Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Cách kiểm tra dầu trợ lực lái từ A-Z ai cũng làm được

Tin chuyên ngành
17/04/2024 08:30

Cách kiểm tra dầu trợ lực lái là bước quan trọng để đảm bảo hệ thống lái hoạt động mượt mà và an toàn. Dầu trợ lực lái giúp việc điều khiển vô lăng nhẹ nhàng hơn, bảo vệ các bộ phận trong hệ thống lái. Cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu chi tiết cách kiểm tra trong bài viết sau!

1. Dầu trợ lực lái là dầu gì? Có tác dụng gì?

Dầu trợ lực lái (Power Steering Fluid) là hệ thống thủy lực dùng chất lỏng để tạo áp suất giúp quay bánh xe, tăng khả năng kiểm soát phương tiện cho người lái. Dầu được chứa trong bình bơm trợ lực lái và đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau.

Dầu trợ lực lái tạo áp suất giúp quay bánh xe

Dầu trợ lực lái tạo áp suất giúp quay bánh xe

Trong hệ thống trợ lực tay lái thủy lực, dầu trợ lực lái đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lực đẩy thanh răng, giúp vô lăng xoay chuyển theo ý muốn. Nếu xe thiếu dầu trợ lực lái, hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Áp suất dầu không đủ sẽ khiến lực đẩy không đạt mức cần thiết, dẫn đến tay lái nặng và trả lái chậm.

2. Thời điểm nào thì cần thay dầu trợ lực lái?

Dầu trợ lực lái có tuổi thọ cao, thường cần thay sau mỗi 60.000 - 80.000km. Trong điều kiện sử dụng bình thường, dầu trợ lực ít bị hao hụt nhanh. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thông số dầu trợ lực lái và thay dầu trợ lực lái khi xe có các dấu hiệu sau:

  • Nặng lái, khó xoay: Thiếu dầu hoặc hư hỏng các chi tiết trong hệ thống trợ lực lái.
  • Vô lăng trả lái chậm: Có thể do bơm gặp vấn đề hoặc thiếu dầu, làm thước lái chậm trả.
  • Rò rỉ dầu trợ lực: Nếu bạn thấy dầu dưới gầm xe, có thể là dầu máy, dầu hộp số hoặc dầu trợ lực. Bạn cần kiểm tra và xác định nguyên nhân để xử lý.
  • Vô lăng rung nhẹ, có tiếng ồn hoặc giật bất chợt: Thường gặp khi xe di chuyển chậm, bạn cần kiểm tra dầu trợ lực khi có hiện tượng này.

Dầu trợ lực ít khi bị hao hụt

Dầu trợ lực ít khi bị hao hụt

Khi gặp bất kỳ hiện tượng nào nêu trên, tốt nhất bạn nên đưa xe tới các trạm dịch vụ ô tô uy tín để được các kỹ thuật viên chuyên môn kiểm tra và xác định nguyên nhân. Việc xử lý kịp thời sẽ đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho hệ thống trợ lực lái của xe

3. Hướng dẫn cách kiểm tra dầu trợ lực lái chi tiết

3.1 Ký hiệu và vị trí dầu trợ lực tay lái

Ký hiệu dầu trợ lực tay lái thường là hình ảnh một chiếc vô lăng hoặc biểu tượng giọt dầu và được đặt trên nắp bình chứa dầu trợ lực. Để nhận biết dầu trợ lực tay lái, bạn có thể tìm kiếm chiếc bình chứa dầu xilanh gần dây kéo vô lăng trợ lực. Bình chứa này thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo vị trí bình dầu trợ lực lái trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.

Ký hiệu dầu trợ lực tay lái 

Ký hiệu dầu trợ lực tay lái 

3.2 Kiểm tra lượng dầu còn lại trong bình 

Nếu xy lanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng nhựa trong mờ, bạn có thể dễ dàng quan sát mức dầu bên trong. Tuy nhiên, nếu xy lanh được làm từ kim loại hoặc nhựa đục, bạn cần sử dụng que thăm dầu. Hầu hết các nắp bình dầu trợ lực lái đều đi kèm que thăm dầu.

Kiểm tra lượng dầu trợ lực còn lại trong bình 

Kiểm tra lượng dầu trợ lực còn lại trong bình 

Trước khi sử dụng, bạn hãy lau sạch que thăm dầu. Sau đó, cắm que vào bình dầu và rút ra để quan sát. Trên que thăm dầu hoặc bình chứa thường có các vạch đánh dấu mức tối đa và tối thiểu. Nếu mức dầu gần hoặc dưới mức tối thiểu, xe của bạn đang thiếu dầu trợ lực lái và cần được bổ sung ngay.

3.3 Kiểm tra chất lượng dầu

Kiểm tra chất lượng dầu trợ lực lái cũng quan trọng như kiểm tra lượng dầu. Nếu dầu có màu vàng da cam hoặc hồng nhạt, dầu vẫn còn tốt. Tuy nhiên, nếu dầu chuyển sang màu nâu hoặc đen, dầu đã bị bẩn và cần phải thay mới.

Dầu tốt thường có màu vàng da cam hoặc hồng nhạt

Dầu tốt thường có màu vàng da cam hoặc hồng nhạt

Đôi khi, màu dầu trên que thăm không phản ánh chính xác thực tế. Để kiểm tra đúng, bạn hãy dùng khăn giấy hoặc vải trắng để lau que thăm. Màu dầu trên khăn giấy hoặc vải trắng sẽ cho biết màu dầu thực sự.

3.4 Bổ sung hoặc thay dầu nếu cần thiết

Nếu bạn phát hiện mức dầu trợ lực lái thấp hoặc dầu có màu đục, có mùi khét, đó là dấu hiệu cần bổ sung hoặc thay mới dầu ngay lập tức. Bổ sung dầu khi thiếu giúp duy trì áp suất cần thiết trong hệ thống. Trong khi đó, việc thay dầu mới sẽ loại bỏ các tạp chất và cặn bẩn, bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi hư hại.

Bạn nên bổ sung hoặc thay dầu trợ lực lái nếu cần thiết

Bạn nên bổ sung hoặc thay dầu trợ lực lái nếu cần thiết

4. Hướng dẫn cách thay dầu trợ lực lái

4.1 Cách 1: Dùng bình hút

Để thay dầu trợ lực lái bằng bình hút Turkey Baster, trước tiên, bạn sử dụng bình này để hút toàn bộ dầu cũ ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, phương pháp này không thể loại bỏ hết dầu cũ trong một lần hút. Vì vậy, sau lần hút đầu tiên, bạn cần đổ một ít dầu mới vào bình chứa và chạy xe khoảng 15 – 20 phút để dầu mới hòa đều với dầu cũ còn sót lại. 

Dùng bình hút Turkey Baster để thay dầu 

Dùng bình hút Turkey Baster để thay dầu 

Sau đó, bạn tiếp tục dùng Turkey Baster để hút dầu ra và thêm dầu mới. Quy trình này cần lặp lại từ 3 – 4 lần để đảm bảo loại bỏ hết dầu cũ. Khi chắc chắn rằng dầu cũ đã được loại bỏ hoàn toàn, bạn châm dầu mới đến mức khuyến cáo và vặn chặt nắp bình chứa. Việc thay dầu trợ lực lái đều đặn giúp duy trì hiệu suất lái xe và bảo vệ hệ thống trợ lực.

4.2 Cách 2: Xả dầu

Phương pháp này phức tạp hơn so với hút bằng Turkey Baster nhưng có thể xả sạch dầu trợ lực lái cũ chỉ trong một lần. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Bước 1 - Nâng gầm xe: Sử dụng kích ô tô để nâng gầm xe lên.
  • Bước 2 - Rút ống dẫn dầu: Tháo ống dẫn dầu ra và thay bằng ống plastic. Nâng cao đầu còn lại của ống plastic để dầu không chảy ra ngoài.
  • Bước 3 - Chuẩn bị chậu hứng: Đặt đầu ống plastic vào chậu để hứng dầu cũ chảy ra.
  • Bước 4 - Khởi động xe: Nổ máy xe và quay vô lăng từ trái sang phải và ngược lại. 
  • Bước 5 - Đổ dầu mới: Tiến hành đổ dầu mới vào bình chứa phía trên liên tục cho đến khi dầu cũ chảy ra có màu tương tự dầu mới.
  • Bước 6 - Lắp lại ống dẫn dầu: Tắt máy xe, lắp lại ống dẫn dầu vào vị trí cũ và siết đai ốc chắc chắn.
  • Bước 7 - Loại bỏ bọt khí: Nổ máy xe, quay vô lăng từ trái sang phải và ngược lại để loại bỏ bọt khí trong hệ thống.
  • Bước 8 - Kiểm tra mức dầu: Tắt máy, kiểm tra mức dầu trong bình chứa và châm thêm nếu cần thiết đến mức quy định. Cuối cùng, bạn đóng nắp bình dầu và kết thúc quy trình.

Xả dầu trợ lực lái

Xả dầu trợ lực lái

Cách kiểm tra dầu trợ lực lái là một bước quan trọng để đảm bảo xe hoạt động ổn định và an toàn. Bằng cách thực hiện các bước đơn giản và thường xuyên, bạn có thể phát hiện sớm các vấn đề và duy trì hiệu suất tối ưu cho hệ thống trợ lực lái. Tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích trên website của Wuling EV Việt Nam!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận