Phanh tự động khẩn cấp đang dần trở thành một trong những tính năng an toàn quan trọng và phổ biến trên các dòng xe hiện đại. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ ô tô, hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lái và giảm thiểu các tai nạn giao thông. Hãy cùng Wuling EV Việt Nam khám phá các chức năng của hệ thống phanh khẩn cấp tự động và phân loại phổ biến trong bài viết sau đây.
>>>> XEM THÊM: So sánh ưu điểm và nhược điểm phanh ABS và CBS
1. Chức năng phanh tự động khẩn cấp là gì?
Phanh tự động khẩn cấp (Auto Emergency Braking - AEB) là một hệ thống an toàn giúp xe ô tô tự động phanh khi phát hiện nguy cơ va chạm mà người lái không kịp phản ứng. Khi phát hiện nguy cơ va chạm, hệ thống phanh khẩn cấp sẽ tự động kích hoạt, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại kịp thời. Từ đó, hạn chế thiệt hại do va chạm, bảo vệ an toàn cho cả người lái và những phương tiện khác trên đường.
Các chức năng của phanh tự động khẩn cấp
Trong một thử nghiệm thực tế do Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc (IIHS) thực hiện, sự khác biệt giữa hai chiếc xe - một chiếc Mercedes-Benz trang bị hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB) và một chiếc Chevrolet không có hệ thống này. Khi cả hai chiếc xe va chạm vào nhau ở cùng một tốc độ, chiếc Mercedes-Benz đã giảm tốc độ đáng kể nhờ hệ thống AEB, giúp giảm thiểu thiệt hại xuống còn 5.700 USD. Ngược lại, chiếc Chevrolet không có khả năng giảm tốc độ và đã gây ra thiệt hại lên tới 28.000 USD, gần như hoàn toàn hư hỏng.
>>>> XEM NGAY: Các loại phanh tay ô tô và cách sử dụng đúng cách
2. Các loại phanh khẩn cấp (AEB)
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) hoạt động dựa trên các công nghệ cảm biến tiên tiến như radar, laser và camera. Những cảm biến này giúp xe phát hiện các chướng ngại vật, phương tiện hoặc người đi bộ phía trước. Nhằm kịp thời cảnh báo người lái và tự động kích hoạt phanh khi cần thiết. Hiện nay hệ thống phanh tự động AEB được chia thành 4 loại chính: Hệ thống phanh tốc độ thấp, hệ thống phanh tốc độ cao, hệ thống tránh va chạm với người đi bộ, và hệ thống phanh tự động phía sau.
2.1. Hệ thống phanh tốc độ thấp - Low speed AEB
Phanh tốc độ thấp (Low-Speed AEB) là viết tắt của Low-Speed Automatic Emergency Braking. Đây là hệ thống phanh tự động khẩn cấp hoạt động ở tốc độ thấp, thường dưới 30 km/h. Hệ thống phanh tốc độ thấp rất phù hợp trong môi trường đô thị hoặc khi di chuyển chậm trong điều kiện tắc đường.
Hệ thống phanh tốc độ thấp
Hệ thống Low-Speed AEB giúp phát hiện các chướng ngại vật hoặc phương tiện phía trước khi xe đang di chuyển chậm. Nếu hệ thống nhận thấy nguy cơ va chạm mà người lái không kịp phản ứng, hệ thống này sẽ tự động kích hoạt phanh để giảm tốc độ hoặc dừng xe hoàn toàn. Hệ thống phanh khẩn cấp này không chỉ làm giảm nguy cơ va chạm, mà còn cải thiện an toàn tổng thể khi lái xe. Đặc biệt là trong các tình huống tầm nhìn hạn chế hoặc người lái bị phân tâm.
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn cách kiểm tra má phanh ô tô theo từng bước
2.2. Hệ thống phanh tốc độ cao - Highway speed AEB
Phanh tốc độ cao (Highway Speed AEB) là viết tắt của Highway Speed Automatic Emergency Braking. Đây là hệ thống phanh tự động khẩn cấp được thiết kế nhằm theo dõi và phát hiện các phương tiện, chướng ngại vật phía trước khi xe đang di chuyển với tốc độ cao. Đặc biệt trên các tuyến đường cao tốc.
Hệ thống phanh tốc độ cao
Hệ thống Highway Speed AEB đặc biệt hữu ích trong việc tăng cường an toàn khi lái xe trên đường cao tốc, nơi các tai nạn thường nghiêm trọng hơn do tốc độ cao. Hệ thống phanh tự động này giúp người lái phản ứng kịp thời trước các tình huống bất ngờ, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ cả người lái lẫn hành khách.
2.3. Hệ thống tránh va chạm với người đi bộ - Pedestrian AEB
Hệ thống tránh va chạm với người đi bộ (Pedestrian AEB) là viết tắt của Pedestrian Automatic Emergency Braking. Hệ thống Pedestrian AEB sử dụng các cảm biến, camera hoặc radar để phát hiện người đi bộ hoặc xe đạp đang băng qua đường trong khu vực xe di chuyển.
Hệ thống tránh va chạm với người đi bộ
Hệ thống Pedestrian AEB đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn không chỉ cho người ngồi trên xe mà còn cho người đi bộ. Đặc biệt trong các khu vực đô thị đông đúc hoặc trường học, nơi người đi bộ có thể xuất hiện bất ngờ. Hệ thống này giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn và bảo vệ tính mạng cho tất cả những người tham gia giao thông.
>>>> XEM NGAY: Hướng dẫn dùng phanh tay đúng cách cho người mới lái
2.4. Hệ thống phanh tự động phía sau - Rear AEB
Hệ thống phanh tự động phía sau (Rear AEB) là viết tắt của Rear Automatic Emergency Braking. Đây là hệ thống phanh tự động khẩn cấp được thiết kế để ngăn ngừa va chạm khi xe lùi hoặc di chuyển về phía sau.
Hệ thống phanh tự động phía sau
Hệ thống Rear AEB rất hữu ích khi đỗ xe ở những không gian hẹp, bãi đỗ xe đông đúc hoặc khi tầm nhìn phía sau bị hạn chế. Hệ thống này giúp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, bảo vệ xe và những người xung quanh. Đồng thời mang lại sự an toàn hiệu quả cho người lái trong các tình huống lùi xe khó khăn.
3. Các câu hỏi thường gặp về AEB
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và các câu trả lời về hệ thống phanh khẩn cấp AEB, giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn:
- Câu hỏi 1: Khả năng hoạt động của hệ thống AEB có bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết hay không?
Hệ thống phanh AEB đều hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả khi trời mưa. Tuy nhiên, khi đường trơn trượt, khoảng cách dừng xe sẽ tăng lên do ma sát giữa lốp xe và mặt đường giảm. Ngoài ra, sương mù và nắng chói có thể hạn chế khả năng quan sát của các cảm biến, gây khó khăn cho việc phát hiện vật cản.
- Câu hỏi 2: Hệ thống AEB có khả năng tránh va chạm với các đối tượng trên đường không?
Khả năng bảo vệ của hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại. Do đó, để hiểu rõ khả năng của xe mình, người lái nên tham khảo ý kiến của nhà bán hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Câu hỏi 3: Hệ thống AEB có khả năng hoạt động khi xe kéo theo rơ-moóc không?
Khi kéo theo rơ-moóc, khả năng hoạt động của phanh tự động AEB vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên hiệu quả giảm tốc và khoảng cách dừng xe có thể khác so với khi xe chạy không tải.
Hệ thống phanh khẩn cấp tự động vẫn đảm bảo an toàn khi kéo rơ-moóc
- Câu hỏi 4: Hệ thống AEB có khả năng hoạt động trên mọi địa hình không?
Hệ thống AEB có khả năng hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau. Nhưng khoảng cách dừng xe sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mặt đường.
- Câu hỏi 5: Xe đã qua sử dụng có thể lắp đặt thêm hệ thống AEB được không?
Bởi vì hệ thống AEB được thiết kế để tương thích với toàn bộ hệ thống điện và cơ khí của xe ngay từ khi sản xuất. Vậy nên, việc lắp đặt thêm vào xe cũ là rất khó và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Câu hỏi 6: Tốc độ lý tưởng để hệ thống AEB hoạt động hiệu quả nhất là bao nhiêu?
Mỗi hãng xe có tiêu chuẩn thiết kế hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB khác nhau. Do đó, phạm vi hoạt động của hệ thống này cũng sẽ khác biệt. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết rõ thông tin chi tiết.
Các câu hỏi thường gặp về hệ thống phanh tự động AEB
- Câu hỏi 7: Hệ thống AEB có thể tắt được không?
Hệ thống AEB là một tính năng an toàn quan trọng, nên hầu hết các hệ thống đều được thiết kế để tự động kích hoạt khi khởi động xe. Tuy nhiên, người lái vẫn có quyền tắt tính năng này.
- Câu hỏi 8: Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB) có hoạt động khi xe đang lùi không?
Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB) được thiết kế chủ yếu để ngăn chặn va chạm khi xe đang di chuyển tiến về phía trước. Do đó, tính năng này không hoạt động khi bạn lùi xe.
- Câu hỏi 9: Hệ thống phanh khẩn cấp tự động (AEB) có được bảo hành không?
Chính sách bảo hành cho hệ thống phanh tự động AEB có thể khác nhau giữa các hãng xe. Chính thế, bạn nên liên hệ trực tiếp với đại lý để được tư vấn cụ thể.
Hệ thống phanh khẩn cấp tự động không hoạt động khi lùi xe
Qua bài viết trên, Wuling EV Việt Nam đã giới thiệu về vai trò quan trọng của hệ thống phanh tự động khẩn cấp trong việc ngăn chặn các va chạm bất ngờ. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để lựa chọn loại phanh tự động khẩn cấp chất lượng cho chiếc xe của mình.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tất cả những điều bạn cần biết về bàn đạp phanh ô tô