Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Thước Lái Ô Tô Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Tin chuyên ngành
18/04/2024 10:45

Thước lái ô tô là gì? Đây được xem là thành phần quan trọng của hệ thống lái. Bộ phần này giúp tài xế dễ dàng điều khiển hướng di chuyển của xe ô tô. Theo dõi Wuling EV Việt Nam, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận này nhé!

>>>> XEM THÊM: Trợ lực lái ô tô và tất tần tật thông tin lái xe cần biết

1. Thước lái ô tô là gì?

Thước lái ô tô là gì? Đây là hệ thống được trang bị để nối giữa vô lăng và bánh trước của xe ô tô. Với nhiệm vụ chính là điều khiển hướng chuyển động của 2 bánh xe trước, người dùng có thể di chuyển theo ý muốn nhờ bộ phận này. Chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng thước lái ô tô định kỳ để đảm bảo vấn đề an toàn trong các chuyến đi.

Thước lái ô tô là gì? 

Thước lái ô tô là gì? 

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Cách kiểm tra dầu trợ lực lái từ A-Z ai cũng làm được

2. Cấu tạo và chức năng của thước lái ô tô

Thước lái ô tô được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần đều có vai trò riêng biệt trong hệ thống thước lái. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cấu tạo chi tiết và chức năng của bộ phận này:

  • Khớp nối trục các đăng: Đây là một liên kết không thể thiếu trong thiết kế của thước lái ô tô. Thành phần này giúp chuyển đổi chuyển động quay từ trục vô lăng sang các thanh nối. Từ đó, bánh xe có thể được điều khiển và di chuyển theo hướng mong muốn khi lái xe.
  • Trục quay vô lăng: Bộ phận này có vai trò kết nối với bánh răng trên thước lái. Trục quay vô lăng được biết đến là trục trung tâm của hệ thống lái. Các phần nhỏ được nối lại bởi các khớp nối trục. Qua đó, hệ thống có thể đảm bảo chuyển động quay từ vô lăng được truyền mạnh mẽ và chính xác đến bánh răng.
  • Thanh răng: Thanh răng là bộ phận quan trọng trong hệ thống ray trượt. Bộ phận này giúp xe di chuyển tới và lui một cách mượt mà và chính xác. Nhờ vậy, hệ thống có thể tạo ra trải nghiệm lái xe thoải mái và an toàn trong các chuyến đi.
  • Tay đòn: Bộ phận này đóng vai trò trung gian quan trọng giữa hệ thống lái và các khớp bẻ lái. Tay đòn truyền chuyển động tịnh tiến từ thanh ray đến các khớp bẻ lái. 
  • Khớp bẻ lái: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm truyền động lực từ tay đòn lên bánh xe ô tô. Điều này giúp tài xế có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ một cách linh hoạt, chính xác.

Cân chỉnh thước lái là gì? Cấu tạo và chức năng các thành phần của thước lái

Cân chỉnh thước lái là gì? Cấu tạo và chức năng các thành phần của thước lái

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Cảm biến góc lái là gì? Dấu hiệu bị hư cần nắm

3. Nguyên lý hoạt động của thước lái

Thước lái ô tô có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách thước lái vận hành:

  • Hệ thống thước lái ô tô có vai trò quyết định hướng di chuyển của xe trong quá trình di chuyển.
  • Khi tài xế bắt đầu xoay vô lăng, các trục vít sẽ quay theo hướng tương ứng.
  • Tiếp đến, các thanh răng trong hệ thống cũng quay theo và di chuyển rotuyn bánh răng.

Nhờ vậy, tài xế có thể dễ dàng điều chỉnh xe đúng hướng theo ý muốn.

Thước lái ô tô hoạt động theo một nguyên lý đặc biệt

Thước lái ô tô hoạt động theo một nguyên lý đặc biệt

>>>> XEM THÊM: Nguyên nhân ô tô mất lái và cách xử lý an toàn cần biết

4. Dấu hiệu và cách xử lý khi thước lái có vấn đề

Thước lái ô tô là bộ phận có vai trò quan trọng giúp tài xế điều khiển xe đúng hướng. Chính vì vậy, khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến chất lượng chuyến đi. Sau đây là một số dấu hiệu và cách xử lý tình huống thường gặp:

4.1. Tay lái trả chậm hoặc bị kẹt

Hiện tượng tay lái trả chậm hoặc bị kẹt xuất hiện khi thước lái bị hở xéc-măng làm cho dầu lọt qua khoang. Điều này làm áp suất và lượng dầu được bơm vào bơm trợ lực sẽ bị hụt. Bạn cần nhanh chóng đưa xe đến cơ sở sửa chữa để được hỗ trợ và giải quyết. 

Trong trường hợp tay lái bị kẹt, có thể hệ thống thước lái đang gặp sự cố

Trong trường hợp tay lái bị kẹt, có thể hệ thống thước lái đang gặp sự cố

4.2. Vành tay lái bị rơ

Vành tay lái bị rơ là hiện tượng có thể làm suy giảm hiệu suất hệ thống lái xe. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự mòn của các khớp nối và trục đảm bảo. Để đảm bảo an toàn khi lái xe, tài xế nên đưa xe đến gara để kiểm tra và điều chỉnh lại bạc lái.

