Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, số tai nạn giao thông do người không có giấy phép lái xe ô tô gây ra ngày càng tăng. Những vụ tai nạn này thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lái xe không có giấy phép lái xe ô tô? Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.
>>>> TIN LIÊN QUAN: [Cập Nhật] Độ tuổi học bằng lái xe ô tô mới nhất
1. Những trường hợp được xem là điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe
Việc điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông. Hãy điểm qua những trường hợp được xem là điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật Việt Nam ngay sau đây:
Khi giấy phép lái xe bị hết hạn, giấy phép đó sẽ không còn giá trị, nếu bạn tiếp tục sử dụng để điều khiển ô tô thì hành vi này được xem là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc sử dụng giấy phép lái xe giả hoặc giấy phép lái xe của người khác cũng là hành vi vi phạm nghiêm trọng, không chỉ là vi phạm giao thông mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những trường hợp được xem là điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe cần nắm rõ
Trường hợp khi đang tham gia giao thông, bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà bạn không mang theo giấy phép lái xe, thì đến thời gian giải quyết vụ việc, bạn không thể xuất trình được giấy tờ thì sẽ bị xem là vi phạm lỗi "không có giấy phép lái xe".
Giấy phép lái xe được cấp dựa trên loại xe mà người lái được phép điều khiển. Nếu sử dụng giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe đang điều khiển (ví dụ: sử dụng giấy phép lái xe hạng B1 để lái xe tải), người cầm lái sẽ bị coi là không có giấy phép lái xe hợp lệ.
2. Mức phạt không có giấy phép lái xe ô tô là gì?
Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô khi không có bằng lái xe hoặc sử dụng bằng lái xe không hợp lệ. Theo Nghị định 123/2021 được sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 100/2019 NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, sẽ bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn phải chịu hình phạt tạm giữ phương tiện. Xe sẽ bị tạm giữ trong 7 ngày hoặc có thể lên đến 30 ngày nếu cần điều tra thêm. Quy định này dựa trên Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, trường hợp người lái xe đã bị tạm giữ bằng lái xe và đang lái xe về nhà thì sẽ không bị xử phạt vi phạm này.
Phạt hành chính bao nhiêu đối với trường hợp không có giấy phép lái xe ô tô?
Bên cạnh đó, người lái xe ô tô còn phải chịu tạm giữ xe trong vòng 7 ngày kể từ ngày tạm giữ và không quá 30 ngày nếu còn nhiều tình tiết cần xác minh thêm, theo quy định tại Điều 82 nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 8, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Tuy nhiên, nếu người lái xe ô tô đã bị tạm giữ bằng lái và đang trên đường lái xe ô tô về thì lại bị kiểm tra thì họ sẽ không bị tính là điều khiển phương tiện không có bằng lái xe ô tô.
>>>> ĐỪNG BỎ QUA: Tổng hợp các loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay
3. Giao xe cho người không có giấy lái xe ô tô có bị phạt không?
Việc giao xe cho người không có giấy phép lái xe ô tô là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm h, Khoản 8 Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Giao xe cho người không có giấy lái xe ô tô có bị phạt không?
Ngoài người điều khiển xe, chủ phương tiện giao thông cũng có thể bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng (đối với cá nhân) và 8 đến 12 triệu đồng (đối với tổ chức) nếu giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Có thể thấy, chủ xe và người điều khiển xe đều có thể bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>>> XEM CHI TIẾT: Mức xử phạt vi phạm lỗi giao xe cho người không đủ điều kiện
4. Thời hạn bằng lái xe ô tô cần lưu ý
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe được in cụ thể trên mặt trước của bằng lái. Cụ thể:
- Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 (xe mô tô hai bánh, ba bánh): không có thời hạn.
- Giấy phép lái xe hạng B1 (ô tô con):
- Đối với nữ: Có giá trị đến khi đủ 55 tuổi.
- Đối với nam: Có giá trị đến khi đủ 60 tuổi.
- Trường hợp ngoại lệ (Nữ từ 45 tuổi, nam từ 50 tuổi): Được cấp bằng có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng A4, B2 (ô tô tải, khách): Có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
- Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FE (xe khách, xe tải hạng nặng): Có thời hạn 5 năm, kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Trừ các loại bằng A1, A2, A3, tất cả các loại bằng còn lại đều phải được đổi mới trước khi hết hạn sử dụng. Việc đổi bằng lái xe có thể thực hiện tại các phòng Cảnh sát giao thông hoặc sở Giao thông vận tải địa phương.
Những mốc thời gian quan trọng đối với giấy phép lái xe ô tô
Giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu GPLX quá hạn dưới 3 tháng, bạn có thể được xét cấp lại mà không cần thi sát hạch. Tuy nhiên, nếu quá hạn từ 3 tháng trở lên, bạn sẽ phải thi lại để được cấp mới. Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư, thời gian thi sát hạch lại GPLX quá hạn như sau:
- Quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm: Chỉ thi lại phần lý thuyết.
- Quá hạn từ 1 năm trở lên: Thi lại cả phần lý thuyết và thực hành.
Vì vậy, hãy chủ động kiểm tra thời hạn GPLX của bạn và nộp hồ sơ xin đổi giấy phép mới trước khi hết hạn ít nhất 1 tháng để tránh gặp rắc rối và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Việc lái xe khi không có giấy phép lái xe ô tô là hành vi vi phạm pháp luật và tiềm ẩn vô số hậu quả nghiêm trọng. Hãy trang bị cho mình bản thân kiến thức và kỹ năng lái xe cần thiết, đồng thời tuân thủ luật giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người tham gia giao thông khác. Wuling EV Việt Nam hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các hậu quả tiềm ẩn khi lái xe không có giấy phép lái xe ô tô.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Mất giấy tờ xe ô tô: Hướng dẫn thủ tục cấp lại nhanh chóng