
- Có bằng lái xe hạng B2 lên D, C lên E:Có tối thiểu 5 năm hành nghề lái xe và có kinh nghiệm lái xe an toàn từ 100.000km trở lên.
Hồ sơ đăng ký:
- Đối với người lần đầu đăng ký sát hạch lái xe, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu qui định
- Bản sao CMND/CCCD
- Giấy khám sức khỏe do trung tâm cơ sở y tế cấp
- Ảnh chân dung 3x4
- Đối với người đăng ký sát hạch để nâng hạng:
- Các loại giấy tờ quy định đối với người lần đầu đăng ký sát hạch lái xe.
- Bản khai thời gian hành nghề.
- Số kilomet mà lái xe an toàn theo mẫu quy định.
- Bản photo bằng tốt nghiệp THCS hoặc là tương đương.
Thời hạn sử dụng: Không quá 5 năm kể từ ngày cấp bằng.
1.7. Bằng lái hạng F
Bằng lái hạng F là hạng cấp cao nhất trong hệ thống phân hạng giấy phép lái xe của Việt Nam. Loại bằng này chỉ được cấp cho những người đã sở hữu các loại bằng lái xe hạng B2, C, D và E. Và đối với những người điều khiển các loại xe tương ứng kéo theo rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750kg, ô tô khách nối toa và sơ mi rơ moóc. Cụ thể:
- Hạng FB2: Cấp cho những người điều khiển các loại xe được quy định trong hạng B2 kéo theo rơ moóc.
- Hạng FC: Cấp cho những người điều khiển các loại xe được quy định cho hạng C kéo theo rơ moóc.
- Hạng FD: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho hạng D kéo theo rơ moóc.
- Hạng FE: Cấp cho người điều khiển các loại xe được quy định cho hạng E kéo theo rơ moóc.
Khi có bằng F thì bạn có thể lái mọi loại phương tiện
Điều kiện cấp bằng:
- Công dân có độ tuổi đủ 21 tuổi (hạng FB2), đủ 24 tuổi (hạng FC), đủ 27 tuổi (hạng FD, FE).
- Chỉ được thi nâng hạng khi có bằng B2, C, D và E. Điều kiện thi sẽ cụ thể tùy thuộc vào việc muốn nâng từ bằng nào lên bằng F.
Hồ sơ đăng ký nâng hạng:
- Đơn đăng ký theo mẫu quy định.
- Bản sao CMND/CCCD.
- Giấy khám sức khỏe do trung tâm cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Ảnh chân dung 3x4.
- Bản khai thời gian hành nghề.
- Số kilomet mà lái xe an toàn theo mẫu quy định.
- Bản photo bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.
Thời hạn sử dụng: Không quá 5 năm kể từ ngày cấp bằng.
2. Điều kiện để học các loại bằng lái ô tô
Để bắt đầu học các loại bằng lái xe ô tô, bạn cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Đối tượng: Phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc hoặc học tập và được phép cư trú tại Việt Nam.
- Năng lực hành vi: Phải đủ 18 tuổi vào ngày dự sát hạch lái xe. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe có thể bắt đầu học trước 18 tuổi. Nhưng chỉ được tham gia sát hạch khi đã đủ tuổi theo quy định.
- Thể chất: Người học và thi không bị bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần; không bị tật về mắt; không bị khuyết tật cụt hai ngón tay trở lên, bàn tay phải đủ bốn ngón (đặc biệt ngón cái); khuyết tật về chân (không bị cụt 1 bàn chân trở lên, bàn chân phải có ngón cái); không bị bệnh về tim.
Các điều kiện để tham gia lấy các loại bằng lái xe ô tô
Ngoài ra, cần phải có sức khỏe ổn định và trình độ văn hóa theo quy định. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có thời gian và quãng đường lái xe an toàn như sau:
- Hạng B1 số tự động thi lên B1, B2: Thời gian lái xe trên 01 năm và trên 12.000 km lái xe an toàn.
- Hạng B1 thi lên B2: Thời gian lái xe trên 01 năm và đã lái xe an toàn với chặng đường trên 12.000 km
- Hạng B2 thi lên C; hạng C thi lên hạng D; hạng D thi lên hạng E; hạng B2, C, D, E thi lên hạng F tương ứng: Kinh nghiệm lái xe trên 03 năm và trên 50.000 km lái xe an toàn.
- Hạng B2 thi lên D, C thi lên E: Thời gian lái xe trên 05 năm và trên 100.000 km lái xe. Ngoài ra còn phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.
3. Một số câu hỏi về bằng lái xe ô tô
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về các bằng lái xe ô tô. Việc hiểu rõ về từng loại bằng lái là rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định và an toàn khi tham gia giao thông.
3.1. Bằng lái ô tô nào cao nhất?
Hiện này, hạng FE là bằng lái ô tô cao nhất. Khi bạn đạt được bằng FE, bạn sẽ có quyền điều khiển tất cả các loại xe được phân loại của các hạng B1, B2, C, D, E, FB2, và FD. Điều này tức là bạn có thể tham gia giao thông với đa dạng loại xe từ ô tô chở khách, xe tải đến các phương tiện chuyên dụng khác.
Bằng lái F là cao nhất trong các loại bằng lái xe ô tô
>>>> THAM KHẢO THÊM: Các mức phạt không mang hoặc không có giấy phép lái xe ô tô
3.2. Chi phí học bằng lái ô tô hiện nay
Theo quy định mới nhất hiện nay, học phí thi bằng lái xe ô tô hạng B thường dao động từ 14 triệu đến 20 triệu đồng cho một khóa. Tùy thuộc vào địa chỉ nơi bạn nộp hồ sơ đăng ký mà quy định mức chi phí.
Chi phí học bằng lái tuỳ vào những địa điểm thi
3.3. Người trên 60 tuổi có được thi bằng lái ô tô không?
Quy định hiện hành của Luật giao thông đường bộ không quy định độ tuổi tối đa để thi bằng lái ô tô. Vì vậy, nếu người trên 60 tuổi đáp ứng được các điều kiện sức khỏe và yêu cầu của hạng bằng lái, họ hoàn toàn có thể tham gia kỳ thi và lấy giấy phép lái xe ô tô.
Không quy định độ tuổi tối đa để thi bằng lái ô tô
3.4. Nên chọn thi bằng lái xe số sàn hay số tự động?
Việc lựa chọn học lái xe số sàn hay số tự động phụ thuộc vào loại xe bạn dự định sử dụng. Nếu bạn chỉ lái xe số tự động, bằng lái B1 số tự động sẽ là lựa chọn phù hợp, vì khóa học này thường dễ học và dễ thi hơn. Ngược lại, nếu bạn muốn trải nghiệm đa dạng các loại xe, bằng lái B2 số sàn sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn.
Hiểu rõ về các loại bằng lái xe ô tô là rất quan trọng khi tham gia giao thông. Nếu bạn cần thêm thông tin và tư vấn, hãy liên hệ Wuling EV Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp.
>>>> TIN LIÊN QUAN: Các loại chi phí lăn bánh xe ô tô và cách tính giá lăn bánh