Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Cảm biến vị trí bàn đạp ga là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Tin chuyên ngành
10/04/2024 10:30

Cảm biến vị trí bàn đạp ga là một bộ phận quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ, giúp xe phản hồi chính xác theo thao tác của người lái. Nếu cảm biến này gặp lỗi, hiệu suất của xe sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây nguy hiểm trong quá trình vận hành. Cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu thêm về bộ phận này trong bài viết sau!

1. Cảm biến vị trí bàn đạp ga là gì?

Cảm biến bàn đạp ga (Accelerator Pedal Sensor) là bộ phận đo lường vị trí và độ mở của bàn đạp ga khi người lái nhấn ga. Tín hiệu từ cảm biến này được gửi về ECU để điều khiển mô tơ bướm ga, giúp động cơ tăng tốc theo ý muốn của người lái. Cảm biến này thường có hai chiết áp để đảm bảo tính chính xác của thông tin, chúng sẽ điều chỉnh điện áp trên các đầu vào của mô-đun cảm biến để kiểm soát góc trục của cảm biến vị trí.

Cảm biến bàn đạp ga có nhiệm vụ đo lường vị trí và độ mở của bàn đạp ga

Cảm biến bàn đạp ga có nhiệm vụ đo lường vị trí và độ mở của bàn đạp ga

Cụm bàn đạp chân ga nằm bên phải chân lái. Khi thông số vị trí bàn đạp ga vượt quá giới hạn cho phép, người lái có thể dễ dàng nhận thấy qua các dấu hiệu như: ô tô không tăng tốc khi nhấn ga, động cơ rung giật hoặc xe bị hụt ga. Những dấu hiệu này cho thấy thông số vị trí bàn đạp ga đã sai lệch, người lái cần kiểm tra và sửa chữa cảm biến để tránh hư hỏng nghiêm trọng.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến vị trí bàn đạp ga

2.1 Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính

Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính có cấu tạo tương tự cảm biến bướm ga, bao gồm: con trượt, mạch trở than và lưỡi quét. Để đảm bảo an toàn và độ tin cậy, hầu hết các dòng ô tô đều sử dụng hai tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để cung cấp thông tin cho ECU.

Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính

Cảm biến bàn đạp ga loại tuyến tính

Cảm biến này hoạt động dựa trên nguyên lý chiết áp. Đầu tiên, cảm biến nhận nguồn 5V, sau đó gửi tín hiệu đến mô-đun điều khiển. Tín hiệu từ chiết áp 1 luôn gấp đôi so với chiết áp 2. Khi bàn đạp ga thay đổi vị trí, lưỡi quét trên mạch trở than xoay, thay đổi điện áp đầu ra (chân signal), sau đó tín hiệu được gửi về ECU để tăng độ tin cậy.

2.2 Cảm biến bàn đạp ga loại Hall 

Cảm biến bàn đạp ga loại Hall, khác biệt so với cảm biến bàn đạp ga tuyến tính, bao gồm 3 thành phần chính: điện trở, 2 dây tín hiệu và điện áp của 2 chân tín hiệu. Loại cảm biến này cũng sử dụng nguồn điện 5V và Mass, nhưng hoạt động dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall. Tùy vào độ mở của bướm ga, cảm biến sẽ thay đổi theo hai dạng tín hiệu: loại thuận (cả hai tín hiệu cùng tăng hoặc cùng giảm) và loại nghịch (một tín hiệu tăng, một tín hiệu giảm).

Cảm biến bàn đạp ga loại Hall

Cảm biến bàn đạp ga loại Hall

3. Cảm biến bàn đạp ga bị lỗi

3.1 Dấu hiệu nhận biết khi cảm biến bàn đạp ga gặp lỗi

Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển tốc độ và hiệu suất của xe. Khi cảm biến này gặp sự cố có thể gây ra hàng loạt vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết quan trọng giúp bạn phát hiện sớm lỗi cảm biến bàn đạp ga:

  • Tăng tốc chậm: Khi cảm biến vị trí bàn đạp chân ga gặp trục trặc, xe có thể tăng tốc chậm hơn bình thường. Nếu bạn nhận thấy có độ trễ giữa việc nhấn ga và lúc xe bắt đầu tăng tốc, hãy nhanh chóng đưa xe đến thợ sửa chữa. Ngoài ra, nếu xe có hiện tượng rung lắc khi tăng tốc, có thể nguyên nhân là do cảm biến vị trí bàn đạp chân ga bị hỏng.
  • Động cơ ngừng hoạt động bất ngờ: Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga bị lỗi cũng có thể khiến động cơ ngừng hoạt động bất ngờ, dù xe đang chạy hay đang đỗ. Mặc dù hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu xảy ra thường xuyên cùng với các triệu chứng khác, bạn nên kiểm tra lại cảm biến này.
  • Xe tự động tăng tốc: Nếu xe tự động tăng tốc khi bạn đang lái, đặc biệt trên đường cao tốc, hãy ngay lập tức đưa xe đi kiểm tra. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cảm biến vị trí bàn đạp chân ga có vấn đề.
  • Khó khăn khi chuyển số: Cảm biến bàn đạp ga hỏng có thể làm khó khăn khi chuyển số, đặc biệt khi bạn tăng hoặc giảm tốc độ. Nếu hiện tượng này đi kèm với vấn đề tăng tốc, rất có thể nguyên nhân là do cảm biến vị trí bàn đạp chân ga.
  • Đèn báo kiểm tra động cơ sáng: Đèn kiểm tra động cơ sáng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề liên quan đến động cơ, trong đó có cả lỗi cảm biến vị trí bàn đạp chân ga.

Khi cảm biến bàn đạp ga bị lỗi có thể gây ra vấn đề đến quá trình vận hành

Khi cảm biến bàn đạp ga bị lỗi có thể gây ra vấn đề đến quá trình vận hành

3.2 Nguyên nhân khiến cảm biến bàn đạp ga lỗi

Cảm biến bàn đạp ga thường gặp lỗi do nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là hỏng cáp hoặc kết nối giữa các bộ phận. Ngoài ra, cảm biến cũng có thể gặp vấn đề khi thiếu điện áp cung cấp hoặc khi các thành phần điện tử bên trong bị lỗi, ví dụ như: dây dẫn bị đứt, chập, chạm mát hoặc giắc cắm bị lỏng. Thậm chí, hộp ECU cũng có thể gặp trục trặc, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cảm biến.

Hỏng cáp hoặc kết nối giữa các bộ phận là nguyên nhân khiến cảm biến bàn đạp ga lỗi 

Hỏng cáp hoặc kết nối giữa các bộ phận là nguyên nhân khiến cảm biến bàn đạp ga lỗi 

Trên đây là những thông tin chi tiết về cảm biến vị trí bàn đạp gaWuling EV Việt Nam muốn thông tin đến bạn. Việc hiểu rõ về cảm biến và các vấn đề liên quan giúp bạn duy trì xe hoạt động ổn định và an toàn. Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo, hãy kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo cảm biến luôn hoạt động tốt!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận