Có nên dán decal xe ô tô không? Đây là câu hỏi mà nhiều chủ xe đặt ra khi suy nghĩ về cách bảo vệ sơn xe hoặc chỉ đơn giản là muốn làm mới diện mạo của chiếc xe yêu quý của mình. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu một số điều cần lưu ý trước khi quyết định dán decal cho xe. Từ đó giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì? Ý nghĩa và cách đo chi tiết
1. Dán decal xe ô tô đem lại lợi ích gì?
Decal ô tô là một lớp phim bảo vệ hoặc trang trí mà người dùng có thể dán lên bề mặt ngoài của xe. Chúng giúp bảo vệ sơn xe khỏi các yếu tố môi trường và tác động vật lý như trầy xước và va chạm nhỏ.
Sự khác biệt giữa việc dán decal và không dán decal trên xe ô tô là rất đáng kể. Khi dán decal, lớp phim bảo vệ này giúp giảm thiểu các tác động từ môi trường và va quệt nhỏ. Nó giữ cho lớp sơn zin của xe luôn mới và bóng đẹp. Điều này có thể kéo dài tuổi thọ của sơn xe và giảm chi phí bảo trì xe trong dài hạn. Sau 2 đến 3 năm, bạn có thể dễ dàng thay lớp decal mới để tiếp tục bảo vệ hoặc cập nhật vẻ ngoài xe.
Chiếc xe ô tô được bảo vệ bởi lớp decal chất lượng, giúp giữ sơn xe luôn mới và giảm thiểu tác động từ môi trường
Ngược lại, xe không dán decal thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố như xước sơn, hư hại do va chạm nhỏ và ảnh hưởng của thời tiết, Điều này dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng của bề mặt sơn, làm mất đi vẻ thẩm mỹ của xe.
Vậy có nên dán decal xe ô tô hay không? Câu trả lời là có dành cho những ai muốn bảo vệ chiếc xe của mình khỏi các tác động tiêu cực từ môi trường.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Top những việc cần làm sau khi mua xe cũ bạn cần biết
2. Nên dán decal xe ô tô hay sơn xe?
Nên dán decal hay sơn xe ô tô? Mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc sơn xe mang lại một diện mạo hoàn toàn mới, nhưng nó đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về thời gian và chi phí. Sơn xe có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào quy trình và thời gian khô của sơn. Chi phí của sơn xe có thể lên tới 20 triệu đồng cho một lớp sơn mới.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kinh tế và linh hoạt để thay đổi diện mạo xe hoặc bảo vệ lớp sơn hiện tại, dán decal là một lựa chọn đáng cân nhắc
Còn với dán decal, đây là một lựa chọn nhanh chóng, linh hoạt, với chi phí từ 9 đến 13 triệu đồng cho một lần dán toàn xe. Quá trình này thường chỉ mất khoảng 3 ngày và cho phép bạn dễ dàng thay đổi hoặc loại bỏ decal mà không làm ảnh hưởng đến lớp sơn gốc. Điều này không chỉ giúp bạn tùy chỉnh diện mạo xe theo sở thích mà còn bảo vệ sơn xe khỏi trầy xước và các tác động từ môi trường.
3. Nên dán decal ướt hay khô cho ô tô?
Khi quyết định có nên dán decal xe ô tô, việc lựa chọn giữa dán khô và dán ướt tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm kích thước và độ phức tạp của decal cũng như kỹ năng của người thợ dán. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng và việc hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Dán khô là phương pháp phổ biến cho việc dán các decal nhỏ và trung bình. Khi dán khô, decal được áp trực tiếp lên bề mặt xe mà không sử dụng chất lỏng trợ dán. Lợi ích của phương pháp này là cho phép sự cố định ngay lập tức của decal, giúp giảm thiểu nguy cơ xê dịch hoặc bong tróc sau khi dán. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, phương pháp dán khô có thể dẫn đến bong bóng khí hoặc tạo nếp nhăn.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại các gara uy tín sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn
Dán ướt là phương pháp này sử dụng một dung dịch phun lên bề mặt xe và mặt sau của decal trước khi dán. Điều này cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh vị trí của decal trước khi keo khô hẳn. Dán ướt đặc biệt hữu ích khi làm việc với các decal lớn hoặc có nhiều chi tiết phức tạp. Vì nó giúp ngăn ngừa bong bóng khí và nếp nhăn hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm hơn.
Việc lựa chọn giữa dán khô và dán ướt phụ thuộc vào loại decal bạn muốn dán và đặc điểm bề mặt xe. Dán khô thường phù hợp cho những dán nhỏ hoặc khi bạn cần một kết quả nhanh chóng và chính xác. Trong khi đó, dán ướt là lựa chọn tốt hơn cho những decal lớn hoặc phức tạp, nơi mà khả năng điều chỉnh và loại bỏ bong bóng khí.
4. Lưu ý quan trọng khi dán decal xe ô tô để không bị phạt
Khi dán decal cho xe ô tô, để đảm bảo không vi phạm các quy định giao thông và tránh bị phạt. Bạn cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng sau:
- Tuân thủ quy định về màu sắc: Theo khoản 2 điều 55 của luật Giao thông đường bộ năm 2008. Chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu, tổng thể hoặc màu sắc của xe không đúng với thiết kế của nhà sản xuất hay thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, khi dán decal, bạn nên chọn màu decal trùng hoặc gần giống với màu sơn đã đăng ký để tránh vi phạm.
- Sử dụng decal phù hợp: Nên sử dụng các loại decal trùng màu sơn xe hoặc decal trong suốt. Tránh dán những loại decal lớn trùm toàn bộ thân xe vì điều này có thể được coi là thay đổi màu sơn xe. Các loại tem nhỏ như logo, tem vành hoặc tem xương cá là những lựa chọn an toàn hơn.
- Đăng ký thay đổi khi cần thiết: Nếu bạn muốn thay đổi màu sắc ngoại thất của xe một cách đáng kể. Bạn hãy đến cơ quan quản lý giao thông địa phương để làm thủ tục cập nhật màu sơn trong giấy tờ đăng ký xe. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị phạt khi có kiểm tra.
- Lưu ý đến mức phạt: Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, hành vi tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với màu sơn đã đăng ký có thể dẫn đến mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân và 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe.
Đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định là chìa khóa để tận hưởng trải nghiệm lái xe của bạn
5. Các chất liệu decal dán ô tô phổ biến
Trong thế giới của decal xe ô tô, chất liệu dùng để dán xe không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn tác động đến độ bền và chất lượng của sản phẩm dán. Dựa vào nguồn gốc và công nghệ sản xuất, các chất liệu decal được chia thành hai loại chính: Decal tiêu chuẩn USA và Decal tiêu chuẩn Asean.
Với chất liệu cao cấp Cast Vinyl, đây là chất liệu được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và được ưa chuộng bởi các thương hiệu nổi tiếng như 3M, Hexis, Avery, KPMF, Orafol và Arlon. Loại chất liệu này được đánh giá cao vì mang lại bề mặt bóng mượt, mờ nhẹ và hiệu ứng quang học tốt. Tuy nhiên, chất lượng đi đôi với giá thành và Cast Vinyl thường có giá từ 800 đến 1200 USD.
Khi lựa chọn chất liệu decal cho xe ô tô, người dùng nên cân nhắc giữa giá thành và chất lượng sản phẩm
Trong khu vực châu Á, thương hiệu TeckWrap nổi bật với việc sử dụng các chất liệu Polymeric và Monomeric. Nó có giá thành rẻ hơn Cast Vinyl, làm dấy lên câu hỏi nên sơn xe hay dán decal. Mặc dù Polymeric được coi là cao cấp hơn Monomeric và phổ biến tại Việt Nam cho việc dán xe, chất lượng và độ bền của nó vẫn không bằng Cast Vinyl.
Ngoài ra, phân loại decal ô tô phổ biến trên thị trường hiện nay còn được chia thành 3 loại:
5.1. Decal tem trùm
Decal tem trùm là một lựa chọn phổ biến cho chủ xe muốn cá nhân hóa chiếc xe của mình mà không cần đến một quá trình sơn phức tạp và tốn kém. Loại decal này cho phép bạn áp dụng một loạt họa tiết đa dạng lên bất kỳ bộ phận nào của xe. Từ thân vỏ đến các chi tiết nhỏ, tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới và độc đáo.
Ưu điểm của decal tem trùm bao gồm khả năng in ấn đa dạng và phong phú về mẫu mã, cùng với thời gian thi công nhanh chóng. Quá trình dán decal này không đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ như sơn. Vì vậy, nó rất phù hợp với những chủ xe muốn nhanh chóng thay đổi diện mạo xe mà không mất nhiều thời gian.
Decal tem trùm vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc vì tính năng động và khả năng tùy biến cao mà nó mang lại
Tuy nhiên, nhược điểm của decal tem trùm là màu sắc có thể không sắc nét bằng phương pháp sơn truyền thống và có thể bị phai màu theo thời gian. Ngoài ra, nếu không được áp dụng cẩn thận, decal có thể bị biến dạng tại các góc bo, làm mất đi tính thẩm mỹ của tổng thể. Đây là điều cần lưu ý khi lựa chọn và áp dụng loại decal này.
5.2. Decal trong suốt
Decal trong suốt hay còn gọi là paint protection film (PPF). Đây là một lựa chọn được nhiều chủ xe ưu tiên bởi khả năng bảo vệ sơn xe một cách hiệu quả. Loại decal này đóng vai trò như một lớp áo giáp trong suốt. Nó bảo vệ lớp sơn gốc của xe khỏi các yếu tố gây hại như trầy xước, tia UV, bụi bẩn và hóa chất có hại từ môi trường.
Decal trong suốt là một giải pháp lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự bảo vệ hiệu quả mà không muốn thay đổi ngoại hình của xe
PPF không chỉ giúp giữ nguyên màu sơn mà còn đảm bảo bề mặt xe luôn bóng bẩy trong quá trình sử dụng. Điều này làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của xe mà không làm thay đổi màu sắc hay thiết kế ban đầu của nó. Nhờ có độ bền cao và khả năng tự phục hồi trước những vết xước nhỏ. PPF đang ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến đối với những ai mong muốn bảo vệ xe của mình một cách tối ưu.
Tuy nhiên, miếng dán PPF cần được bảo dưỡng định kỳ để duy trì hiệu quả bảo vệ. Thông thường, PPF có thể sử dụng tốt trong vòng một năm, sau đó chủ xe cần đưa xe đến cơ sở bảo dưỡng để kiểm tra và thay thế nếu cần. Quá trình này đảm bảo rằng PPF luôn duy trì được tính năng bảo vệ cao nhất.
5.3. Decal tem ghép
Decal tem ghép là một phương pháp dán decal cho xe ô tô. Trong đó, nó có nhiều miếng decal khác nhau được ghép lại với nhau để tạo nên một bố cục hoàn chỉnh. Phương pháp này cho phép tạo ra các thiết kế đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Điều này mang lại vẻ ngoài đẹp mắt và bền bỉ hơn so với tem trùm truyền thống.
Decal tem ghép đòi hỏi thực hiện chính xác và tập trung cao độ
Tuy nhiên, decal tem ghép có những hạn chế nhất định như khó khăn trong việc thực hiện các họa tiết phức tạp hoặc chuyển màu sắc suôn sẻ. Quá trình thi công cũng đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí cao hơn. Bởi nó cần sự cẩn thận, tập trung cao độ từ những người thợ lành nghề để đảm bảo kết quả cuối cùng tinh tế và chính xác nhất.
Trên đây là phần giải đáp có nên dán decal xe ô tô hay không? Dán decal không chỉ là một cách tuyệt vời để cá nhân hóa chiếc xe của bạn và bảo vệ lớp sơn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc cần thêm thông tin. Bạn đừng ngần ngại liên hệ với Wuling EV Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn.
>>>> XEM THÊM: Các loại đèn pha ô tô: Cách sử dụng và bảo dưỡng