Những việc cần làm sau khi mua xe cũ không chỉ đảm bảo sự an toàn và tối ưu hoạt động của phương tiện mà còn giúp bạn tránh được những chi phí bất ngờ có thể phát sinh. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu các bước quan trọng mà mọi chủ xe mới nên thực hiện. Đây là những bước không thể thiếu để mang lại trải nghiệm lái xe an toàn và thoải mái.
1. Những việc cần làm sau khi mua xe cũ
Mua một chiếc xe cũ là một quyết định thông minh từ góc độ tài chính. Nhưng để đảm bảo rằng bạn có được trải nghiệm lái xe tốt nhất và duy trì giá trị của xe. Dưới đây là danh sách những việc cần làm sau khi mua xe cũ:
1.1. Kiểm tra nước làm mát
Sau khi mua một chiếc xe cũ, việc kiểm tra và bảo dưỡng nước làm mát là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng động cơ xe hoạt động hiệu quả. Đầu tiên, bạn nên kiểm tra mức nước làm mát trong bình chứa khi động cơ đã nguội hoàn toàn. Mực nước thấp có thể chỉ ra rằng có sự rò rỉ hoặc hao hụt. Ngoài ra, hãy quan sát màu sắc và độ trong của nước làm mát để đánh giá xem có cặn bẩn hoặc dấu hiệu của sự ăn mòn không.
Chất làm mát giúp làm mát động cơ khi nó nóng lên
Nếu nước làm mát cũ và có dấu hiệu đục hoặc đổi màu, có thể là lúc bạn cần đưa xe đi súc rửa két nước. Việc này không chỉ loại bỏ các chất bẩn và rỉ sắt tích tụ trong hệ thống mà còn cải thiện hiệu quả làm mát. Sau đó, việc thay thế nước làm mát mới là bước cuối cùng trong việc bảo dưỡng. Nó giúp cho hệ thống làm mát được vận hành trơn tru và an toàn, kéo dài tuổi thọ của động cơ xe bạn.
1.2. Kiểm tra bình ắc quy
Khi bạn mua một chiếc xe cũ, kiểm tra bình ắc quy là điều cần thiết. Bạn cần xác định tuổi của bình ắc quy bằng cách tìm ngày sản xuất, thường được in hoặc khắc trên bình. Nếu bình đã sử dụng được bốn năm hoặc lâu hơn. Đây có thể là thời điểm thích hợp để thay thế nó, ngay cả khi không có dấu hiệu hư hỏng. Bởi vì tuổi thọ trung bình của một bình ắc quy thường là khoảng bốn năm.
Ắc quy xe hơi chính là nguồn năng lượng chính để khởi động động cơ
Tiếp theo, hãy kiểm tra tình trạng vật lý của bình ắc quy bao gồm việc kiểm tra vỏ bình để đảm bảo không có nứt vỡ hoặc rò rỉ. Bạn cũng nên kiểm tra mức axit trong bình nếu đó là loại ắc quy có thể bổ sung nước cất và sử dụng thiết bị đo điện áp để đánh giá hiệu suất của bình. Nếu điện áp thấp hoặc bình không giữ điện tốt. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay thế ắc quy mới để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng xe.
1.3. Kiểm tra lốp và căn chỉnh độ chụm bánh xe
Tiếp theo trong danh sách những việc cần làm sau khi mua xe cũ, kiểm tra lốp xe là bước không thể bỏ qua để đảm bảo an toàn khi lái. Hãy dùng đồng xu hoặc thước đo chuyên dụng để kiểm tra độ sâu của rãnh lốp, độ sâu không được thấp hơn 1,6 mm. Kiểm tra các dấu hiệu nứt nẻ hoặc chai cứng. Bởi những yếu tố này chỉ ra lốp đã lão hóa và cần được thay mới.
Thước đo độ sâu lốp được sử dụng để kiểm tra độ mòn của lốp xe, đảm bảo an toàn và hiệu quả khi lái
Căn chỉnh độ chụm bánh xe cũng quan trọng không kém trong việc bảo dưỡng xe cũ. Độ chụm không chính xác có thể dẫn đến mòn lốp không đều, làm ảnh hưởng đến khả năng điều khiển và sự ổn định của xe. Thực hiện kiểm tra và điều chỉnh này tại trung tâm bảo dưỡng xe chuyên nghiệp để đảm bảo các bánh xe đều hướng thẳng. Đừng ngần ngại thay thế lốp mới nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào về mòn không đều.
1.4. Kiểm tra hệ thống phanh
Sau khi mua một chiếc xe ô tô cũ, kiểm tra hệ thống phanh là một bước không thể bỏ qua. Hệ thống phanh hoạt động bằng cách hãm tốc độ quay của bánh xe, giúp kiểm soát và giảm tốc độ xe một cách an toàn. Bạn cần kiểm tra má phanh và các bộ phận liên quan để đảm bảo không có dấu hiệu mòn nghiêm trọng hoặc hư hỏng. Nếu phát hiện má phanh bị mòn, cần thay thế kịp thời để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Má phanh của xe ô tô được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành xe
Bạn cũng cần chú ý đến dấu hiệu của hệ thống phanh không hoạt động hiệu quả như tiếng kêu lạ khi phanh, phanh bị trượt hoặc vô hiệu. Trong trường hợp này, cần điều chỉnh và căn chỉnh lại hệ thống tổng phanh. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh để kéo dài tuổi thọ của các bộ phận khác.
1.5. Thay lọc gió điều hòa
Thay lọc gió điều hòa trong xe cũ để đảm bảo không khí trong lành và hoạt động hiệu quả của hệ thống điều hòa. Lọc gió bị bẩn có thể làm giảm lưu lượng khí, ảnh hưởng tới khả năng làm mát và chất lượng không khí trong xe. Đưa xe đến gara uy tín để kiểm tra và thay thế lọc gió sẽ giúp duy trì sự thoải mái và hiệu suất tối ưu của điều hòa. Việc này cũng góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn và hành khách.
Kiểm tra và thay thế lọc gió điều hòa trong xe để đảm bảo hệ thống làm mát hiệu quả và không khí trong xe sạch sẽ
1.6. Kiểm tra ngoại thất và xử lý
Một trong những việc cần làm sau khi mua xe cũ là kiểm tra kỹ lưỡng ngoại thất để đánh giá tình trạng tổng thể. Quan sát lớp sơn và thân xe cho các vết trầy, lõm và kiểm tra kính, đèn xe để đảm bảo không có nứt hoặc trầy. Kiểm tra lốp, vành xe, gầm xe là bước không thể bỏ qua để bảo đảm an toàn khi lái. Thực hiện những bước này giúp bạn tránh được những rủi ro tiềm ẩn.
Cần kiểm tra ngoại thất của xe ô tô cũ để phát hiện các vết trầy xước, lõm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người mua
1.7. Vệ sinh xe ô tô
Sau khi mua xe ô tô cũ, điều cần thiết là thực hiện vệ sinh sâu bên trong lẫn bên ngoài để loại bỏ mùi và bụi bẩn. Bắt đầu bằng việc thay thế các vật dụng cũ như thảm trải sàn và bọc ghế. Sử dụng các sản phẩm làm sạch chuyên dụng để cọ rửa nội thất. Đừng quên thay bộ lọc không khí mới cho điều hòa để cải thiện chất lượng không khí trong xe tươi mới và sạch sẽ.
Ô tô cũ cần được vệ sinh sâu bên trong để tạo nên không gian nội thất sạch sẽ và tươi mới
1.8. Thay dầu hộp số
Thay dầu hộp số là một bước bảo trì quan trọng cho xe cũ. Hãy kiểm tra mực và chất lượng dầu bằng que thăm. Nếu thấy dầu có bọt hoặc mùi khét. Điều này báo hiệu rằng dầu đã bị quá nhiệt hoặc có vấn đề về kín khí, cần được thay thế ngay lập tức. Thực hiện thay dầu hộp số định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hộp số hoạt động trơn tru và bền bỉ.
Kiểm tra mực dầu hộp số là một trong những việc cần làm sau khi mua xe cũ để đảm bảo hộp số của xe hoạt động hiệu quả
2. Thủ tục chuyển nhượng sở hữu khi mua xe ô tô cũ
Khi mua xe ô tô cũ, hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu là bước pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người mua. Việc này không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn giúp tránh những rắc rối về sau khi lưu thông trên đường. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức không đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu có thể phải đối mặt với mức phạt từ 2 đến 8 triệu đồng tùy theo đối tượng.
Việc thực hiện đúng các thủ tục giúp người mua xe tránh bị phạt mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp trong việc sở hữu và sử dụng xe
Người mua cần yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Trong đó bao gồm: đăng ký xe, đăng kiểm xe, bảo hiểm xe và các giấy tờ tùy thân của người bán. Đặc biệt, hợp đồng mua bán xe cần được công chứng để đảm bảo tính pháp lý. Trong trường hợp mua xe từ đại lý hoặc công ty. Thông thường, đơn vị này sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký và chuyển nhượng quyền sở hữu.
Cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết về những việc cần làm sau khi mua xe cũ. Bài viết đã cung cấp một hướng dẫn chi tiết về các bước quan trọng mà bạn cần thực hiện sau khi mua xe cũ để đảm bảo chiếc xe của bạn hoạt động ổn định và an toàn. Từ kiểm tra kỹ thuật đến bảo dưỡng xe, mọi khía cạnh cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm hỗ trợ, Wuling EV Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ.