Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Tất Cả Những Điều Bạn Cần Biết Về Bàn Đạp Phanh Ô Tô

Tin chuyên ngành
30/03/2024 08:15

Bàn đạp phanh ô tô là nơi tiếp nhận sự điều khiển của người lái giúp xe nhanh chóng giảm tốc độ hoặc dừng lại. Chính vì vậy, đây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của xe. Cùng Wuling EV Việt Nam khám phá những thông tin hữu ích để hiểu thêm về cấu tạo và chức năng về bàn đạp phanh của ô tô nhé!

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tất cả những điều bạn cần biết về bàn đạp phanh ô tô

1. Bàn đạp phanh ô tô là gì?

Bàn đạp phanh ô tô là một thành phần quan trọng trong hệ thống phanh. Người lái xe kiểm soát tốc độ và dừng xe an toàn. Khi người lái đạp bàn đạp phanh, lực tác động từ chân người lái được truyền qua một hệ thống thủy lực hoặc cơ khí đến các phanh ở bánh xe. Hệ thống này làm tăng áp lực phanh lên các má phanh, dẫn đến giảm tốc độ hoặc dừng xe hoàn toàn.

Bàn đạp phanh giúp kiểm soát tốt tốc độ

Bàn đạp phanh giúp kiểm soát tốt tốc độ'

>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách kiểm tra má phanh ô tô theo từng bước

2. Cấu tạo bàn đạp phanh ô tô 

Bàn đạp phanh ô tô giúp người điều khiển điều chỉnh chính xác tốc độ để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của bộ phận này:

  • Bàn đạp: Phần mà người lái xe tác động lực bằng chân.
  • Cánh tay đòn: Bộ phận nối bàn đạp với hệ thống phanh, truyền lực từ bàn đạp tới hệ thống phanh.
  • Cảm biến phanh: Thiết bị đo và gửi tín hiệu điện tử về áp lực phanh tới hệ thống điều khiển.
  • Lò xo hồi vị: Giúp bàn đạp phanh trở về vị trí ban đầu sau khi người lái xe thả chân khỏi bàn đạp.
  • Trục xoay: Điểm xoay của bàn đạp, cho phép nó chuyển động một cách mượt mà.
  • Bộ điều chỉnh bàn đạp: Cho phép điều chỉnh vị trí và góc của bàn đạp phù hợp với người lái.

Cấu tạo cơ bản của bàn đạp phanh ô tô

Cấu tạo cơ bản của bàn đạp phanh ô tô

>>>> XEM NGAY: Những kỹ thuật phanh xe ô tô an toàn và hiệu quả

3. Nguyên nhân và cách xử lý bàn đạp phanh bị hẫng

Việc bàn đạp phanh bị hẫng làm gián đoạn quá trình điều chỉnh tốc độ của người lái. Điều này có thể khiến vấn đề an toàn trong quá trình di chuyển bị ảnh hưởng đáng kể. Sau đây, chúng tôi sẽ mang đến thông tin về một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bàn đạp phanh bị hẫng.

3.1. Thiếu dầu phanh

Lượng dầu phanh trong hệ thống không đủ, dẫn đến lực phanh không được truyền đạt hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng này thường do rò rỉ dầu ở các đường ống hoặc xi lanh phanh. Nếu không kịp thời kiểm tra và bổ sung, hệ thống phanh có thể mất hoàn toàn khả năng hoạt động. 

Thiếu dầu phanh gây mất an toàn khi di chuyển

Thiếu dầu phanh gây mất an toàn khi di chuyển

Để xử lý tình trạng này, người dùng cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung dầu phanh. Đảm bảo mức dầu phanh đạt yêu cầu và không bị rò rỉ. Việc kiểm tra định kỳ và bổ sung dầu phanh đầy đủ giúp duy trì hiệu suất của hệ thống phanh. Đặc biệt, bạn cần sử dụng đúng loại dầu phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

3.2. Khí lọt vào đường ống dẫn dầu, xilanh phanh

Khi khí lọt vào hệ thống phanh, áp suất không được duy trì đúng mức, gây ra tình trạng bàn đạp phanh bị hẫng. Khí có thể lọt vào qua các khe hở nhỏ trong quá trình sửa chữa hoặc do bảo dưỡng không đúng cách.

Khí lọt vào ống dầu của hệ thống

Khí lọt vào ống dầu của hệ thống

Người dùng cần xả khí hệ thống phanh định kỳ. Việc loại bỏ khí trong hệ thống phanh để đảm bảo áp suất phanh ổn định. Quy trình này thường được thực hiện bằng cách mở van xả khí và bơm phanh cho đến khi không còn bọt khí xuất hiện. Việc này cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo toàn bộ khí trong hệ thống được loại bỏ.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Cảm biến vị trí bàn đạp ga là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

3.3. Xi lanh phanh chính bị hư hỏng

Xi lanh phanh chính đóng vai trò quan trọng trong việc tạo áp suất cho hệ thống phanh. Khi xi lanh phanh chính bị hỏng hoặc rò rỉ, áp suất phanh không đủ mạnh để tạo lực phanh hiệu quả. Hư hỏng ở bộ phận này thường do mài mòn hoặc tuổi thọ sử dụng đã hết.

Xi lanh ảnh hưởng đến hệ thống phanh xe

Xi lanh ảnh hưởng đến hệ thống phanh xe

Trong trường hợp xi lanh chính bị hư hỏng, bạn cần nhanh chóng thay thế xi lanh phanh chính. Việc thay thế xi lanh phanh chính nên được thực hiện bởi kỹ thuật viên có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Kiểm tra kỹ lưỡng trước và sau khi thay thế để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.

3.4. Đĩa phanh, tang trống bị đảo

Đĩa phanh hoặc tang trống bị lệch hoặc hư hỏng sẽ làm cho lực phanh không được phân bổ đều. Tình trạng này thường do sự mài mòn không đều hoặc tác động từ ngoại lực. Việc đĩa phanh, tang trống bị đảo có thể khiến việc giảm tốc độ trở nên khó kiểm soát.

Xử lý tình trạng đĩa phanh, tang trống bị hỏng

Xử lý tình trạng đĩa phanh, tang trống bị hỏng

Kiểm tra và sửa chữa đĩa phanh, tang trống. Đảm bảo đĩa phanh và tang trống không bị lệch hoặc hư hỏng. Nếu phát hiện hư hỏng, cần thay thế hoặc sửa chữa kịp thời để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả. Việc bảo dưỡng định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

3.5. Bầu trợ lực phanh gặp vấn đề

Bầu trợ lực phanh giúp tăng cường lực phanh do người lái tác động. Khi bộ phận này gặp sự cố, lực phanh không được khuếch đại đủ, khiến việc phanh trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân có thể do rò rỉ chân không hoặc hỏng hóc các bộ phận bên trong.

Bầu trợ lực cần đảm bảo chất lượng

Bầu trợ lực cần đảm bảo chất lượng

Trong trường hợp này, người dùng cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế bầu trợ lực phanh. Bạn cần đảm bảo bầu trợ lực phanh hoạt động tốt để tăng cường lực phanh. Kiểm tra chân không và các bộ phận bên trong bầu trợ lực để phát hiện và sửa chữa sự cố. Đặc biệt, bạn nên hay thế bầu trợ lực nếu cần thiết để đảm bảo an toàn khi lái xe.

3.6. Má phanh bị mòn

Má phanh là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với đĩa phanh để tạo ma sát. Khi má phanh bị mòn quá mức, khả năng tạo ma sát giảm đi, làm giảm hiệu quả phanh. Má phanh mòn thường do thời gian sử dụng lâu hoặc điều kiện vận hành khắc nghiệt.

Thay má phanh thường xuyên để đảm bảo quá trình vận hành ổn định

Thay má phanh thường xuyên để đảm bảo quá trình vận hành ổn định

Trong trường hợp má phanh bị mòn, người dùng cần tiến hành thay mới để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả. Việc thay thế má phanh nên được thực hiện theo định kỳ hoặc khi phát hiện dấu hiệu mòn. Sử dụng má phanh chất lượng cao giúp kéo dài tuổi thọ và hiệu suất phanh.

4. Những lưu ý khi sử dụng bàn đạp phanh ô tô

Để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, bạn cần quan tâm một số lưu ý sau khi sử dụng bàn đạp phanh ô tô

  • Không sử dụng phanh quá mạnh hoặc quá thường xuyên: Việc sử dụng phanh mạnh và thường xuyên có thể gây quá nhiệt cho hệ thống phanh. Điều này làm giảm hiệu quả phanh và tăng khả năng hư hỏng.
  • Kiểm tra định kỳ hệ thống phanh: Việc kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề và đảm bảo hệ thống phanh luôn trong tình trạng hoạt động tốt. 
  • Thay thế má phanh đúng lúc: Má phanh bị mòn sẽ làm giảm hiệu quả phanh và gây nguy hiểm khi lái xe. Hãy thay thế má phanh theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc khi phát hiện dấu hiệu mòn.
  • Tránh để nước hoặc dầu bám vào bàn đạp phanh: Nước hoặc dầu bám vào bàn đạp phanh sẽ làm giảm ma sát và khả năng điều khiển phanh. Đảm bảo bàn đạp phanh luôn khô ráo và sạch sẽ.
  • Sử dụng phanh đúng cách khi xuống dốc: Khi xuống dốc, hãy sử dụng cả phanh động cơ và phanh chân để giảm tốc độ. Tránh sử dụng phanh chân liên tục để tránh quá nhiệt hệ thống phanh.
  • Chú ý đến các dấu hiệu bất thường: Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như tiếng kêu lạ, bàn đạp phanh rung, hoặc phanh không ăn, hãy kiểm tra và sửa chữa ngay lập tức. Các dấu hiệu này có thể cho thấy hệ thống phanh đang gặp vấn đề.

Không đạp phanh quá thường xuyên khi không cần thiếtKhông đạp phanh quá thường xuyên khi không cần thiết

Hy vọng bài viết trên của Wuling EV Việt Nam đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về bàn đạp phanh ô tô. Đặc biệt, quý bạn đọc có thể biết đến những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bàn đạp phanh bị hư hỏng. Nếu gặp bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, liên hệ ngay để được tư vấn nhé!

>>>> XEM THÊM: Nguyên nhân đạp nhầm chân ga và kỹ năng tránh đạp nhầm

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận