Bạn đang tìm hiểu về cấu tạo và cách hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện EPS? Đây được biết đến là hệ thống được trang bị trên những dòng xe hiện đại. Nhờ có EPS, tài xế có thể điều khiển xe một cách đơn giản và dễ dàng. Theo dõi Wuling EV Việt Nam để cập nhật thông tin mới nhất nhé!
>>>> TÌM HIỂU NGAY: ECU là gì? Vai trò và nguyên lý hoạt động của ECU trong xe ô tô
1. Tìm hiểu về hệ thống lái trợ lực điện
Lái trợ lực điện là hệ thống được sử dụng để duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe. Đây được xem là tiêu chuẩn cho những dòng xe thông minh được điều khiển nhờ năng lượng của động cơ điện. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số đặc điểm của hệ thống lái trợ lực điện của xe Wuling EV.
1.1. Cấu tạo trợ lực lái điện
Hệ thống lái trợ lực điện EPS được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một vai trò giúp xe được vận hành êm ái:
- Cảm biến mô-men xoắn: Đây là chi tiết được gắn vào cột lái với vai trò chính là chuyển mô-men xoắn thành tín hiệu. Tín hiệu này sẽ được đưa đến EPS ECU và được dùng để tính toán mức trợ lực mà động cơ cần.
- Mô-tơ điện DC: Mô-tơ điện DC bao gồm chổi than, cổ góp, cuộn dây và từ trường. Các bộ phận này hoạt động giúp tạo ra lực trợ lực tùy vào tín hiệu từ EPS ECU.
- EPS ECU: EPS ECU có nhiệm vụ vận hành mô-tơ DC gắn trên trục lái. Sau đó, bộ phận này sẽ tạo ra trợ lực dựa vào tín hiệu từ các cảm biến, tốc độ của xe và các động cơ.
- ECU động cơ: ECU động cơ có nhiệm vụ đưa tín hiệu tốc độ động cơ tới EPS ECU.
- Cụm đồng hồ bảng Taplo: Cụm đồng hồ bảng Taplo có nhiệm vụ truyền tín hiệu tốc đồ đến EPS ECU.
- Đèn cảnh báo P/S: Đây là bộ phận được sử dụng để phát ra tín hiệu đèn báo khi bất cứ chi tiết nào trên hệ thống có dấu hiệu hư hỏng.
Hệ thống trợ lực lái điện ô tô Wuling Mini EV
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách kiểm tra dầu trợ lực lái từ A-Z ai cũng làm được
1.2. Công dụng
Hệ thống lái trợ lực điện EPS sở hữu nhiều công dụng ưu việt giúp quá trình lái xe tiện lợi, an toàn và đơn giản hơn:
- Hệ thống trợ lực lái điện đem đến cho người dùng cảm giác lái nhẹ nhàng, thoải mái và êm ái trong suốt quá trình di chuyển.
- Hệ thống giúp người dùng tiết kiệm tối đa nguồn nhiên liệu cần cung cấp để xe vận hành.
- Người dùng có thể thay đổi tốc độ, đánh lái một cách linh hoạt, an toàn.
- Hệ thống cung cấp lực bổ trợ lên cơ cấu dẫn động lái. Điều này giúp xe duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động nhanh chóng.
Hệ thống giúp người dùng tiết kiệm tối đa nguồn nhiên liệu
2. Nguyên lý hoạt động của trợ lực lái điện
Hệ thống lái trợ lực điện hoạt động dựa trên tín hiệu cảm biến momen. Bộ phận sẽ tự động chuyển hướng lái khi người dùng tác động lên vô lăng. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này được trình bày cụ thể như sau:
- Dòng điện sẽ được điều chỉnh bởi độ xoắn của thanh lái và vận tốc của xe. Điều này giúp hệ thống cấp tới motor trợ lực lái.
- Khi người điều khiển xe tác động lên vô lăng, motor sẽ chuyển hướng theo ý của người lái.
- Lượng trợ lực được kiểm soát khi tài xế đánh lái hết vô lăng sang một hướng nhất định.
- Chế độ giảm rung được cung cấp khi lái vô lăng ở tốc độ cao và bảo vệ quá nhiệt ở motor hoặc ECU.
Hệ thống trợ lực lái điện hoạt động dựa trên tín hiệu cảm biến momen
3. Ưu, nhược điểm của hệ thống lái trợ lực điện
Lái trợ lực điện giúp người điều khiển xe một cách dễ dàng nhờ sở hữu một số ưu điểm sau:
- Cấu trúc của hệ thống được thiết kế khá đơn giản. Nhờ vậy, khối lượng của thiết bị này khá nhẹ. Việc lắp đặt và sửa chữa cũng được tiến hành nhanh chóng.
- Hệ thống không sử dụng sức mạnh của động cơ mà sử dụng mô tơ điện giúp xe đánh lái. Điều này giúp vấn đề sử dụng nhiên liệu được tiết kiệm tối đa.
- Hệ thống đem đến cảm giác nhẹ nhàng cho người lái khi di chuyển với tốc độ thấp, ổn định.
Cấu trúc của hệ thống được thiết kế khá đơn giản
Tuy nhiên, hệ thống còn tồn tại một số nhược điểm mà người dùng cần tìm hiểu để quá trình vận hành xe được diễn ra một cách an toàn:
- Tiếng ồn do mô tơ của hệ thống phát ra khá lớn.
- Tại các khúc cua bất ngờ, dù người lái đã ngắt điện nhưng một khoảng thời gian ngắn sau thì động cơ mới ngừng hoàn toàn.
- Công nghệ kiểm soát điện tử tinh vi khiến vô lăng trở nên quá nhẹ khiến người lái khó thao tác.
4. Hệ thống trợ lực lái điện có gì khác với lái trợ lực thủy lực?
Hệ thống trợ lực lái điện và hệ thống trợ lực lái thủy điện đều sở hữu những tính năng hiện đại. Vậy đâu là sự lựa chọn phù hợp cho bạn? Cùng theo dõi bảng so sánh sau để có một cái nhìn tổng quan hơn về hai hệ thống này:
Yếu tố | Tay lái trợ lực thủy lực | Tay lái trợ lực điện |
Cảm giác lái | Thực tế, truyền tải rõ rệt phản hồi từ mặt đường | Nhẹ nhàng, êm ái, ít rung lắc |
Độ chính xác | Cao, ổn định | Tốt, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố điện tử |
Lực lái | Nặng ở tốc độ thấp, nhẹ ở tốc độ cao | Nhẹ nhàng ở mọi tốc độ |
Hiệu quả nhiên liệu | Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn | Tiết kiệm nhiên liệu hơn |
Độ ồn | Có thể ồn hơn | Hoạt động êm ái, ít tiếng ồn |
Bảo dưỡng | Cần bảo dưỡng định kỳ, thay dầu thủy lực | Bảo dưỡng đơn giản hơn, ít hỏng hóc hơn |
Chi phí | Rẻ hơn | Đắt hơn |
An toàn | An toàn khi rò rỉ dầu thủy lực, nhưng có thể gây mất lái nếu hỏng bơm | An toàn khi hỏng hóc, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố điện tử |
Hệ thống trợ lực lái điện sở hữu nhiều tính năng nổi bật
Hy vọng qua bài viết trên của Wuling EV Việt Nam, bạn đọc có thể hiểu được đặc điểm cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện. Bên cạnh đó, việc nắm bắt cấu tạo giúp bạn phát huy được ưu điểm tối đa của hệ thống. Mọi thắc mắc xin liên hệ đến website của chúng tôi để được tư vấn nhé!
>>>> XEM THÊM: Trợ lực lái ô tô và tất tần tật thông tin lái xe cần biế