Khi vành lái bị đơ, cần tiến hành kiểm tra hệ thống thước lái

Khi vành lái bị đơ, cần tiến hành kiểm tra hệ thống thước lái

4.3. Nặng tay lái

Hiện tượng xuất hiện khi tài xế có cảm giác cần sử dụng nhiều sức lực để điều khiển xe. Có thể hệ thống thước lái đang bị thiếu dầu trợ lực hay bơm trợ lực bị mòn cánh, hở đường dầu, trầy xước. Bạn cần kiểm tra bảng hiện dầu, bổ sung đủ lượng dầu để hệ thống thước lái hoạt động bình thường.

Nặng tay lái khiến người điều khiển mất nhiều sức lực để điều chỉnh vô lăng

Nặng tay lái khiến người điều khiển mất nhiều sức lực để điều chỉnh vô lăng

4.4. Hệ thống lái phát ra tiếng kêu

Trong trường hợp đang di chuyển mà tài xế nghe thấy âm thanh lạ từ vô lăng, đây có thể là dấu hiệu báo xe bạn đang gặp vấn đề. Điều này xảy ra do sự liên kết các bộ phận, động cơ bị lỏng lẻo. Trong trường hợp này, bạn cần nhanh chóng bổ sung thêm dầu trợ lực cho xe. Nếu sau khi bổ sung dầu mà tình trạng của xe không cải thiện, hay đem xe đến cơ sở sửa chữa để được giúp đỡ.

Hệ thống động cơ xuất hiện tiếng kêu, âm thanh lạ chính là dấu hiệu hư hỏng thước lái

Hệ thống động cơ xuất hiện tiếng kêu, âm thanh lạ chính là dấu hiệu hư hỏng thước lái

4.5. Thước lái bị chảy dầu

Thước lái ô tô là gì? Đâu là cách xử lý phù hợp khi thước lái bị chảy dầu? Nếu phát hiện có chất lỏng chảy ra từ ô tô, có thể đây là chất lỏng đến từ trợ lực lái. Trong trường hợp này, bạn cần nhận nhận biết màu sắc để xác định nguyên nhân, vị trí chất lỏng. Nếu chất lỏng có bọt hoặc đổi màu, khả năng lớn có nước hoặc không khí đã xâm nhập vào hệ thống. Bạn cần nhanh chóng đem xe đến trung tâm sửa chữa để khắc phục tình trạng này.

Hệ thống thước lái bị chảy dầu sau thời gian dài hoạt động

Hệ thống thước lái bị chảy dầu sau thời gian dài hoạt động

4.6. Lốp bị mòn nhưng không đều

Một trong những nguyên nhân chính khiến lốp xe mòn không đều là do hệ thống thước lái bị hỏng. Điều này làm người điều khiển xe dễ bị lệch hướng, khó khăn trong việc di chuyển và giải quyết các tình huống bất ngờ. Hãy nhanh chóng tìm trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra thước lái và thay thế lốp xe để đảm bảo sự an toàn cho chuyến đi.

Thước lái hỏng khiến bánh xe mòn nhưng không đều gây khó khăn trong di chuyển

Thước lái hỏng khiến bánh xe mòn nhưng không đều gây khó khăn trong di chuyển

5. Thời điểm cần bảo dưỡng thước lái xe ô tô

Thước lái ô tô là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều khiển hướng xe trong quá trình di chuyển. Chính vì vậy, bạn cần đảm bảo chất lượng thước lái của xe ô tô luôn trong tình trạng tốt nhất. Chủ xe cần bảo dưỡng thước lái ô tô định kỳ sau 6 - 12 tháng hoặc 8.000 - 10.000 km vận hành. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bảo dưỡng thước lái khi gặp các trường hợp sau:

  • Nặng tay lái khi lái xe tốc độ thấp: Đây là cảm giác dẫn đến mất sức lực và tình huống nguy hiểm khi di chuyển của tài xế. Nguyên nhân có thể là do dầu trợ lực thấp, bơm trợ lực hỏng, hoặc thước lái bị hỏng.
  • Tay lái trả chậm: Trường hợp này thường đi kèm với tình trạng tay lái nặng. Có thể xe của bạn đang thiếu áp suất lốp, góc đặt bánh xe sai hoặc hệ thống trợ lực hoạt động kém.
  • Vành tay lái rung: Các bộ phận như khớp nối, khớp bẻ lái, và trục trung gian sau thời gian sử dụng có thể bị mòn gây ra sự rung lắc tay lái. Bên cạnh đó, tình trạng ổ bi đỡ truyền động hoặc lốp cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự ổn định của tay lái.
  • Hệ thống có tiếng kêu khi đánh lái: Thông thường, đây chính là dấu hiệu của thước lái bị hỏng. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu nếu các bộ phận khác như các khớp nối hoặc bơm trợ lực hỏng.
  • Thước lái chảy dầu: Thước lái hỏng có thể dẫn đến tình trạng chảy dầu. Trong trường hợp này, người lái cần kiểm tra và khắc phục để tránh gặp nguy hiểm khi điều khiển.

Chủ xe cần tìm hiểu khi nào cần cân chỉnh thước lái xe ô tô

Chủ xe cần tìm hiểu khi nào cần cân chỉnh thước lái xe ô tô

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi thước lái ô tô là gì? Ngoài ra, bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống này. Bên cạnh đó, chủ xe cũng cần biết được khi nào cần thay thước lái ô tô để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Theo dõi Wuling EV Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Chế độ lái Eco là gì? Nguyên lý và tầm quan trọng của Eco

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận