Bạn đang muốn tìm hiểu về hệ thống phanh tang trống cũng như nguyên lý hoạt động của nó? Phanh tang trống là một phần rất quan trọng của hệ thống phanh ô tô. Wuling EV Việt Nam sẽ bật mí cho bạn những thông tin về hệ thống này. Hãy cùng theo dõi nhé chắc chắn sẽ rất thú vị đấy!
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách kiểm tra má phanh ô tô theo từng bước
1. Tổng quan về hệ thống phanh tang trống
Hệ thống phanh tang trống là một phần quan trọng của hệ thống an toàn trên xe ô tô. Hệ thống này tập trung ở trục sau bánh xe và được thiết kế dưới dạng hộp kín đơn giản. Điều này giúp tạo ra lực phanh cần thiết để kiểm soát tốc độ và dừng xe an toàn.
Hệ thống phanh tang trống có vai trò quan trọng trong hệ thống an toàn của xe
Phanh tang trống hoạt động bằng cách dùng một bộ cơ cấu kỹ thuật để tạo lực phanh. Khi người lái đạp vào pedal phanh thì sẽ kích hoạt bộ cơ cấu này để áp dụng lực phanh lên bề mặt trong hộp phanh. Lực phanh này sau đó sẽ được truyền từ hộp phanh tới bánh xe để giảm tốc độ và dừng xe một cách hiệu quả.
Phanh tang trống thường được áp dụng trên các loại xe thuộc phân khúc xe thương mại như xe khách, xe du lịch và cả xe máy. Với chi phí sản xuất thấp hơn so với một số loại phanh khác, hệ thống phanh tang trống được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bởi khả năng tạo lực phanh tốt và hiệu quả trong việc kiểm soát tốc độ và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Một ví dụ điển hình là hãng xe Wuling Mini EV, dòng xe sử dụng phanh tang trống nhằm tăng cường khả năng an toàn cho mọi chuyến hành trình.
>>>> XEM NGAY: Những kỹ thuật phanh xe ô tô an toàn và hiệu quả
2. Cấu tạo phanh tang trống trên xe ô tô
Dưới đây là cấu tạo và vai trò của từng bộ phận trong hệ thống phanh tang trống:
- Trống phanh là một hộp rỗng gắn với trục bánh xe, tạo ra bề mặt ma sát để làm chậm hoặc dừng bánh xe khi má phanh được áp dụng.
- Xi lanh phanh tạo ra không gian để chứa các thành phần như piston, cuppen và dầu. Hoạt động của xi lanh phanh rất quan trọng, nếu có bất kỳ lỗi hoặc hỏng hóc nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động tổng thể của hệ thống phanh tang trống.
- Piston phanh hoạt động nhờ áp suất dầu. Khi có áp suất dầu, piston sẽ bị đẩy ra và ép guốc phanh vào trống phanh. Quá trình này giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại.
- Guốc phanh được đặt trực tiếp trên bề mặt trống phanh, tạo ma sát để giúp dừng hoặc giảm tốc độ bánh xe.
- Lò xo vị hồi có vai trò đưa piston trở về vị trí ban đầu khi mà áp suất dầu giảm.
- Cuppen giúp hình thành kín xi lanh, ngăn không khí và dầu rò rỉ ra khỏi hệ thống.
Ngoài những bộ phận trên, trong hệ thống phanh tang trống còn một số thành phần khác cũng đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn như tấm lót, thanh chống, dây cáp,...
Cấu tạo phanh tang trống
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Hệ thống phanh khẩn cấp tự động có chức năng như thế nào?
3. Hệ thống phanh tang trống hoạt động như thế nào?
Hệ thống phanh tang trống hoạt động đơn giản bằng cách tạo ra lực làm chậm hoặc dừng bánh xe. Khi người sử dụng nhấn vào pedal phanh, lực tác động được khuếch đại bởi bộ trợ lực phanh. Xi lanh phanh sẽ chuyển đổi lực này thành áp suất thủy lực (hay áp suất dầu). Áp suất dầu này tác động lên piston, giúp piston tạo ra áp lực lên guốc phanh. Guốc phanh tạo ra ma sát với bề mặt bên trong trống phanh. Trống phanh quay cùng với bánh xe, ma sát giữa guốc phanh và trống phanh sẽ làm chậm và dừng bánh xe. Qua quá trình này, hệ thống phanh tang trống đảm bảo xe dừng lại một cách an toàn và hiệu quả khi cần thiết.
Hệ thống phanh tang trống dùng lực để làm chậm, dừng bánh xe
4. Ưu, nhược điểm của phanh tang trống trên xe hơi
Ưu và nhược điểm của hệ thống phanh này là gì? Hãy cùng đón xem nhé.
4.1 Ưu điểm
Dưới đây là các ưu điểm hệ thống phanh tang trống:
- Phanh tang trống tạo ra lực phanh mạnh mẽ hơn so với phanh đĩa có đường kính tương đương. Điều này giúp cải thiện khả năng dừng xe và an toàn khi phanh.
- Phanh tang trống ít gây ra tình trạng trượt và nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện, đặc biệt là khi thực hiện phanh gấp.
- Thiết kế dạng hộp nguyên khối giúp bảo vệ các thành phần bên trong khỏi sự tác động từ môi trường như bùn đất, nước, bụi bẩn. Từ đó kéo dài tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống phanh.
- Phanh tang trống thường có độ dày hơn so với má phanh đĩa. Do đó người dùng có thể tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
- Phanh tang trống có chi phí sản xuất thấp hơn và có thể tái sử dụng.
Phanh tang trống có chi phí bảo dưỡng thấp
>>>> XEM THÊM: So sánh ưu điểm và nhược điểm phanh ABS và CBS
4.2 Nhược điểm
Phanh tang trống có nhược điểm như sau:
- Thiết kế hộp kín của phanh tang trống khiến cơ chế tản nhiệt và thoát nhiệt không hiệu quả dẫn đến nhiệt độ phanh tăng nhanh. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận bên trong tang trống.
- Do thời gian giảm tốc chậm hơn, phanh tang trống hoạt động kém hiệu quả hơn trong các tình huống cần phanh gấp hoặc đổ đèo.
- Phanh tang trống thường có trọng lượng lớn hơn so với phanh đĩa. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của xe và tăng hao mòn cho các bộ phận liên quan.
Hệ thống phanh tang trống hoạt động không hiệu quả khi di chuyển trên đèo
5. Các loại phanh tang trống hiện nay
Dưới đây là các loại hệ thống phanh tang trống phổ biến hiện nay:
5.1 Loại phanh hai guốc dẫn
Phanh hai guốc dẫn được thiết kế với hai guốc dẫn và xi lanh hai bánh. Cấu trúc này giúp tạo ra lực phanh mạnh mẽ, hiệu quả và vượt trội so với các loại hệ thống phanh khác. Do đó, phanh hai guốc dẫn thường được trang bị trên các loại xe tải nhỏ đến trung bình.
Loại phanh hai guốc dẫn thường được sử dụng cho các loại xe nhỏ
5.2 Phanh tang trống dẫn và kéo
Hệ thống phanh tang trống dẫn và kéo có thiết kế với xi lanh và neo cố định, tạo ra lực phanh ổn định ngay cả khi xe chạy tiến hoặc lùi. Loại phanh này thường được dùng trên các dòng xe du lịch. Điều này mang lại tính an toàn và hiệu suất phanh tốt cho việc vận hành hàng ngày.
Phanh tang trống dẫn và kéo thường được sử dụng cho xe du lịch
Loại một trợ động
Phanh loại một trợ động bao gồm một trợ động, xi lanh bánh xe cố định và xi lanh điều chỉnh. Đây là một cấu trúc phanh phổ biến trên các loại xe và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất phanh an toàn.
Loại một trợ động được sử dụng phổ biến
5.3 Loại phanh tống hai trợ động
Loại phanh này cũng có cấu tạo tương tự như phanh một trợ động nhưng khác biệt ở chỗ bao gồm hai trợ động. Phanh hai trợ động tạo ra lực phanh rất mạnh mẽ. Do đó thường được sử dụng làm phanh trung tâm cho xe tải, phanh cho xe nâng hàng và phanh tay cho xe du lịch.
Phanh tang trống hai trợ động cũng tương tự như phanh một trợ đông
6. Sự khác nhau giữa phanh tang trống và phanh đĩa
Phanh đĩa cũng là một trong những loại phanh được sử dụng phổ biến. Vậy hệ thống phanh tang trống hay phanh đĩa tốt hơn. Cùng tìm hiểu ngay!
Sự khác nhau giữa hệ thống phanh tang trống và phanh đĩa
7. Các lỗi thường gặp khi dùng phanh tang trống
Hệ thống phanh tang trống là một phần rất quan trọng của hệ thống phanh trên ô tô. Mặc dù hệ thống phanh được sử dụng phổ biến nhưng vẫn còn có các lỗi thường gặp sau đây:
7.1. Phanh phát ra tiếng kêu lạ
Hiện tượng này thường dễ nhận thấy khi bạn sử dụng phương tiện di chuyển. Nguyên nhân chủ yếu là do đất cát hoặc nước bám vào bề mặt má phanh. Điều này tạo ra lớp trầy xước và gây ra tiếng kêu khi phanh. Để xử lý hiệu quả tình trạng này, bạn có thể thực hiện vài thao tác và kỹ năng cơ bản như vệ sinh lại hệ thống phanh và thay má phanh mới.
Phanh phát ra tiếng động lạ do gặp trục trặc
7.2. Xảy ra hiện tượng bó phanh
Đây là hiện tượng má phanh không tách khỏi trống phanh sau khi bạn nhả phanh, không di chuyển về vị trí ban đầu. Nguyên nhân thường là do lò xo hồi vị yếu cùng với việc trục quả đào bị mòn và tình trạng khô dầu.
Lò xo hồi bị yếu nên xảy ra hiện tượng bó phanh
7.3. Má phanh bị vỡ hoặc bong
Hiện tượng này không phổ biến nhưng có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Khi má hệ thống phanh tang trống bị bong hoặc vỡ, có thể dẫn đến bánh xe bị kẹt cứng và làm cho xe dừng lại đột ngột. Tình huống này rất nguy hiểm đặc biệt khi xe đang đi nhanh hoặc di chuyển trên đoạn đường có mật độ giao thông đông.
Má phanh bị vỡ hoặc cong cũng là một lỗi khi sử dụng phanh tang trống
7.4. Xe không giảm tốc độ khi đạp phanh
Tình trạng này thường xảy ra khi má phanh đã bị mòn mà chưa được thay thế hoặc khi bề mặt của má phanh bị dầu mỡ làm dính. Điều này gây giảm hiệu suất ma sát và là một vấn đề cần được chú ý và giải quyết kịp thời.
Trong một số trường hợp, phanh tang trống không thể làm giảm tốc độ
7.5. Má phanh nhanh mòn
Phanh tang trống bị lỗi cũng có thể đến từ việc sử dụng má phanh tang trống kém chất lượng. Hơn nữa, việc má phanh liên tục rà vào trống phanh cũng gây ra tình trạng mòn nhanh chóng.
Má phanh của hệ thống phanh tang trống nhanh mòn
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về hệ thống phanh tang trống. Mong là những thông tin mà Wuling EV Việt Nam đã cung cấp sẽ đem đến cho bạn nhiều điều bổ ích. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp thì liên hệ ngay nhé! Chúc bạn một ngày vui vẻ.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Phanh tái sinh là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động