Tìm kiếm Tin tức Tìm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Những Kỹ Thuật Phanh Xe Ô Tô An Toàn Và Hiệu Quả

Tin chuyên ngành
09/05/2024 09:45

Việc nắm vững các kỹ thuật phanh xe ô tô giúp người lái chủ động và an toàn hơn khi di chuyển trên đường. Đặc biệt, kỹ năng này cũng cực kỳ quan trọng đối với việc xử lý tình huống khẩn cấp. Dưới đây là những kỹ năng phanh xe an toàn, hiệu quả bạn nên tham khảo. Cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu nhé!

1. Phanh xe ô tô hoạt động như thế nào?

Kỹ thuật phanh xe ô tô hiện nay thường sử dụng hệ thống phanh đĩa. Và một số dòng xe khác cũng được trang bị thêm phanh tang trống cho bánh sau. Quá trình hoạt động của hệ thống phanh đĩa và tang trống trên ô tô tương tự như cách phanh xe đạp hoạt động.

Nắm rõ các kỹ thuật phanh xe ô tô rất quan trọng

Nắm rõ các kỹ thuật phanh xe ô tô rất quan trọng

Khi đạp phanh, lực truyền động từ pedal phanh sẽ làm má phanh xiết vào đĩa phanh hoặc guốc phanh ép sát vào tang trống. Từ đó tạo ra lực ma sát giúp xe giảm tốc độ. Thao tác này tương đương với việc bóp phanh trên xe đạp để giảm tốc độ hoặc dừng xe.

Hệ thống phanh đĩa và tang trống đảm bảo an toàn khi lái xe, cung cấp sự linh hoạt trong việc xử lý các tình huống bất ngờ trên đường. Điều này cho thấy việc nắm vững kỹ thuật phanh ô tô rất quan trọng. Đồng thời khi nắm rõ được nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh sẽ giúp tài xế tự tin hơn khi tham gia giao thông.  

2. Những kỹ thuật phanh xe ô tô cần nắm vững

Cho dù bạn thấy dễ dàng hơn khi chạy xe ở tốc độ cao trên xa lộ so với di chuyển trong thành phố đầy khúc quanh và địa hình đồi núi. Tuy nhiên, kỹ thuật phanh xe ô tô vẫn sẽ áp dụng một số nguyên tắc cơ bản dưới đây.  

2.1. Rà phanh (Trail braking)

Kỹ thuật rà phanh, hay còn được gọi là Trail Braking, thường được các tay đua chuyên nghiệp sử dụng để vượt qua các khúc cua trong thời gian ngắn nhất. Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là khả năng giữ cho xe duy trì ở tốc độ cao mà vẫn luôn ổn định và an toàn.

Kỹ thuật rà phanh được thực hiện bởi những người đã có kinh nghiệm

Kỹ thuật rà phanh được thực hiện bởi những người đã có kinh nghiệm

Để thực hiện kỹ thuật rà phanh, người lái sẽ áp dụng áp lực phanh vừa đủ khi xe tiến vào cua. Sau đó rà phanh và duy trì trong suốt quá trình vượt qua khúc cua. Cách làm này đòi hỏi người lái phải nhạy bén để cảm nhận và điều chỉnh lực ma sát một cách chính xác.

Kỹ thuật rà phanh là một kỹ thuật phanh xe ô tô chủ yếu được áp dụng bởi những tay đua có kỹ năng cao và giàu kinh nghiệm. Đối với người lái mới, việc vận hành xe ở tốc độ cao và thực hiện kỹ thuật này sẽ đầy thách thức, đòi hỏi họ phải trải qua huấn luyện và kỹ năng xử lý tốt hơn trong các tình huống đặc biệt.

2.2. Phanh theo nhịp (Cadence braking)

Phanh xe theo nhịp, được gọi là phanh nhấp nhả theo nhịp, là một kiểu phanh phổ biến được áp dụng khi tài xế muốn dừng xe từ tốc độ cao. Phanh theo nhịp dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS - Hệ thống chống bó cứng phanh. Hệ thống ABS được trang bị trên xe giúp cho xe không bị bó cứng hoặc bánh xe không bám đường trong trường hợp thắng gấp. Từ đó cải thiện tính an toàn khi phanh.

Phanh theo nhịp áp dụng cho trường hợp tài xế muốn phanh gấp khi đang trên đường cao tốc

Phanh theo nhịp áp dụng cho trường hợp tài xế muốn phanh gấp khi đang trên đường cao tốc

Khi sử dụng kỹ thuật phanh theo nhịp, tài xế chỉ cần đạp nhẹ phanh trước sau đó tăng dần lực phanh. Cuối cùng, tài xế giảm nhẹ lực phanh trước khi xe dừng hẳn, giúp xe dừng từ từ mà không gây khóa bánh do phanh gấp. Điều này giúp tăng tính linh hoạt và an toàn khi dừng xe từ tốc độ cao.

2.3. Phanh dưới ngưỡng tối đa

Phanh dưới ngưỡng tối đa là một kiểu kỹ thuật phanh xe ô tô có tính chủ động. Kỹ thuật này cho phép người lái xe áp dụng lực phanh tối đa mà không làm mất kiểm soát về sự trượt bánh. Kỹ năng này đòi hỏi sự kinh nghiệm và thường chỉ được sử dụng bởi các tay đua có kinh nghiệm.

Phanh dưới ngưỡng tối đa áp dụng cho những tay lái vững

Phanh dưới ngưỡng tối đa áp dụng cho những tay lái vững

Tuy nhiên đối với các tài xế có kinh nghiệm nắm vững kỹ thuật lái xe thì cũng có thể thực hiện được. Bằng cách cảm nhận rung động của vô lăng và nhận biết giới hạn của lực phanh, người lái có thể sử dụng phương pháp này.

Lưu ý: Việc lựa chọn loại lốp xe phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất khi vận hành xe. Đối với các điều kiện đường đi khác nhau thì sẽ có một loại lốp tương ứng để sử dụng. Sử dụng loại lốp đúng sẽ cải thiện khả năng vận hành và tăng cường khả năng phanh an toàn.

2.4. Kỹ thuật phanh xe ô tô khẩn cấp

Khi cần thực hiện phanh gấp, có thể áp dụng phương pháp đạp phanh thật mạnh và nhanh rồi sau đó nhả phanh hoàn toàn. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ nên được sử dụng trên các xe được trang bị hệ thống phanh chống trượt ABS. Đối với các phương tiện không có ABS, không nên thực hiện kỹ thuật này để tránh tình trạng bó cứng phanh hay có nguy cơ trượt bánh.

Khi ô tô cần phanh gấp thì nên đạp phanh thật nhanh và mạnh

Khi ô tô cần phanh gấp thì nên đạp phanh thật nhanh và mạnh

Hệ thống phanh ABS giúp xe duy trì khả năng kiểm soát trong quá trình phanh. Điều này tạo ra sự an toàn và hiệu quả hơn trong các tình huống cần phanh gấp. Việc sử dụng phương pháp này trên xe có ABS sẽ giúp tối ưu hóa khả năng phanh và đảm bảo an toàn khi cần phải phanh gấp.

2.5. Giảm tốc độ kết hợp phanh và về số thấp

Kỹ thuật giảm tốc kết hợp phanh xe và số thấp đòi hỏi người lái phải có khả năng xử lý linh hoạt. Bởi khi dùng kỹ thuật này, người lái cần thực hiện các thao tác kết hợp giữa 2 bộ phận một cách mượt mà và chính xác. Bắt đầu bằng việc nhấc chân ga ra khỏi bàn đạp ga và nhấn phanh. Sau một vài giây trước khi phanh có tác dụng, đạp chân côn và đẩy cần số về thấp.

Giảm tốc độ kết hợp cùng phanh và về số thấp là một kỹ thuật khó 

Giảm tốc độ kết hợp cùng phanh và về số thấp là một kỹ thuật khó 

Tiếp theo, trượt mũi chân sang bàn đạp ga, chạm nhẹ nhanh chóng để cùng tốc độ giữa xe và động cơ. Sau đó bỏ chân côn và đẩy toàn bộ chân sang bàn đạp ga. Cuối cùng, chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua một cách an toàn và hiệu quả. Kỹ thuật giảm tốc kết hợp phanh xe và số yêu cầu sự điều chỉnh linh hoạt giữa phanh và số để làm giảm tốc độ mà không làm mất kiểm soát và đảm bảo an toàn khi lái xe trong các tình huống cần giảm tốc độ đột ngột.  

2.6. Phanh khi đường trơn trượt

Trên đoạn đường trơn, việc phanh xe ô tô yêu cầu người lái thực hiện nhẹ nhàng và đạp phanh liên tục. Điều này nhằm đảm bảo bánh xe bám sát mặt đường, tránh tình trạng bó cứng phanh. Bên cạnh đó, vận hành xe ở số thấp cũng giúp kiểm soát tốc độ và giữ cho xe ổn định hơn trong quá trình phanh.

Phanh xe trên đường trơn trượt cần phải nhẹ nhàng và từ từ

Phanh xe trên đường trơn trượt cần phải nhẹ nhàng và từ từ

2.7. Phanh xe khi đổ đèo

Khi lái xe trên đường đèo, việc phanh nhẹ và đạp phanh liên tục giúp bánh xe bám đường tốt hơn và không gặp tình trạng bó cứng phanh. Đặc biệt, nếu xe ô tô được trang bị công nghệ phanh ABS, tài xế nên tận dụng tính năng này để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình di chuyển.

Khi đổ đèo, cần phải duy trì giữ chân phanh 

Khi đổ đèo, cần phải duy trì giữ chân phanh 

Bên cạnh đó, khi lái xe trên đường đèo, quan trọng là không được cắt côn vì hành động này rất nguy hiểm. Cắt côn có thể khiến xe mất kiểm soát và lao xuống đường với tốc độ cao mà không thể phanh kịp. Thay vào đó, tài xế nên chuyển sang số thấp để điều chỉnh tốc độ và kiểm soát xe một cách an toàn khi cần phanh.  

2.8. Phanh phối hợp

Tài xế cần kết hợp kỹ thuật phanh xe ô tô bằng động cơ và phanh chân để giảm tốc độ một cách an toàn trong những tình huống gấp. Bao gồm việc di chuyển xuống dốc với độ nghiêng lớn hoặc trên đường trơn trượt. Hoặc khi gặp sự cố như cháy má phanh hoặc mất phanh.

Phanh kết hợp áp dụng cho những trường hợp xe ô tô gặp sự cố

Phanh kết hợp áp dụng cho những trường hợp xe ô tô gặp sự cố

Để thực hiện kỹ thuật này, người lái cần chuyển sang chế độ số sàn hoặc số thấp. Đồng thời, kết hợp việc nhấp phanh để giảm tốc độ từ từ và đảm bảo an toàn cho mọi người trên xe và xung quanh.

3. Sự khác nhau giữa phanh xe ô tô xăng và phanh ô tô điện

Phanh xe ô tô điệnPhanh xe ô tô xăng
Ô tô điện thường sử dụng phanh tái sinh để tận dụng năng lượng từ động cơ khi giảm tốc độ. Khi phanh, động cơ sẽ trở thành máy phát điện, chuyển đổi động năng thành năng lượng điện và lưu trữ vào pin để sử dụng lại.Đa số những loại ô tô xăng sử dụng hệ thống phanh đĩa ở bánh trước và phanh tang trống ở bánh sau.
Ngoài phanh tái sinh, một số ô tô điện cũng có hệ thống phanh cơ học để sử dụng khi cần thiết.Phanh truyền thống trên ô tô xăng thường sử dụng hệ thống thủy lực. Trong đó sử dụng dầu phanh để truyền lực từ bàn đạp phanh đến các bánh xe.
Phanh tái sinh cung cấp khả năng tận dụng năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất và giảm việc mài mòn phanh.Khi phanh đĩa hoặc tang trống tiếp xúc với bánh xe, nhiệt độ tăng lên do ma sát nhưng không hấp thụ được toàn bộ nhiệt. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng mài mòn phanh khi tốc độ cao.
Phanh trên ô tô điện có thể giảm thiểu sự mài mòn vì vậy có thể tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng.Hệ thống phanh ô tô xăng có chi phí bảo dưỡng định kỳ lớn hơn do mài mòn phanh đĩa và tang trống.

Phanh xe ô tô điện có hiệu suất cao hơn so với ô tô sử dụng xăng

Phanh xe ô tô điện có hiệu suất cao hơn so với ô tô sử dụng xăng

Hiểu rõ và nắm vững kỹ thuật phanh xe ô tô là yếu tố quan trọng giúp người lái ô tô tự tin và chủ động xử lý những tình huống bất ngờ. Mong rằng những thông tin mà Wuling EV Việt Nam cung cấp sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn câu hỏi nào thì hãy liên hệ ngay để được giải đáp nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận